Hà Tĩnh kiên quyết xử lý tình trạng uống rượu, bia khi tham gia giao thông
Sáng nay (28/12), dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chinh phủ, Trưởng ban ATGT quốc gia Trương Hòa Bình, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác đảm bảo TTATGT năm 2019 và triển khai nhiệm vụ 2020. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban ATGT tỉnh Dương Tất Thắng chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.
Với việc triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đảm bảo TTATGT, năm 2019 là năm thứ 3 liên tiếp cả nước giảm cả 3 tiêu chí cả về số vụ tai nạn, số người thiệt mạng và bị thương.
Toàn quốc xảy ra trên 17.600 vụ tai nạn giao thông, giảm gần 940 vụ; trên 7.600 người chết, giảm gần 600 người và bị thương trên 13.600 người, giảm gần 1000 người.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban ATGT tỉnh Dương Tất Thắng chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.
Các ngành chức năng chỉ đạo sâu sát, kịp thời; duy trì thường xuyên tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm luật ATGT; ưu tiên xây dựng hạ tầng, xử lý tốt các điểm đen; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật giao thông gắn với xây dựng văn hóa giao thông…
Tuy nhiên, trong năm đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng do lái xe sử dụng ma túy, rượu bia….
Lĩnh vực hàng hải và đường sắt, tai nạn tăng cao về số người người chết (đường hàng hải tăng 250% và đường sắt trên 9%).
Video đang HOT
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo TTATGT. Toàn tỉnh xảy ra 126 vụ tai nạn giao thông, làm chết 110 người, giảm 11 vụ, giảm 13 người chết và tăng 5 người bị thương. Đặc biệt, Hà Tĩnh không để xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trọng.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cho rằng, trong điều kiện phương tiện giao thông tăng lên 6 lần, hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu nhưng tình hình tai nạn giao thông đường bộ giảm trên cả 3 tiêu chí là kết quả đáng phấn khởi. Tuy vậy, tình hình TTATGT vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đòi hỏi trách nhiệm cao từ người đứng đầu các bộ, ngành, chủ tịch UBND các địa phương và ý thức của mỗi người dân. Trên tinh thần chủ đề năm ATGT 2020: “Đã uống rượu, bia không lái xe”, phấn đấu giảm tai nạn giao thông từ 5 – 10% số vụ, số người chết và bị thương so với năm 2019; đặc biệt giảm tai nạn giao thông do nguyên nhân uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nêu các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đảm bảo trật tự an toàn, chống ùn tắc giao thông. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATGT, trật tự đô thị và xây dựng văn hóa giao thông. Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, tập trung vào các lỗi uống rượu bia, sử dụng ma túy khi lái xe…
Lực lượng CSGT Hà Tĩnh sẽ tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới
Trước mắt, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đồng loạt ra quân đảm bảo an ninh trật tự, ATGT để nhân dân được vui tết, đón xuân trong không khí vui tươi, an toàn tuyệt đối.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng yêu cầu ngành công an, giao thông và các địa phương từ nay đến trước, trong và sau Tết Nguyên đán đồng loạt ra quân đồng bộ, quyết liệt tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sử dụng rượu, bia, ma túy khi tham gia giao thông; các phương tiện quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng hàng; tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu đặc biệt là xe khách, xe buýt…
Theo Baohatinh
Cựu chiến binh Việt Nam tiên phong giữ gìn trật tự ATGT
Trong chiến tranh, những người lính "Bộ đội Cụ Hồ" không tiếc xương máu chiến đấu để giành, giữ độc lập tự do cho đất nước.
Ngày hòa bình thống nhất, may mắn trở về với cuộc sống đời thường, họ lại tiếp tục công hiến trên mọi lĩnh vực, là lực lượng tiên phong trong công tác đảm bảo trật tự ATGT, đem lại sự bình yên cho toàn xã hội.
Những hạt nhân giữ gìn trật tự ATGT
Từ năm 2005 đến nay, cựu chiến binh Nguyễn Huy Chi (trú tại xóm 6, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) luôn tình nguyện đảm nhận nhiệm vụ cảnh giới đường ngang dân sinh qua đường sắt trên địa bàn. Dù nắng hay mưa, đông hay hè, cứ sắp đến giờ tàu chạy qua là ông lại có mặt tại điểm chốt để cảnh báo cho người dân và các phương tiên tham gia giao thông qua đây. Cũng không ít lần, ông Chi cứu giúp những người đi đường thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Là một thương binh hạng 4 và gia đình có hoàn cảnh khó khăn, tính đến nay, 14 năm liên tục người cựu chiến binh này vẫn đều đặn túc trực tại đường ngang dân sinh cảnh báo người dân. Ông chia sẻ không sợ vất vả, điều mà khiến ông sợ nhất là người tham gia giao thông cố vượt đường ray khi tàu sắp đến.
Dù ở tuổi 80, cựu chiến binh Nguyễn Huy Chi vẫn ngày ngày bám chốt gác tàu và chưa có ý định nghỉ ngơi bởi ông luôn coi tính mạng con người là trên hết, luôn trăn trở khi chứng kiến đoạn đường sắt dân sinh đầu thôn thường xuyên xảy ra tai nạn. Ghi nhận công lao của cựu chiến binh Nguyễn Huy Chi, hai năm liên tiếp 2017 và 2018, ông được Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Ủy ban ATGT Quốc gia khen thưởng.
Cũng như cựu chiến binh Nguyễn Huy Chi, mặc dù không được phân công hay nhờ vả nhưng trong suốt 17 năm qua, tấm gương người cựu chiến binh Phạm Ngọc Chiêng "cõng" loa đi tuyên truyền về chính sách pháp luật, ATGT tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa khiến nhiều người nể phục. "Nhà đài di động" hay "hiệp sỹ giao thông" là cái tên mà những người dân nơi đây đặt cho ông.
Từ thực tế, ông Chiêng nhận thấy có rất nhiều chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước không đến được với người dân vùng sâu, vùng xa, bản thân lại từng chứng kiến nhiều vụ TNGT thương tâm khiến ông suy nghĩ rất nhiều. Sau đó, ông quyết định làm "nhà đài di động" bằng xe máy đi tới những nơi mà việc tuyên truyền còn hạn chế.
Những bài tuyên truyền của ông là những điều luật, quy định mới hay các khẩu hiệu tuyên truyền về ATGT, an ninh xã hội. Khi cập nhật được những thông tin trên, ông tự đọc như "phát thanh viên" sau đó ghi âm lại rồi phát lên loa. Cứ thế, mỗi chuyến ông đi khoảng 20 - 30 cây số. Mặc dù tuổi cao, công việc vất vả, đi lại nhiều nhưng cựu chiến binh Phạm Ngọc Chiêng vẫn luôn lạc quan, vui vẻ và tâm huyết với công việc tuyên truyền ATGT của mình.
Nhiều mô hình hiệu quả
Cựu chiến binh Phạm Ngọc Chiêng
Những năm qua, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia vận động trên 3 triệu hội viên tích cực tham gia giữ gìn trật tự ATGT. Các tỉnh hội, thành hội đã xây dựng được nhiều mô hình tiêu biểu như: "Đoạn đường tuyến phố cựu chiến binh tự quản", "Bến đò, cầu phao cựu chiến binh an toàn kiểu mẫu", "Đội tình nguyện hướng dẫn ATGT".
Cụ thể, ngay từ đầu năm 2019, các tổ tự quản ATGT, tổ cứu hộ, cứu nạn của nhiều tỉnh hội, thành hội đã được củng cố, kiện toàn, hoạt động có nền nếp; các đoạn đường cựu chiến binh tự quản luôn duy trì được tình trạng đường thông, hè thoáng, sáng, xanh, sạch, đẹp. Điển hình như Hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ An có 3.935 tổ tự quản "Đoạn đường sáng, xanh, sạch, đẹp, ATGT"; Hội Cựu chiến binh tỉnh Tiền Giang có 240 tuyến đường cựu chiến binh tự quản; Hội Cựu chiến binh tỉnh Thanh Hóa có 522 "Tổ cựu chiến binh cứu hộ, cứu nạn ATGT", 6 bến đò, cầu phao an toàn kiểu mẫu do cựu chiến binh làm chủ; Hội Cựu chiến binh tỉnh Bình Phước có 345 đoạn đường, dài hơn 500km do cựu chiến binh tự quản; Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai có 187 tổ tự quản trật tự ATGT với 832 cán bộ, hội viên tham gia... Đồng thời, nhiều nội dung, biện pháp tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên cựu chiến binh và nhân dân chấp hành nghiêmpháp luật về trật tự ATGT và xây dựng văn hóa giao thông được triển khai cụ thể, thiết thực.
Không dừng lại ở đó, từ nay đến năm 2023, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tiếp tục ký kết và thực hiện cuộc vận động giữ gìn trật tự ATGT và xây dựng văn hóa giao thông, trong đó sẽ thực hiện giảm mỗi năm từ 5% đến 10% số vụ tai nạn và giảm cả 3 tiêu chí; phối hợp với các lực lượng chức năng tham gia điều tiết giao thông; tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật rộng rãi đến từng khu dân cư, hộ gia đình, người dân về tác hại của việc lạm dụng rượu bia, nguy cơ gây tai nạn do lái xe sử dụng rượu bia; các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới; tuyên truyền ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; vận động người đi đò tự mặc áo phao.
Với tinh thần chủ động, sáng tạo, các cấp Hội và cựu chiến binh cả nước đã tích cực tham gia hưởng ứng, triển khai nghiêm túc, toàn diện các chương trình tuyên truyền pháp luật về ATGT với nhiều hình thức phong phú, thu được nhiều kết quả thiết thực, đáng trân trọng. Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã gương mẫu thực hiện và làm nòng cốt tuyên truyền, vận động người dân nâng cao nhận thức, chấp hành nghiêm các quy định về ATGT bằng những mô hình sáng tạo như: Mô hình "Tổ tự quản", "Đoạn đường tự quản", "Đội cứu nạn ATGT", "Bến đò, cầu phao cựu chiến binh an toàn, kiểu mẫu"... Nhiều tập thể, cá nhân, điển hình tiên tiến xuất sắc đã được xã hội tôn vinh và có sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Trương Hòa Bình
.THÙY DƯƠNG
Theo GTVT
Đảm bảo an toàn cho người dân vui đón Giáng sinh Tối 24-12, hàng giáo dân và du khách tập trung về các con đường dẫn vào các nhà thờ, xóm đạo ở các phường Tân Mai, Hố Nai, Tân Biên, Tân Hòa... trên địa bàn TP.Biên Hòa để vui đón Giáng sinh. Giao thông trên đường Nguyễn Ái Quốc đoạn qua khu vực cầu Săn Máu hướng về Công viên 30-4 (phường Hố...