Hà Tĩnh: Người tàn tật bị “chặn” trợ cấp
Đó là tình cảnh của nhiều người tàn tật nặng tại Hà Tĩnh thuộc diện hưởng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007 và Nghị định 28/2012.
Bỏ sót đối tượng
Gia đình chị Nguyễn Thị Soa (thôn 4, xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ) có con gái là Lê Thị Lan Anh, sinh năm 1992, bị mất trí, tâm thần, động kinh bẩm sinh. Mọi sinh hoạt cá nhân đều phải có sự trợ giúp của người khác. Theo quy định của Nghị định 67, cháu Lan Anh được hưởng chế độ bảo trợ, gia đình chị Soa đã làm hồ sơ đề nghị xét nhưng cán bộ xã từ chối vì “không thuộc diện hộ nghèo”.
Tương tự, gia đình anh Nguyễn Hùng (thôn 5, xã Bùi Xá) có con trai là Nguyễn An, sinh năm 2003, bị câm, điếc bẩm sinh, mất trí và bị động kinh. Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh xác định: Cháu An “sức khoẻ rất yếu, mất khả năng học tập và sinh hoạt”, nhưng cũng không được xét trợ cấp.
Cháu Lê Huy Anh bị tàn tật nằm một chỗ mà cũng bị “chặn” tiền bảo trợ
Video đang HOT
Ở xã Đức Lạng (Đức Thọ) cũng có nhiều đối tượng bị bỏ sót. Lần theo địa chỉ, chúng tôi đến gặp ông Võ Quang Châu, sinh năm 1957 (thôn 7) có 6 năm công tác và trực tiếp chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, Campuchia. Ông phục viên được 5 năm thì bị ốm nặng để lại di chứng “liệt nửa người bên trái, sa sút trí tuệ, viêm phế quản mãn tính, giảm thị lực 2 mắt (2/10), mất răng hàm trên”.
Hiện tại, ông rất yếu, mất khả năng lao động và tự phục vụ bản thân, sức khoẻ loại 5 (Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh kết luận) mà vẫn chưa được làm hồ sơ xét trợ cấp. Ông Châu rất buồn vì chính sách bị “ách tắc” ngay ở cấp xã, là cấp mà lẽ ra phải hướng dẫn người dân về giấy tờ để họ được hưởng quyền lợi của mình.
Lằng nhằng việc giám định và chi trả
Không chỉ bỏ sót, nhiều trường hợp người tàn tật bị xác nhận sai hệ số, hoặc bị ăn chặn tiền bảo trợ. Ông Lê Tiến (thôn 4, xã Kim Lộc, huyện Can Lộc) có con gái là Lê Thị Thuận bị tâm thần đã hơn chục năm. Qua thời gian, bệnh tình chị Thuận ngày càng nặng thêm (chửi bới cả ngày đêm, xé bỏ cả quần áo, ra ngoài chạy nhảy…) nhưng chỉ được nâng từ hệ số 1 lên 1,5, tương ứng với 270.000 đồng/tháng.
Ông Lê Tiến nói: “Tôi cũng được biết Nghị định 13/2010/NĐ-CP quy định “người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ” được hưởng hệ số 2 (360.000 đồng/tháng). So với thực tế bệnh tật của con tôi, cháu phải được hưởng hệ số 2, không hiểu sao Hội đồng xét duyệt cấp xã lại không xét đúng hệ số”.
Anh Lê Thành (thôn Yên Thành, xã Đức Đồng, Đức Thọ) cho biết: “Tôi có 2 đứa con tàn tật bẩm sinh – một đứa nằm liệt giường hơn 26 năm và đã qua đời được 4 năm, còn thằng em thì bị tâm thần, tàn tật… Nhưng khi làm thủ tục xét trợ cấp thì cán bộ xã yêu cầu phải đưa đi bệnh viện tỉnh để khám. Tiền đi khám thì không có, thôi thì họ cho được mấy thì cho”.
Cũng tại xã Kim Lộc, cháu Đồng Hương Linh – con anh Đồng Quốc Sự (thôn 3) đã được xét quyết định hệ số 2, nhưng tại xã, gia đình cháu vẫn lĩnh hệ số 1. Chúng tôi tới Phòng LĐTBXH huyện Can Lộc thì được ông Phan Anh – Phó Trưởng phòng xác nhận cháu Linh được hưởng hệ số 2 theo Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 18/2/2011.
Trở lại xã Kim Lộc thì ông Đỗ Viết Thống – Chủ tịch UBND xã Kim Lộc và ông Vinh – phụ trách LĐXH vẫn khẳng định: “Trường hợp cháu Linh được hưởng 180.000 đồng/tháng”. Thế nhưng, chỉ 20 phút sau khi hỏi về hệ số bảo trợ của cháu Linh, gia đình cho chúng tôi biết: “Người phụ trách LĐXH đã đưa tiền đến trả phần chênh lệch hệ số 2.520.000 đồng”, tương đương với số tiền 14 tháng từ khi cháu Linh được xét lên hệ số 2.
Tương tự, cháu Lê Huy Anh, sinh năm 2002, con anh Lê Huy Dũng (xóm Thượng, xã Thạch Hạ, TP. Hà Tĩnh) được hưởng mỗi tháng 240.000 đồng, nhưng khi thay đổi mức chuẩn trợ cấp xã hội, cán bộ xã vẫn không chi cho Dũng 360.000 đồng/tháng. Cho tới tận khi phóng viên về làm việc, cháu mới được cán bộ xã hoàn trả lại tiền chênh lệch.
Theo 24h
Đằng sau vụ kẻ tâm thần bắt cóc con tin
Dễ dàng gây hấn, chém người dã man. Người tâm thần không nhận thức được hành vi, nếu quản lý không chặt chẽ sẽ gây nguy hiểm cho gia đình và xã hội.
Sau vụ người tâm thần vào trường học bắt cóc con tin ở TP.HCM, các bác sĩ đã lên tiếng.
Nhiều năm làm việc trong ngành khám, chữa bệnh tâm thần, Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y Tâm thần TP.HCM chứng kiến không ít vụ án dã man, thương tâm do người bị bệnh tâm thần gây ra.
Bình thản sau khi gây trọng án
Có trường hợp, kẻ gây án ngày thường rất hiền lành, không tiền án, tiền sự khiến người xung quanh mất cảnh giác. Hậu quả của các vụ án do các đối tượng này gây ra đa số hết sức nặng nề, nghiêm trọng.
Chỉ cách đây vài hôm, bác sĩ Quang chứng kiến một người tâm thần gây án hết sức kinh hoàng.
Đối tượng tên là T. T. K., SN 1990, ngụ tại quận 12, TP.HCM.
K. có tiền sử bị động kinh, bố đẻ của K. từng phải điều trị bệnh tâm thần.
Trong lúc K. đang nằm ở võng trong nhà, cháu bé N. T. T. T., SN 2006 cầm ly sinh tố chạy sang chơi. Chỉ vì cháu T. vô ý làm đổ ly nước trúng người K mà tên này nhẫn tâm rút con dao dài 40cm để chém tới tấp 30 nhát về phía nạn nhân.
Mẹ của K. trên gác nghe tiếng cháu T. kêu cứu chạy xuống can ngăn nhưng không được. Lợi dụng lúc kẻ sát nhân lơ là, cháu T. chạy ra đường nhưng vẫn bị tên K đuổi theo, truy sát.
Bố cháu T. là ông N. thấy con gái gặp nạn, chạy ra bế, ai ngờ bị tên K. chém luôn 3 nhát vào lưng.
Nhờ người dân đuổi đánh, bắt giữ K. nên bố con ông N mới được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy.
Sau khi cấp cứu, may mắn ông N. chỉ bị thương ngoài da, còn cháu T. đa chấn thương vùng đầu, cổ, vai, tay và bị liệt.
Sau khi thăm khám cho tên K., bác sĩ Quang cảm thấy rợn người: "Hắn ta rất tỉnh táo, bình thản, nhớ rõ từng chi tiết vụ án. Hắn nói chém bé T. vì bé làm đổ nước vào người mình. Nhìn nét chữ của hắn trong bản tường trình tôi cảm thấy bất an.
Nét chữ như vẽ, rất kỳ lạ. Đối với kẻ có tâm lý bất ổn thì đôi khi viết chữ được coi như một trò chơi. Với những đối tượng như vậy ta không thể lường trước được khi nào họ lên cơn kích động. Rất nguy hiểm!".
Gây án ngoài cơn vẫn phải chịu tội
Tuy nhiên, bác sĩ Quang cũng nhấn mạnh, không phải ai có dấu hiệu tâm thần gây tội ác đều thoát án. Cơ quan chức năng sẽ xác định kẻ đó gây án trong lúc lên cơn hay ngoài cơn. Nếu trong lúc lên cơn, mất kiểm soát năng lực hành vi thì bị điều trị tâm thần bắt buộc.
Vụ bắt cóc con tin do Cao Quốc Huy thực hiện gây chấn động dư luận. Kẻ gây án từng điều trị bệnh tâm thần. Ảnh: VietNamNet
Còn nếu kẻ đó gây án khi không lên cơn vẫn phải chịu chế tài của pháp luật như thường, chỉ được xem xét tình tiết giảm nhẹ thôi.
Còn rất nhiều trường hợp người tâm thần không được kiểm soát chặt chẽ đã gây án.
Đó là vụ tên Cao Quốc Huy, 28 tuổi, ngụ tại quận Tân Bình đã thực hiện hành vi khống chế trẻ em mầm non gây chấn động dư luận vào ngày 11/10.
Tên Huy uy hiếp cô, trò trường mầm non 10A, đặt ra điều kiện y chang phim hành động Mỹ: Một xe 26 chỗ, vé máy bay và 3,5 triệu đồng.
Rất may, lực lượng công an đã làm chủ được tình hình, giải cứu con tin, không để xảy ra án mạng.
Sau khi bị bắt giữ, dư luận mới biết tên Huy từng điều trị tâm thần tại Biên Hòa.
Mới đây (ngày 15/10), bác sĩ Quang tiếp nhận một vụ người con bị tâm thần, nhậu say về nhà giết chết mẹ.
Hay tại quận 8, TP.HCM, một vụ án kinh hoàng đã từng xảy ra. Cháu bé 21 tháng tuổi bị chính dì ruột giết hại.
Cháu bé đáng thương này từng bị người dì tâm thần nhiều lần giết hụt như ném xuống ao, dùng keo dán mắt mũi, nhét nắm thuốc vào miệng. Những lần đó nhờ có người phát hiện kịp thời nên cháu bé thoát chết. Tuy nhiên, lần cuối cùng không may mắn như vậy.
Các câu chuyện trên như hồi chuông cảnh tỉnh đối với những gia đình có người bị tâm thần, đặt ra bài toán về sự kiểm soát người tâm thần tại gia cho xã hội.
Bên cạnh đó, những gia đình có con nhỏ sống cạnh nhà có người tâm thần phải nâng cao cảnh giác, không để trẻ chạy chơi gần người tâm thần sinh sống.
"Đã biết nhà đó có người tâm thần, cha mẹ còn để con chạy sang chơi, khi xảy ra hậu quả, chính bản thân phụ huynh cũng phải gánh trách nhiệm.
Hoặc những gia đình đã biết có thành viên bị tâm thần mà còn để đối tượng chăm sóc, trông trẻ thì cơ sự xảy ra là điều khó tránh", bác sĩ Quang nói.
Theo Dantri
Ra tòa mới... tâm thần Sau khi bị bắt, bà chủ khách sạn Quang Phát cùng con gái bỗng nhiên xuất trình... giấy chứng nhận tâm thần. Ngoài những trường hợp người tâm thần bỗng dưng gây án, có những người sau khi bị bắt, thậm chí ra đến trước vành móng ngựa mới bất ngờ xuất trình... giấy chứng nhận tâm thần, như một "lệnh bài" để...