Hà Tĩnh: Lộc Hà “thay da đổi thịt” với tiêu chí 20
Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu được xem là một trong những sáng tạo mang tính đột phá của tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình triển khai xây dựng NTM. Những năm gần đây, tiêu chí thứ 20 này đã được huyện Lộc Hà triển khai quyết liệt, có chiều sâu, mang lại nhiều thay đổi tích cực cho bộ mặt nông thôn.
Theo ông Phan Văn Nhàn – Phó Chủ tịch UBND huyện, trong những năm qua Lộc Hà luôn xác định phát triển kinh tế với trọng tâm là phát triển sản xuất, tập trung cao các sản phẩm hàng hóa chủ lực theo hướng liên kết hoá sản xuất, doanh nghiệp hoá sản phẩm, xã hội hoá đầu tư, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng nhanh qua các năm.
Toàn huyện tích cực bắt tay thực hiện chương trình xây dựng NTM.
Từ năm 2011 đến nay, toàn huyện đã xây dựng mới được 454 mô hình sản xuất kinh doanh các loại, trong đó có 99 mô hình lớn, 104 mô hình vừa và 251 mô hình nhỏ. Các hình thức tổ chức sản xuất cũng phát triển nhanh, toàn huyện thành lập mới được 211 doanh nghiệp, HTX, THT, bao gồm 60 HTX, 79 THT và 72 doanh nghiệp, lũy kế toàn huyện hiện có 74 HTX, 79 tổ hợp tác và 112 doanh nghiệp đang hoạt động.
Khu dân cư kiểu mẫu thôn Bắc Kinh, xã Ích Hậu về đích từ năm 2016.
Video đang HOT
Đặc biệt là sau 2 năm thực hiện tiêu chí số 20, đến nay toàn huyện Lộc Hà đã có 45 thôn triển khai xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, trong đó có 4 khu dân cư NTM kiểu mẫu cơ bản đạt chuẩn theo 10 tiêu chí của tỉnh đề ra. Có thể kể đến một số mô hình điển hình về khu dân cư NTM kiểu mẫu như: Thôn Trung Châu (xã Hộ Độ); thôn Bắc Kinh, thôn Phù Ích (xã Ích Hậu)…
Nhiều tuyến đường giao thông nội đồng ở Lộc Hà đã được kiên cố.
Việc xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu tại Lộc Hà đã được sự đồng thuận cao trong cộng đồng và người dân, trở thành phong trào thi đua mạnh mẽ, gop phân đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các tiêu chí xây dưng NTM và tao diên mao mơi cho khu vực nông thôn. Những thay đổi tích cực đó đã tạo động lực cũng như niềm phấn khởi để bà con tích cực tham gia đóng góp mạnh mẽ hơn cho phong trào xây dựng NTM.
Khu vườn kiểu mẫu chăn nuôi Hồng Châu lớn nhất huyện Lộc Hà, nằm trên địa phận 2 xã Hồng Lộc và Tân Lộc.
Nhờ đem lại hiệu quả rõ rệt nên phong trào phát triển kinh tế vườn, xây dựng vườn mẫu đã lan tỏa mạnh mẽ. Toàn huyện đã có trên 65 vườn mẫu được xây dựng, trong đó 55 vườn cơ bản đạt chuẩn theo 5 tiêu chí: vừa giúp bà con có thêm thu nhập, phát triển kinh tế bền vững, ổn định, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Ngọc Anh – cán bộ phụ trách địa chính kiêm NTM xã Hồng Lộc cho biết: “Xã đang trong tiến trình thực hiện tiêu chí thứ 20 của huyện và theo kế hoạch, đến năm 2018 xã sẽ về đích. Mặc dù công tác thực hiện đang gặp nhiều khó khăn, song chúng tôi tin tưởng rằng với sự vao cuôc quyêt liêt của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, Chương trình muc tiêu Quôc gia xây dưng NTM của huyện sẽ đạt được cac chi tiêu kê hoach đê ra”.
Theo Danviet
NTM Thanh Hóa: Đìu hiu... làng nghề
Thanh Hóa là 1 trong 5 tỉnh có số lượng làng nghề nhiều nhất cả nước, toàn tỉnh có 155 làng nghề, đến nay đã công nhận 20 làng nghề và 47 làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một số làng nghề đang dần bị mai một, thậm chí bị rơi vào lãng quên.
Những người còn làm nghề mây tre đan ở xã Quảng Phong chủ yếu đã cao tuổi.
Những năm qua, việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn Thanh Hóa đã được triển khai bằng nhiều hình thức, thông qua thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương, của tỉnh và các địa phương. Trong đó phải kể đến quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020; quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2020...
Bên cạnh việc bảo tồn, phát triển thì ở một số nơi, làng nghề bỗng thưa người vì... doanh nghiệp. Câu chuyện ở huyện Hoằng Hóa là một ví dụ. Để khôi phục, du nhập và phát triển ngành nghề, làng nghề, từ năm 2002, UBND huyện đã ban hành các đề án, kế hoạch và cơ chế, chính sách khuyến khích để thực hiện việc phát triển công nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2011-2015. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2011, một số doanh nghiệp lớn đã đến đầu tư trên địa bàn và mở rộng quy mô sản xuất nên lao động thuộc các làng nghề đã chuyển một phần sang các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp. Tuy đây là sự chuyển dịch tích cực từ khu vực có năng suất lao động thấp, sang khu vực sản xuất công nghiệp có năng suất lao động và thu nhập cao nhưng đã làm cho lực lượng lao động ngành nghề trong các làng nghề sụt giảm và có những khó khăn nhất định.
Sẽ còn mãi trong ký ức của nhiều người về một thời vang bóng của làng gốm Lò Chum (Đông Hương, TP Thanh Hóa), hay gốm làng Vồm (Thiệu Khánh, TP Thanh Hóa); làng nghề đục đá, kéo sợi (Hoằng Hóa); làng nghề mây tre đan ở Quảng Phong (Quảng Xương)... Trong số này, có làng nghề đã không còn hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, rất ít người theo nghề, mà những người theo nghề phần lớn chỉ còn người già gắn bó, giữ gìn nghề truyền thống của cha ông.
Về làng Chính Trung và Đông Đa, xã Quảng Phong (Quảng Xương) chỉ còn hơn 30 hộ theo nghề mây tre đan. Hiện những người làm nên các sản phẩm rổ, rá, dần, sàng ở đây toàn là người già, trong đó người nhiều tuổi nhất là cụ Bồn, cụ Cội đã ngót nghét 90 tuổi. Theo lời giới thiệu của trưởng thôn, chúng tôi đến nhà vợ chồng ông Bùi Văn Xiểng và bà Nguyễn Thị Thắm (70 tuổi) ở làng Chính Trung. Ông Xiểng ngậm ngùi cho chúng tôi biết: Làm cho đỡ buồn, đỡ nhớ nghề thôi, chứ lời lãi được là bao. Một tháng 2 vợ chồng tôi làm được khoảng 75 sản phẩm, trừ chi phí còn được 450.000 đồng. Thời thịnh vượng, vợ chồng tôi thức làm đến 11- 12h đêm mới nghỉ, giờ chỉ làm đến cuối chiều thôi.
Thời thịnh vượng như ông Xiểng nói cách đây đã vài chục năm, khi ấy nhà ông có đến 8 nhân lực làm nghề mây tre đan, cho thu nhập khoảng 90.000 đồng/người/ngày. Sau khi thị trường Đông Âu không còn, nghề của làng cũng theo đó mà mai một. Nhất là về sau này, khi có doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện thì lực lượng lao động trẻ không còn tha thiết với nghề nên đi làm công nhân, người trung tuổi phần lớn đi làm lao động tự do, chỉ còn các ông bà già gắn bó với nghề.
Ông Lê Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Quảng Phong, cho biết: Do thị trường đầu ra rất khó khăn, sản phẩm làm ra không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, trong khi đó thiếu nguồn nhân lực. Trước đây hàng trăm hộ sống được với nghề, giờ trong xã chỉ còn vài chục hộ theo nghề và có một gia đình đứng ra thu mua sản phẩm cho bà con, nhập cho một số tỉnh, thành phố nhưng các đơn đặt hàng cũng không thường xuyên...
Thiết nghĩ, trước những khó khăn trên rất cần các cấp, các ngành quan tâm, có các giải pháp để các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không bị mai một, có bước phát triển.
Theo Mai Phương (Báo Thanh Hóa)
"Trái ngọt" xứ tràm Nhìn những cánh đồng lúa trĩu vàng vào mùa thu hoạch, những cánh rừng tràm bạt ngàn xanh tốt, xa xa lại thấp thoáng một vài căn nhà tường khang trang, hay nghe chuyện về gia đình vượt khó, nuôi con học hành thành tài mà bà con xứ rừng Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời thường hay kể nhau nghe...