Hà Tĩnh : Lợn chết vứt trôi sông, dịch bệnh nhiễm nguồn nước
Việc một số đối tượng thả khoảng 50 con lợn nhiễm dịch tả châu Phi xuống kênh, gây ô nhiễm nguồn nước ở Hà Tĩnh khiến nhiều doanh nghiệp và các hộ chăn nuôi lợn lo ngại dịch bệnh lây diện rộng.
Người nuôi lợn như “ôm mìn”
Mới đây, người dân xã Thạch Lạc, Thạch Hà (Hà Tĩnh) phát hiện khoảng 50 xác lợn nổi trên kênh N9 đoạn qua xã Thạch Lạc và xã Thạch Trị, trọng lượng 20-40 kg/con, đang trong quá trình phân hủy. Chi cục thú y vùng 3 đã có văn bản trả lời và cho biết, mẫu lợn chết thả trôi kênh nói trên có kết quả dương tính với dịch tả lợn châu Phi.
Khi người dân đang hoang mang trước thì chiều 27/5, trên địa bàn xã Thạch Hội lại tiếp tục phát hiện khoảng 7 con lợn chết được thả xuống sông Đò Bang (chảy từ huyện Cẩm Xuyên qua địa bàn huyện Thạch Hà).
Hàng chục xác lợn nhiễm dịch tả được vứt xuống sông, gây ô nhiễm nguồn nước
Sự việc này khiến người chăn nuôi lợn ở huyện Thạch Hà lo ngại bởi lợn nhiễm bệnh tả châu Phi thả xuống kênh mương, khiến nguồn nước trên địa bàn bị nhiễm khuẩn. Khoảng 50.000 con lợn trong huyện được đặt ở mức báo động khẩn cấp.
Ông H.T, chủ trang trại chăn nuôi tập trung tại huyện Thạch Hà, cho biết, bản thân ông thấy bất bình trước hành động mà đối tượng nào đó đã vứt xác lợn chết xuống kênh nước.
“Từ tháng 9/2018, trại tôi đã xây dựng và thực hiện phương án phòng chống dịch tả châu Phi; tập trung mọi nguồn lực để thực hiện an toàn sinh học. Để bảo vệ đàn lợn, chúng tôi cấm người ra vào trại 100%, chi phí khử tùng tăng gấp 5 lần bình thường để ngăn ngừa không để mầm bệnh xâm nhiễm.
Nay dịch tả lợn đã bùng phát và việc xác lợn vứt trôi sông khiến chúng tôi thực sự hoang mang trước nguy cơ lây lan trong lúc giá lợn giảm nhanh và liên tục. Bản thân tôi và toàn bộ nhân công như đang ôm mìn cố thủ trong trại lợn nên cần lắm sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, phòng và chống dịch như chống giặc”, ông T. cho hay.
Video đang HOT
Ngăn dòng nhặt xác lợn chết nhưng nguồn nước đã ô nhiễm
Ông T.P. (50 tuổi, trú Thạch Tân), chủ quản lý trại nuôi lợn theo mô hình liên kết, cho hay, tổng đàn lợn của trang trại nhà ông là hơn 500 con lợn thịt đang đến độ xuất chuồng. Vì thế, ông và gia đình rất lo lắng nếu dịch bệnh lây lan.
“Lợn nhà tôi nuôi đã được 3 tháng, đạt khoảng 90kg/con, trong vòng 15 ngày tới buộc phải xuất chuồng. Nhưng thông tin dịch tả lợn châu Phi khiến giá lợn xuống dốc, bình thường hơn 37.000 đồng/kg nay chỉ bán còn khoảng 32.000 đồng/kg. Nếu bán với giá này thì doanh nghiệp phải bù lỗ khoảng 500 ngàn/con”, ông P. nói.
“Mất ăn, mất ngủ vì lợn”
Từ lúc dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở 2 hộ dân ở huyện Cẩm Xuyên, và hiện tượng lợn nhiễm dịch thả trôi sông, nhiều doanh nghiệp mất ăn mất ngủ vì chăn nuôi lợn.
Ông Th. chăn nuôi lợn tại Thạch Hà, với khoảng 6.000 con cho hay: “Trang trại có tới 120 nhân viên. Lâu lắm rồi cả chủ và nhân công mất ăn mất ngủ, túc trực 24/24 tại trại lợn, người nuôi lợn không được ra ngoài vì sợ mang mầm mống bệnh từ bên ngoài vào trại của mình”.
Một DN chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh lo ngại vỡ trận khi dịch bệnh bùng phát
Cũng theo vị này, mọi hoạt động tại trại lợn hoàn toàn khép kín bởi dịch bệnh sẽ lây lan, nó bám theo người, theo đồ dùng, theo phương tiện.
“Dù chịu khổ, nhưng chúng tôi phải cố gắng, bởi dịch mà lây lan đến trại tôi thì bể nợ. Nếu trại tôi đảm bảo an toàn không phát dịch được thì cũng chưa đủ vì xung quanh môi trường đang là mối đe dọa lớn. Ví dụ như con chuột, hoặc chim chóc mang mầm bệnh từ đàn lợn chết thả trôi sông vào trại của tôi là rất dễ dàng. Vậy tôi yêu cầu các ban ngành khẩn trương khoanh vùng, tìm đối tượng vứt lợn chết bừa bãi”, vị này cho hay.
Cũng theo ông Th., việc ngăn dòng để tránh việc lợn chết thả sông trôi qua nhiều địa bàn chỉ là biện pháp trước mắt. Đó mới chỉ là nhặt được xác lợn chết, chứ lợn vứt xuống nước thì đã ảnh hưởng đến cả nguồn nước rồi. Còn làm cách nào để tuyên truyền cho người dân hiểu lợn nhiễm bệnh sẽ có phương án xử lý, tiêu hủy và đền bù rõ ràng thì mới tránh được hiện tượng vứt lợn chết xuống sông?
“Nếu đã tuyên truyền rộng rãi cho người dân biết là số lợn chết sẽ được hỗ trợ đầy đủ thì bà con không việc gì phải vứt lợn xuống sông? Vì vứt lợn chết họ cũng sẽ tiếc tiền hỗ trợ chứ”, vị này nêu giả thiết.
Mỗi ngày DN phải bỏ ra chi phí khử trùng gấp 5 lần bình thường
Ông Nguyễn Thanh Long, Chủ tịch UBND xã Thạch Hội, nói thêm: “UBND huyện đã yêu cầu mỗi xã làm rào chắn trên kênh N9, giáp địa phận ranh giới giữa các xã để xem thử lợn của xã nào thả trôi sông”.
Cũng theo ông Long, hiện xã đã làm các điểm chốt chặn dịch nhưng chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, khuyến cáo người dân chứ chưa triển khai các phương án phun khử trùng tại các điểm ra vào, và chưa kiểm soát các xe chở lợn trên địa bàn.
Tuy nhiên, ông Trần Hùng, Chi cục trưởng chi cục thú y Hà Tĩnh, cho biết, đơn vị đã tuyên truyền, phổ biến đầy đủ.
“Theo quyết định 05 của UBND tỉnh, sẽ được hỗ trợ 26.600 đồng/kg lợn nhiễm dịch. Đơn vị đã in tờ rơi phát cho hộ chăn nuôi, qua hệ thống loa truyền thanh đã có văn bản tuyên tuyền rất đầy đủ. Trách nhiệm của người chăn nuôi khi có hiện tượng nhiễm dịch thì phải thông báo cho cơ quan thẩm quyền để xử lý, những khu vực nào phát hiện lợn chết thì chính quyền phải tiến hành thu gom tiêu hủy đúng quy định”, ông Hùng nói.
Thiện Lương
Theo VNN
Thừa Thiên Huế lại phát hiện 3 ổ dịch tả lợn châu Phi
Có thêm 3 ổ dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Thừa Thiên Huế, dù cách đây gần một tuần, địa phương này đã công bố khống chế được dịch.
Tối 17/5, bà Nguyễn Thị Thu Hương- Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế) xác nhận với PV, cơ quan chức năng vừa tiêu hủy 3 ổ dịch tả lợn châu Phi mới được phát hiện trên địa bàn.
Thừa Thiên Huế lại bùng phát dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Thế Anh
Theo đó, 3 ổ dịch xuất hiện tại gia đình ông Lê Quang Chiến (tổ dân phố 6, phường Hương Chữ); ông Đặng Ngọc Thọ (tổ dân phố Giáp Tư, phường Hương Chữ) và gia đình ông Nguyễn Nghiêm (thôn Thanh Phước, xã Hương Phong) trong ngày 16/5, với 8 con lợn bị chết.
Kết quả xét nghiệm của cơ quan thú y thị xã Hương Trà cho thấy, tất cả số lợn chết ở 3 gia đình nói trên đều dương tính với dịch tả lợn châu Phi.
Vào chiều 17/5, ông Nguyễn Văn Phương- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường, trực tiếp chỉ đạo, xử lý.
Ông Nguyễn Văn Phương đề nghị chính quyền địa phương nhanh chóng tiến hành tiêu hủy toàn bộ lợn bị nhiễm bệnh và nghi bị nhiễm bệnh. Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, tiến hành vệ sinh, tiêu độc khử trùng ổ dịch hàng ngày và tiêu độc các phương tiện vận chuyển, con người ra vào khu vực có dịch. Đồng thời thành lập chốt kiểm dịch, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm thịt vùng có dịch. Đặc biệt phải tiến hành triển khai ngay công tác tổng rà soát tình hình đàn lợn trên địa bàn phường và các địa phương khác trên địa bàn thị xã.
Song song với công tác triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi, ông Nguyễn Văn Phương yêu cầu chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức thông tin, tuyên truyền liên tục với nhiều hình thức khác nhau để người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; chú trọng nâng cao tinh thần tự giác của mỗi hộ chăn nuôi, đặc biệt phải thực hiện nghiêm túc cam kết 5 không: Không giấu dịch; Không mua bán vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; Không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; Không vứt lợn chết ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.
Thế Anh
Theo laodongthudo
5 ổ dịch tả lợn Châu Phi bùng phát tại Đồng Nai chỉ trong 10 ngày Sau gần 10 ngày có ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên, đến nay, Đồng Nai đã bùng phát 5 ổ dịch. Đồng Nai là tỉnh đầu tiên của phía Nam bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Phun hóa chất cac phương tiện vận chuyển, ngăn ngừa dịch tả lợn Châu Phi lây lan rộng. Ảnh: PV Theo UBND tỉnh Đồng...