Hà Tĩnh: Người dân tự ý phá kết cấu giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A
Từ năm 2017 đến nay, chính quyền các cấp của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, không làm đường gom khiến nhiều hộ dân đã tự ý phá dỡ tường hộ lan để làm đường đấu nối trực tiếp vào Quốc lộ 1A.
Tấm thanh sắt chắn ngang của hộ lan bị tháo vứt ngổn ngang. (Ảnh: Phan Quân/TTXVN)
Hiện nay, trên tuyến Quốc lộ 1A, đoạn qua xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện tình trạng người dân tự ý phá dỡ tường hộ lan mềm bằng cách nhổ trụ, tháo thanh sắt vứt ngổn ngang bên vệ đường.
Điều này không chỉ phá hoại kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Qua tìm hiểu của phóng viên, năm 2017, xã Việt Tiến có quy hoạch và bán một số lô đất tại thôn Hòa Bình cho nhiều hộ dân nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 1A.
Theo quy định sau khi mua đất, các hộ dân làm nhà ở chỉ được đấu nối vào Quốc lộ 1A thông qua đường nhánh, đường gom.
Tuy nhiên, từ năm 2017 đến nay, chính quyền các cấp của huyện Thạch Hà không làm đường gom khiến nhiều hộ dân đã tự ý phá dỡ tường hộ lan để làm đường đấu nối trực tiếp vào Quốc lộ 1A.
Giải thích về việc chậm làm đường gom cho các hộ dân, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Thạch Hà cho biết địa phương đã có hai công văn gửi Cục Quản lý Đường bộ II; Chi cục Quản lý Đường bộ II.3 và Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO 4, xem xét, tạo điều kiện mở tường hộ lan đoạn km 501 260 đến km 501 300 trên tuyến Quốc lộ 1A (phải tuyến) nhằm giúp các hộ dân có lối đi vào thi công công trình nhà ở dân cư.
Ngân sách của xã và huyện còn khó khăn nên chưa có đủ kinh phí xây dựng đường gom như theo quy hoạch.
Video đang HOT
Trả lời các công văn nói trên của huyện Thạch Hà, Cục Quản lý Đường bộ II đã có văn bản số 233/CQLĐBII-ATGT khẳng định việc mở tường hộ lan mềm như đề nghị của huyện Thạch Hà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục.
Đồng thời, đơn vị đã hướng dẫn huyện Thạch Hà báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, lập quy hoạch các điểm đấu nối đường nhánh vào Quốc lộ 1A theo quy định tại Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sửa đổi bổ sung tại Thông tư 35/2017/TT-BGTVT) gửi về Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam để xem xét, thỏa thuận.
Người dân phá dỡ hộ lan để đấu nối trực tiếp từ tuyến Quốc lộ 1A vào đất vườn nhà. (Ảnh: Phan Quân/TTXVN)
Ông Võ Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Đường bộ II.3, cho biết để xảy ra tình trạng trên là do trước khi phân lô, bán nền, chính quyền địa phương không làm đường gom, đường nhánh cho người dân như theo quy hoạch.
Vì vậy, đối với những trường hợp vi phạm, đơn vị đã lập biên bản xử phạt hành chính đồng thời sẽ gửi công văn nhắc nhở địa phương cần chấm dứt tình trạng nêu trên. Nếu không giải quyết dứt điểm, đơn vị sẽ báo cáo cấp trên và ra quyết định cưỡng chế./.
Kế hoạch xóa 7 điểm đen tai nạn giao thông ở TP.HCM
Sở GTVT TP.HCM đưa ra các giải pháp công trình và phi công trình để xóa bảy điểm đen tai nạn giao thông trên địa bàn TP.
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết: Công tác xử lý điểm đen tai nạn giao thông (TNGT) là một trong bảy nhiệm vụ trọng tâm thuộc nhóm giải pháp "Khai thác hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu" của chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm TNGT giai đoạn 2016-2020. Hiện tại, TP.HCM vẫn còn bảy điểm đen TNGT cần được xóa bỏ.
Triển khai nhiều biện pháp hạn chế tai nạn
Bảy điểm đen giao thông trên địa bàn TP gồm: Trước nhà 235 Nguyễn Văn Cừ, quận 1; đường Võ Văn Kiệt, đoạn từ đường Yersin đến đường Nguyễn Thái Học, quận 1; đường Nguyễn Duy Trinh, quận 2; nút giao Mỹ Thủy, quận 2; cầu Nguyễn Tri Phương, quận 5; cầu Sài Gòn 2, quận Bình Thạnh; vòng xoay An sương, quận 12 và huyện Hóc Môn.
Theo ghi nhận của PV, đường Nguyễn Duy Trinh (quận 9) và nút giao Mỹ Thủy (quận 2) là hai điểm đen TNGT khiến nhiều người ngao ngán nhất.
Cụ thể, tại đường Nguyễn Duy Trinh, lượng xe container di chuyển vào hai cảng Cát Lái và Phú Hữu rất lớn. Xe container và xe tải hầu như chiếm các làn đường khiến người đi xe máy phải leo lên vỉa hè để thoát khỏi "ma trận" này.
Theo quan sát, dọc đường này, Sở GTVT và UBND quận 2 đã lắp biển cảnh báo nguy hiểm để các tài xế lưu ý khi di chuyển qua đây.
Sở GTVT cũng chỉ đạo các đơn vị tiếp tục theo dõi, rà soát hệ thống biển báo giao thông đường bộ; duy tu, sửa chữa mặt đường; lắp đặt mô giảm tốc trên đoạn đường này.
Đồng thời, tại đây đơn vị chức năng cũng tăng cường giám sát qua hệ thống camera, cung cấp hình ảnh, video các trường hợp vi phạm, đặc biệt là tình trạng lưu thông vào giờ cấm.
Ngoài ra, sở này cũng đề nghị chủ đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan sớm đẩy nhanh tiến độ mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh lên 30 m.
Tại nút giao Mỹ Thủy, so với trước đây, tình trạng kẹt xe, xung đột giao thông đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, để tách riêng dòng xe máy và xe container thì cần phải thi công hoàn chỉnh dự án nút giao thông này.
Theo ghi nhận, các nhà thầu đang tiếp tục thi công nhiều hạng mục cầu Mỹ Thủy 3 (thuộc dự án nút giao Mỹ Thủy).
Người đi xe máy phải leo lên lề để tránh xe container. Ảnh: ĐÀO TRANG
Nhiều giải pháp được thực hiện
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết tiêu chí xác định điểm đen là tình hình TNGT xảy ra trong một năm thuộc một trong các trường hợp sau: Hai vụ TNGT có người chết; ba vụ tai nạn trở lên, trong đó có một vụ có người chết; bốn vụ tai nạn trở lên nhưng chỉ có người bị thương.
Về kế hoạch xóa các điểm đen giao thông năm 2020, Sở GTVT sẽ chủ trì, phối hợp với Công an TP, UBND các quận, huyện và các sở, ban, ngành liên quan tập trung triển khai các giải pháp thông qua việc xây dựng kế hoạch chi tiết đối với từng điểm.
Trong đó chủ yếu thực hiện theo hai nhóm giải pháp chính là công trình và phi công trình.
Đối với giải pháp công trình: Tập trung đẩy nhanh tiến độ phê duyệt các dự án giao thông theo quy định; đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng; nhanh chóng thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Đối với giải pháp phi công trình: Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, hiệu quả; bảo trì hệ thống hạ tầng đường bộ hiện hữu; cải tạo kích thước hình học, lắp đặt bổ sung hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông, dải phân cách...
Đồng thời, các đơn vị chức năng tăng cường công tác xử lý vi phạm; công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; phối hợp xử lý các sự cố thông qua các nhóm phản ứng nhanh của TP.
Thời gian qua, Sở GTVT đã tổ chức phân luồng giao thông, cấm một số loại xe tải lưu thông trên phần đường hỗn hợp tại khu vực điểm đen đường Nguyễn Văn Linh; tăng giờ cấm xe tải lưu thông trên đường Nguyễn Duy Trinh.
Tại vòng xoay Mỹ Thủy, Sở GTVT tách pha đèn dành cho xe hai bánh đi thẳng không lưu thông cùng thời điểm pha đèn dành cho ô tô rẽ phải. Sở GTVT cũng bổ sung vạch sơn kẻ chữ số tốc độ tối đa cho phép, vạch sơn kênh hóa dòng xe; bổ sung 29 biển cảnh báo; tăng cường phản quang tại các đầu dải phân cách.
Ngoài ra, tại các khu vực điểm đen, sở sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong xử phạt như bổ sung camera giám sát, xử phạt nguội.
Công an xác định nguyên nhân ban đầu vụ tại nạn thảm khốc làm 8 người tử vong ở Bình Thuận Nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở Bình Thuận làm 8 người tử vong được xác định do xe ô tô khách biển số 86B-010.87 đi không đúng phần đường. Bộ Công an đã chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) và Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận khẩn trương triển...