Hà Tĩnh lập hội đồng đánh giá thiệt hại do Formosa gây ra
Hội đồng sẽ do một Phó chủ tịch tỉnh đứng đầu, có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và thành lập các tổ làm việc, qua đó đánh giá thiệt hại mà sự cố ô nhiễm do Formosa gây ra tại địa phương.
Quyết định thành lập hội đồng được UBND tỉnh Hà Tĩnh đưa ra cuối ngày 30/6. Theo đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh – Dương Tất Thắng sẽ giữ vai trò Chủ tịch hội đồng. Một Phó chủ tịch tỉnh khác là ông Đặng Ngọc Sơn sẽ giữ vai trò Phó chủ tịch hội đồng, trong khi các thành viên là lãnh đạo các Sở Tài nguyên & Môi trường, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh & Xã hội, Tài chính và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, Nghi Xuân.
Hà Tĩnh là tỉnh chịu thiệt hại nặng nhất do hiện tượng cá chết hàng loạt do Formosa gây ra vừa qua.
Công việc của hội đồng này là xây dựng đề cương, phân công nhiệm vụ, thành lập tổ giúp việc, chỉ đạo thành lập các hội đồng đánh giá thiệt hại cấp huyện; từ đó đánh giá chính xác giá trị thiệt hại sau sự cố môi trường trên tất cả các lĩnh vực bị ảnh hưởng trong thời gian sớm nhất.
Đồng thời, hội đồng cũng sẽ xuất giải pháp tổng thể để khôi phục sự cố và ổn định sản xuất phù hợp với quy định và thực tế ở các địa phương, sau đó tổng hợp báo cáo lên tỉnh và Chính phủ.
Việc đánh giá thiệt hại phải đảm bảo chính xác, công bằng, công khai, minh bạch theo đúng quy định. Trong quá trình làm việc, hội đồng này được sử dụng con dấu của UBND tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Video đang HOT
Chiều tối ngày 30/6, Chính phủ đã công bố việc xả thải của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà tĩnh (FHS) là nguyên nhân gây hiện tượng cá chết hàng loạt tại Hà Tĩnh và một số tỉnh miền Trung. Theo đó, lãnh đạo tập đoàn đã công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì để xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng này.
Formosa cam kết bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam với tổng số tiền tương đương trên 11.500 tỷ đồng (500 triệu USD).
Trước đó, ngày 6/4, hiện tượng cá chết xuất hiện gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở tầng đáy. Riêng Thừa Thiên – Huế có 35 tấn cá nuôi bị chết. Ngư dân 4 tỉnh lao đao vì cá biển không tiêu thụ được, hoặc bán với giá rẻ, không đủ bù chi phí đánh bắt.
Bạch Dương
Theo VNE
500 triệu USD đền bù của Formosa sẽ sử dụng như thế nào
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, Formosa Hà Tĩnh cam kết chi trả ngay số tiền bồi thường 500 triệu USD.
Tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân sự cố cá chết tại 4 tỉnh miền Trung diễn ra chiều 30/6, trả lời VnExpress, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, số tiền 500 triệu USD bồi thường mà Formosa Hà Tĩnh cam kết chi trả cho Việt Nam sẽ được dành ưu tiên cho người dân. Đặc biệt là ngư dân các tỉnh miền trung bị thiệt hại do cá chết.
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: "Formosa cam kết sẽ chuyển ngay toàn bộ số tiền 500 triệu USD cho phía Việt Nam".
Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã cam kết và hứa sẽ chi trả ngay số tiền bồi thường 500 triệu USD cho Chính phủ Việt Nam. Công việc tiếp theo, Chính phủ sẽ giao cho các bộ, ngành và các địa phương xây dựng phương án về bồi thường thiệt hại như: hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, xử lý môi trường bền vững ...
"Công việc dài hơi hơn, Chính phủ sẽ rà soát, xem xét lại các thủ tục cấp phép, quy chuẩn về môi trường... đặc biệt là điều kiện cấp phép báo cáo đánh giá tác động môi trường (DMT) đối với các dự án đầu tư", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Để sự cố môi trường không tái diễn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ, ngành rà soát tiêu chuẩn bảo vệ môi trường áp dụng cho các doanh nghiệp. "Trách nhiệm cán bộ công chức trực tiếp liên quan đến vụ việc, dù ở cấp nào đều chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy mức độ liên quan", Bộ trưởng Tuấn khẳng định.
Hiện tượng cá chết hàng loạt xuất hiện vào ngày 6/4 gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở tầng đáy. Riêng Thừa Thiên - Huế có 35 tấn cá nuôi bị chết. Ngư dân 4 tỉnh lao đao vì cá biển không tiêu thụ được, hoặc bán với giá rẻ, không đủ bù chi phí đánh bắt.
Tại cuộc họp báo công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định, với chứng cứ khoa học khách quan, chính xác, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cùng các bộ, ngành, và 4 địa phương nhiều lần làm việc với Tập đoàn Formosa Đài Loan, công ty mẹ của Formosa Hà Tĩnh và khẳng định cá chết là do chất thải độc từ nhà máy Formasa Hà Tĩnh.
Ngày 28/6, Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm gây ra sự cố môi trường trên, công khai xin lỗi Chính phủ, nhân dân Việt Nam đồng thời cam kết bồi thường thiệt hại kinh tế cho người dân, xử lý môi trường biển với số tiền 500 triệu USD, tương đương 11.500 tỷ đồng
Formosa cũng cam kết khắc phục các tồn tại, hạn chế của hệ thống xử lý chất thải, đảm bảo xử lý triệt để chất thải độc trước khi thải ra môi trường; không để tái diễn sự cố môi trường như vừa qua.
Đây là sự cố môi trường lớn nhất xảy ra ở Việt Nam. Số tiền 500 triệu USD cũng là khoản bồi thường chưa từng có.
Trước đó, Chính phủ cũng đã có một loạt biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho ngư dân các tỉnh nhằm giảm thiểu khó khăn do thảm họa cá chết gây ra.
Nguyễn Hoài
Theo VNE
Bộ Nông nghiệp đề xuất hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng cá chết Tuần tới, Bộ Nông nghiệp sẽ trình Chính phủ ban hành chính sách chuyển đổi nghề và tạo việc làm bà con ngư dân 4 tỉnh Bắc Trung Bộ nhằm ổn định cuộc sống, sau sự cố cá chết hàng loạt. Hiện tượng cá chết ở 4 tỉnh miền Trung ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khai thác hải sản của ngư...