Hà Tĩnh: Một nam bệnh nhân nghi bị mắc bạch hầu
Có các biểu hiện nghi mắc bệnh bạch hầu, nên bệnh nhân P.H.D (56 tuổi, trú xã Hà Linh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) đã được làm thủ tục chuyển lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để điều trị.
Khu vực cách ly bệnh nhân D. khi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
Ngày 10/7, thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết, bệnh viện vừa làm thủ tục chuyển một nam bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư ( Hà Nội) để xét nghiệm, điều trị với chẩn đoán theo dõi bệnh bạch hầu. Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân D. đi từ tỉnh Đắk Lắk về cách đây 5 ngày, sau đó xuất hiện đau rát họng, đau cổ, ngứa niêm mạc mắt, không sốt, không nôn, đại tiểu tiện bình thường nên được người thân đưa đến bệnh viện tuyến huyện điều trị.
Do điều trị không cải thiện, bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh khám và điều trị.
Tại đây, bệnh nhân được nội soi tai mũi họng có giả mạc màu nâu, bám dính, dễ chảy máu, không gây chèn đường thở, các bác sĩ tại bệnh viện chẩn đoán theo dõi bạch hầu.
Video đang HOT
Đến cuối chiều 9/7, bệnh nhân D. được chuyển tuyến đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư để xét nghiệm khẳng định bệnh và điều trị.
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh cho hay, qua các biểu hiện và kết quả nội soi ban đầu, bệnh nhân D. nghi bị bệnh bạch hầu, ngành y tế vẫn đang đợi kết quả xét nghiệm khẳng định từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư.
Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh, đến nay đã xác định có 20 người tiếp xúc với bệnh nhân D. và đang yêu cầu những người này hạn chế tiếp xúc với người xung quanh. Trong trường hợp bệnh nhân D. có kết quả xét nghiệm dương tính, ngành y tế sẽ thực hiện biện pháp cách ly đối với những người từng tiếp xúc.
Lý do trẻ dễ tái phát viêm xoang sau khi đi bơi
Nước khử trùng Clo tại các bể bơi sẽ dễ gây ra kích ứng niêm mạc mũi và xoang. Đó là lý do trẻ có tiền sử bệnh xoang dễ tái phát bệnh khi đi bơi mùa hè này.
Bác sĩ nội soi tai mũi họng cho bệnh nhi.
Từ giữa tháng 5 đến nay, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh tiếp nhận hơn 50 trẻ đến khám vì viêm xoang tái phát sau khi đi bơi, trong đó chủ yếu trẻ từ 7-12 tuổi.
Có tiền sử bệnh xoang, sau 2 tuần đi bơi, bé N.K.H. (10 tuổi) bị nghẹt mũi, hắt xì liên tục, sổ mũi. H. được gia đình cho sử dụng lại đơn thuốc cũ của bác sĩ kê cách đó 3 tháng nhưng triệu chứng không đỡ. Tình trạng đau đầu, nhức và sưng mặt, đau gò má, nghẹt mũi, nước mũi màu vàng vẫn không thuyên giảm.
Sau khi khám lâm sàng, khai thác bệnh sử và nội soi tai mũi họng, bác sĩ Hằng cho biết H. tái phát viêm xoang, dịch mủ nhầy, phù nề niêm mạc mũi xoang. Bác sĩ chỉ định hút dịch để thông thoáng xoang, kê thuốc uống và thuốc xịt rửa mũi.
Bác sĩ yêu cầu bệnh nhi không được đi bơi trong giai đoạn này, không để mắc mưa, không đến nơi khói bụi và cần tái khám sau 1 tuần để bác sĩ tiếp tục theo dõi và điều trị dứt điểm bệnh.
H.L.P. (8 tuổi, quê Quảng Ngãi) được mẹ dẫn vào tái khám sau 1 tuần điều trị viêm xoang tái phát. P. có bệnh sử viêm xoang, nghẹt mũi, khó chịu ở mũi, hắt xì mỗi khi thời tiết giao mùa, khi nằm máy lạnh, "nhạy cảm" với dị nguyên. Mùa hè này, ngoài tắm biển, bệnh nhi còn bơi ở hồ bơi công cộng.
Sau khi nội soi tai mũi họng, bác sĩ Hằng cho biết hai bên khe mũi xoang P. nhiều dịch nhầy đặc, chảy từ cửa mũi sau xuống họng, niêm mạc cuốn mũi phù nề. P. cũng được chỉ định hút dịch giúp xoang thông thoáng, xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày kèm uống thuốc theo toa bác sĩ; không được đi bơi giai đoạn này.
Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, viêm xoang là tình trạng niêm mạc xoang cạnh mũi bị viêm, tích tụ chất lỏng, chất nhầy, lỗ thông từ xoang ra mũi bị tắc nghẽn. Trẻ viêm xoang vốn dĩ rất "nhạy cảm" với dị nguyên. Clo trong nước hồ bơi có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và xoang trẻ, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm khiến bệnh tái phát hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm xoang hiện có.
Hiệp hội Nhi khoa Tai mũi họng (PENTA) thuộc Bệnh viện Nhi ở Alabama (Hoa Kỳ) khuyến cáo trẻ em có thể bị viêm xoang do đi bơi ở hồ bơi hoặc vùng nước tự nhiên trong mùa hè. Nguyên nhân do nguồn nước có Clo hoặc nước không hợp vệ sinh xâm nhập vào mũi trẻ gây kích ứng mũi xoang.
Trẻ có bệnh sử viêm xoang, sau khi đi bơi thường thấy ngứa mũi, đau nhức mũi, nghẹt mũi kéo dài, đau đầu. Nặng hơn, trẻ có thể đau mặt, đau đầu, không thở được, xì ra nước mũi màu vàng xanh, mùi hôi tanh, nước mũi chảy xuống họng.
Vậy trẻ viêm xoang có phải bỏ đi bơi không? Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Hằng cho biết, không phải viêm xoang thì phải từ bỏ sở thích đi bơi. Với trẻ, ba mẹ nên lưu ý và hướng dẫn kỹ cho trẻ để ngừa viêm xoang tái phát.
"Người có tiền sử viêm xoang nên tránh bơi lội ngay sau khi hồ bơi được xử lý bằng Clo vì lúc này nồng độ Clo rất cao; sử dụng nút bịt tai và kẹp mũi khi bơi; có thể bơi ngửa để hạn chế nước tràn vào mũi, họng; tắm lại ngay sau khi bơi.
Trước khi bơi nên chuẩn bị nước nhỏ mũi, nước muối súc họng; khi bơi hạn chế tối đa sặc nước, uống nước hồ bơi; nên tắm ngay, làm sạch mũi họng sau khi bơi", bác sĩ Hằng khuyến cáo.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh, trẻ không bơi quá lâu để cơ thể và hệ hô hấp nhiễm lạnh, không bơi quá nhiều lần trong tuần, chỉ nên bơi tầm 30 phút và khoảng 2 lần/tuần. Nếu không may sặc nước, hãy xì sạch nước ra khỏi mũi, nghiêng đầu, lắc nhẹ đầu và kéo thẳng vành tai để nước trong tai chảy ra ngoài.
Đặc biệt, trẻ lưu ý không đi bơi vào thời điểm viêm xoang tái phát với các triệu chứng đang cao trào. Nếu bệnh vừa khởi phát, nên tạm hoãn việc đi bơi và dùng thuốc theo toa bác sĩ để giảm triệu chứng.
BVĐK tỉnh Hà Tĩnh cập nhật ứng dụng laser trong điều trị bệnh trĩ Việc được cập nhật công nghệ laser trong lĩnh vực tiêu hóa sẽ góp phần nâng cao năng lực cấp cứu, điều trị của các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Chiều 6/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ laser trong điều trị trĩ với sự tham gia của các bác...