Hà Tĩnh mất mùa 600 tỉ đồng: Phạt đúng luật “gãi ngứa”…
Bộ NN&PTNT đã lên tiếng trước mức xử phạt như “gãi ngứa” với Công ty cung cấp giống Thiên ưu 8 trong vụ thiệt hại 600 tỉ đồng tại Hà Tĩnh.
Bộ NN&PTNT đã xử phạt 25 triệu đồng cho hành vi vi phạm nhãn mác “quảng cáo” với Công ty cung cấp giống Cây trồng Trung ương (VINASEED), đơn vị cung ứng giống lúa Thiên ưu 8 khiến nông dân Hà Tĩnh thiệt hại hơn 600 tỉ đồng trong vụ xuân 2017. Nhiều ý kiến tỏ ra bức xúc với mức xử phạt như “gãi ngứa” này.
Chiều 24/7, trả lời Báo Đất Việt, ông Nguyễn Hồng Sơn – Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đã có những chia sẻ trước thông tin trên.
Ông Sơn cho rằng, theo quy định hiện hành, mức phạt được áp dụng là cao nhất đối với hành vi vi phạm ghi sai nội dung trên nhãn mác, bao bì và không thể xử phạt cao hơn.
Thông tin quảng cáo về giống lúa Thiên ưu 8. Ảnh: Lao Động
Đồng thời, khi nhận được tin dịch đạo ôn xảy ra ở Hà Tĩnh, Cục đã cử nhiều đoàn cán bộ đến địa phương sớm làm rõ nguyên nhân và bàn giải pháp khắc khục.
Ngày 03/07, trong qua trình tiến hành thanh tra, đoàn thành tra đã phát hiện vi phạm của công ty trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa, đoàn thanh tra tiến hành lập biên bản về những sai phạm của Công ty.
Video đang HOT
Cục trưởng Cục trồng trọt đã chia sẻ thêm: báo cáo “Tổng kết sản xuất vụ Đông 2016 và sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân 2016 – 2017, triển kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu, Mùa 2017″ của 31 tỉnh, thành phố phía Bắc gửi về trong vụ Xuân 2017, giống Thiên ưu 8 đã được trồng ở nhiều địa phương.
Theo kết quả này, ở một số tỉnh thành, việc sử dụng giống lúa Thiên ưu mang lại năng suất tốt, được tỉnh khuyến cáo mở rộng diện tích giống lúa này cho các vụ sau. Cụ thể, tại Nghệ An: Vụ Xuân 2017 gieo cấy 23.000 ha giống Thiên ưu 8, năng suất bình quân đatỵ 65-70 tạ/ha, có biệt có nơi đạt 75-80 tạ/ha.
Tại Quảng trị, trong vụ Xuân 2017, Quảng Trị tiếp nhận 176 tấn giống lúa Thiên ưu 8 từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và mua gần 100 tấn từ Công ty GCT. Tổng kết xu Xuân 2017 cho thấy giống Thiên ưu 8 sinh trưởng phát triển tốt, chịu rét, chống đổ, Năng suất bình quân đạt 60-65 tạ/ha, nơi thâm canh tốt đạt 75-80 tạ/ha.
“Mặc dù đã có sự cố dịch đạo ôn xảy ra với giống Thiên ưu 8 tại Hà Tĩnh trong vụ Xuân 2017 nhưng trong vụ Hè Thu và vụ Mùa 2017 vẫn có 19/31 Sở Nông nghiệp và PTNT đưa giống Thiên ưu 8 vào cơ cấu giống sản xuất trong vụ Hè Thu và vụ Mùa 2017 (chiếm 61,3%) gồm có: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hòa Bình, Thanh Hóa,…”, ông Sơn trích từ thông tin báo cáo.
Một điều đáng chú ý được ông Sơn cung cấp, theo báo cáo “Kết quả xác định nguyên nhân gây bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa Thiên ưu 8 vụ Xuân 2017 tại Hà Tĩnh” của Hội đồng xác định nguyên nhân gây bệnh đạo ôn trên giống lúa Thiên ưu 8 vụ Xuân 2017 gửi các cơ quan chức năng, đơn vị cũng nêu rõ măc du bi dich đao ôn cô bông gây hai vu Đông Xuân 2017, Hôi đông khoa hoc đôc lâp cua tinh Ha tinh vân đanh gia Thiên ưu 8 la giông lua cho năng suât cao, thich ưng rông va chât lương cơm gao tôt.
Hội đồng đề nghị cho tiếp tục cơ cấu giống Thiên ưu 8 với diện tích hợp lý, chủ động phòng trừ sâu bệnh và có sự quản lý, giám sát của các cấp và nhàng chuyên môn.
Để tình trạng như vụ xuân 2017 vừa qua tại Hà Tĩnh không tiếp diễn, ngoài các biện pháp can thiệp về chuyên môn, ông Sơn nhấn mạnh: “Thực tế cho thấy hiện nay không có giống cây trồng nào kháng được tuyệt đối với tất cả các đối tượng sâu, bệnh hại, vì vậy bên cạnh khả năng chống chịu của giống, việc chủ động điều tra, phát hiện và phòng trừ kịp thời trên đồng ruộng đang là giải pháp tích cực để hạn chế thiệt hại xảy ra tương tự như đối với giống Thiên ưu 8 ở Hà Tĩnh.
Trong tất cả các Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất và các văn bản chỉ đạo sản xuất, Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật luôn kiến nghị cơ quan chuyên môn các địa phương làm tốt công tác này”.
Theo_Báo Đất Việt
Lập bản đồ cứu trợ thiên tai cho miền Trung
Ngay khi xảy ra bão lũ, cán bộ Hội Chữ thập đỏ ở các địa phương sẽ cập nhật ngay hình ảnh, thiệt hại ở từng ấp, xã lên bản đồ. Những thông tin hữu ích này sẽ giúp các mạnh thường quân biết đồng bào thiên tai bị thiệt hại gì, đang cần giúp cái gì và nên giúp ở đâu.
Ngày 15/11, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam đã cho ra mắt Dự án hỗ trợ khắc phục và phòng chống thiên tai "Miền Trung yêu thương" do Hội đồng bảo trợ Chữ thập đỏ (VCRC) tổ chức thực hiện. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ bền vững cho 14 tỉnh/thành miền Trung (từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận) nhằm giúp người dân ứng phó và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra.
Thông tin, hình ảnh thiệt hại do thiên tai, bão lũ sẽ được cán bộ Hội Chữ thập đỏ và các đội phản ứng nhanh cập nhật trên bản đồ cứu trợ
Bà Trần Thị Hồng An - Phó Chủ tịch Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam, cho biết: "Trong những năm qua, Việt Nam đặc biệt là các tỉnh thành miền Trung liên tục đối mặt với nhiều thiên tai nghiêm trọng. Dự án "Miền Trung yêu thương" ra đời hướng đến hỗ trợ đồng bào 14 tỉnh miền Trung, ứng phó nhanh chóng cũng như kịp thời khắc phục hậu quả do thiên tai, biến đổi khí hậu gây ra".
"Qua dự án, những khóa tập huấn kỹ năng phòng chống bão lụt sẽ được tổ chức thường xuyên trên cơ sở thực tế của từng địa phương. Đặc biệt, Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam mong muốn từ các hoạt động của dự án "Miền Trung yêu thương" sẽ nâng cao ý thức của người dân về công tác phòng chống và khắc phục thiên tai 1 cách chủ động và hiệu quả hơn", bà An cho biết thêm.
Hợp phần quan trọng nhất của dự án là xây dựng bản đồ cứu trợ cho miền Trung với sự hỗ trợ từ cán bộ Hội Chữ thập đỏ các cấp và đội phản ứng nhanh ở từng tỉnh. Với cơ cấu hoàn chỉnh trải rộng đến từng xóm ấp, cán bộ Hội Chữ thập đỏ sẽ nhanh chóng cung cấp hình ảnh, thông tin thiệt hại do bão lũ tại địa phương của mình. Từ những thông tin, hình ảnh đó, đồng bào cả nước sẽ nhanh chóng tiếp cận được thông tin vùng bão lũ 1 cách chi tiết và đầy đủ.
Ông Nguyễn Tuấn Khởi - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng bảo trợ Chữ thập đỏ - mô tả: "Bản đồ google maps sẽ được tích hợp trên website của dự án mientrungyeuthuong.vn. Khi xảy ra thiên tai, cán bộ Hội Chữ thập đỏ các địa phương và đội phản ứng nhanh ở từng tỉnh sẽ sử dụng nút check in để cập nhật hình ảnh họ ghi nhận được với địa điểm được định vị chính xác trên bản đồ".
"Thông qua bản đồ cứu trợ, những nhà hảo tâm sẽ dễ dàng cập nhật, lựa chọn cách thức tiếp cận và hỗ trợ bà con đang trong vùng bị thiên tai, tránh trường hợp một vùng bị bão, lụt tập trung nhiều chuyến hàng từ thiện từ các mạnh thường quân nhưng những vùng bị thiệt hại khác lại không được biết tới để được hỗ trợ", ông Khởi cho biết thêm.
Ông Nguyễn Tuấn Khởi - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng bảo trợ Chữ thập đỏ, đang trình bày các nội dung chính của dự án Miền Trung yêu thương
Ngoài ra, đội phản ứng nhanh ở từng tỉnh cũng sẽ hỗ trợ công tác điều phối, cung cấp thông tin, hướng dẫn các đoàn cứu trợ từ thiện cho địa phương bị thiên tai. Website của dự án cũng cập nhật kịp thời diễn biến của thời tiết, dự báo thiên tai từ các cơ quan chuyên môn như Trung tâm khí tượng Quốc gia; cập nhật số liệu chính xác số liệu thiệt hại 1 cách nhanh nhất sau bão lũ nhằm giúp bà con có thể ứng phó, khắc phục thiên tai một cách hiệu quả và kịp thời.
Cũng trong buổi lễ này, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức tiếp nhận 5,45 tỷ đồng của Hội Chữ thập đỏ 16 tỉnh, thành và doanh nghiệp ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão số 12 (bão Damrey).
Từ đầu năm đến nay, thông qua Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã có gần 150 đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ tiền, hàng trị giá hơn 8,35 tỷ đồng góp phần hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả các đợt thiên tai. Riêng chương trình nhắn tin "Vì đồng bào vùng lũ" qua Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 (từ ngày 9/8 - 8/11) đã huy động được hơn 116.000 tin nhắn ủng hộ, tương đương hơn 2,3 tỷ đồng.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Hà Tĩnh: 400 hộ dân huyện Đức Thọ đang bị cô lập Nhằm đối phó với cơn bão số 3 sắp đổ bộ vào đất liền, chiều 18.7, tỉnh Hà Tĩnh đã phát văn bản hỏa tốc chỉ đạo các địa phương triển khai công tác sơ tán dân ở những vùng có nguy cơ lũ quét và sạt lở. Để chủ động ứng phó với lũ quét, sạt lở đất do bão số 3...