Hà Tĩnh: “luật làng” của xã Sơn Giang?
Dựa vào vị trí công việc, ông Võ Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh đã tự ý thông báo tới các chủ phương tiện khi lưu thông qua địa bàn xã này phải nộp phí 200.000đồng cho một lượt khi chưa được cấp trên cho phép.
Theo phản ánh của rất nhiều chủ phương tiện có ô tô trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho biết, trong quá trình lưu thông và vận chuyển hàng hóa mỗi khi đi qua tuyến đường liên xã Sơn Hồng, Sơn Lâm, Sơn Giang thuộc huyện Hương Sơn, họ đều bị phía cán bộ của UBND xã Sơn Giang ra thu số tiền 200.000 đồng.
Sau khi được hỏi về việc quy định nào cho phép việc thu tiền trên thì những cán bộ trên đã đưa ra một thông báo của UBND xã Sơn Giang do ông Chủ tịch xã Võ Văn Đức cho phép thu. Quá bức xúc trước “luật làng” của xã này, nhiều lái xe đã đi ngược phía đường 8 để né những “trạm phí” có một không hai của xã Sơn Giang đang áp dụng cao gấp nhiều lần so với các trạm thu phí đang hoạt động trên địa bàn cả nước. Nếu không đóng “hụi chết” cho phía UBND xã thì các chủ xe sẽ bị giữ phương tiện và bị xử lý theo quy định của luật giao thông đường bộ.
Video đang HOT
Ai cho phép UBND xã Sơn Giang ra thông báo trên? Ảnh Trần Đại
Theo tài liệu những “chủ khổ” xe tải cung cấp, ngày 2-4-2012, ông Võ Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Sơn Giang đã ra thông báo “Về việc thu phí vận chuyển đối với các phương tiện có tải trọng trên 10 tấn lưu thông trên tuyến đường WB1″ được gửi đến các đồng chí CA viên trên địa bàn 14 xóm và các chủ mua bán gỗ keo, mít trên địa bàn xã.
Lý do để thu số tiền 200.000 đối với mỗi lượt xe có trọng tải trên 10 tấn là tuyến đường WB1 từ cầu tràn Sơn Giang đến xã Sơn Lâm đã xuống cấp nghiêm trọng do các phương tiện có trọng tải lớn vận chuyển gỗ keo, gỗ mít và các vật liệu xây dựng khác đã lưu thông, làm hư hỏng tuyến đường trên. Vì thế, việc thu phí đường bộ của lãnh đạo xã Sơn Giang đối với chủ các phương tiện trên được bắt đầu thu từ 7 giờ 30, ngày 6-4-2012. Cái cớ để thu tiền các chủ phương tiện mà phía UBND xã Sơn Giang đưa ra là tu sửa đường hàng năm.
Qua tìm hiểu thực tế địa bàn xã Sơn Giang, trên địa bàn xã không có một điểm cân tải trọng xe cơ giới nào để xác định tải trọng trên 10 tấn để khẳng định là xe quá tải đi vào đường của xã Sơn Giang. Nhưng, nhiều chủ phương tiện vẫn phải làm luật và chỉ nhận được một phiếu thu có đóng dấu treo phía đầu cuống phiếu của UBND xã Sơn Giang.
Phải chăng, đây là “luật làng” ở xã Sơn Giang?
Phóng viên báo PL&XH sẽ tiếp tục thông tin sự việc trên.
Theo VNE
Điểm sáng "sức dân"
Từ nhiều năm qua, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội luôn đảm bảo vững vàng về ANTT. Chia sẻ những kinh nghiệm, cố gắng đạt được thành công bước đầu của địa bàn, Chủ tịch xã Tân Triều - ông Nguyễn Duy Tuấn đúc kết ngắn gọn: "Là nhờ sức dân".
Công an xã Tân Triều kiểm tra hành chính các cơ sở kinh doanh
có điều kiện, nhạy cảm về ANTT trên địa bàn để phòng ngừa vi phạm
Tiếng là "cấp" xã, nhưng dân số ở Tân Triều đông không kém các phường nội đô, ngót nghét 3 vạn người. Đó là chưa kể con số trên 1 vạn học sinh, sinh viên, công nhân tạm trú tại đây để học tập, làm việc. Trong khoảng 10 xã, thị trấn ở huyện Thanh Trì, xã Tân Triều được đánh giá sôi động nhất, bởi có nhiều tuyến đường lớn chạy qua, lại nằm giáp ranh với các phường ở quận Thanh Xuân, Hoàng Mai. Thống kê của xã cho thấy từ năm 2006 trở lại đây, số hộ sản xuất nông nghiệp giảm đáng kể so với 5 năm trước đó. Trên những thửa ruộng, luống rau đã xuất hiện nhiều nhà cao tầng.
Dự án xây dựng nhiều đòi hỏi giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, từ đó phát sinh kiến nghị, khiếu nại của người dân về cơ chế chính sách. Quá trình đô thị hóa nhanh, người tạm cư đông đặt ra đòi hỏi nghiêm ngặt về công tác quản lý nhân hộ khẩu để giữ bình yên địa bàn. Trưởng Công an xã Tân Triều - anh Đỗ Văn Long cho biết, toàn xã hiện có hơn 550 cơ sở kinh doanh dịch vụ, có điều kiện. Nhiều cơ sở bị đối tượng xấu lợi dụng tụ tập gây ảnh hưởng ANTT. Khu vực xóm Mới ở Tân Triều luôn bị coi là tiềm ẩn phức tạp về tội phạm ma túy.
Chủ tịch xã Tân Triều Nguyễn Duy Tuấn thẳng thắn nhìn nhận điều này, và khẳng định: "Phong trào ở đây, dù dưới hình thức nào, cũng phải quy tụ được sức mạnh của người dân, từ trong dân". Chủ động xác định được tính chất "trọng điểm" của Tân Triều, nhiều năm qua, CAH Thanh Trì đã có chỉ đạo quyết liệt, cụ thể đối với các đội nghiệp vụ, phối hợp cùng Đồn Công an Cầu Bươu hướng dẫn và trực tiếp cùng Ban công an xã triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh tội phạm. Một trong những biện pháp phòng ngừa chính là xây dựng những chuyên đề đảm bảo ANTT gắn với đặc thù từng khu dân cư, từng vị trí giáp ranh.
Từ năm 2006 trở lại đây, Tân Triều đã và đang được biết đến như một sự khởi đầu về các phong trào sức dân ở Hà Nội. Tại các thôn, chi bộ, cán bộ và người dân được quán triệt, thực hiện chuyên đề "Rà soát tình hình liên quan đến ANTT". Việc rà soát được thực hiện theo tháng, với sự phối hợp, liên kết thông tin chặt chẽ từ các tổ liên gia, các ngõ đến toàn thôn. Khi số dân tạm cư ở địa bàn tăng đột biến, xã chủ động xây dựng chuyên đề "Phát huy hiệu quả công tác quản lý tạm trú". Với chuyên đề này, trách nhiệm của Ban công an xã, cán bộ thôn được thể hiện rõ nét, thông qua công tác tuyên truyền, hướng dẫn chủ nhà trọ và khách trọ hiểu, chấp hành quy định về quản lý tạm trú, tạm vắng. Chính các chủ nhà trọ cũng phải thể hiện trách nhiệm, thông qua thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của cán bộ cơ sở...
Nói Tân Triều là điểm sáng về ANTT - điểm sáng sức dân, là hoàn toàn có cơ sở. Bởi từ năm 2006 trở lại đây, hàng trăm lượt tập thể, cá nhân của xã được các cấp tặng giấy khen, bằng khen. Năm 2010, nhân dân và cán bộ xã Tân Triều vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược". Năm 2011, Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng ba. Từ năm 2005 đến năm 2011, xã Tân Triều được Bộ Công an tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ. Điểm sáng Tân Triều nỗ lực thêm tỏa sáng, nỗ lực lan tỏa sức mạnh - kinh nghiệm giữ vững bình yên địa bàn.
Theo ANTD
Mạo danh học viện nước ngoài tuyển sinh "chui"? Theo học được hai năm, bỗng dưng hàng chục học viên của Trung tâm Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Karrox (TT Karrox), có trụ sở thuê tại số 27, ngõ 329 đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đột ngột bị mời ra khỏi trường. Nguyên do chính là nơi theo học của các học viên này đã...