Hà Tĩnh: Khẩn cấp phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Chiều 17/3, ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi & Thú y Hà Tĩnh cho biết: Hà Tĩnh đang tích cực triển khai các biện pháp khẩn cấp phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Kiểm tra và tiêu độc khử trùng xe vận chuyển gia súc tại Hà Tĩnh. (Ảnh Công Tường-TTXVN)
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Công điện số: 03 khẩn cấp phòng chống dịch tả lợn châu Phi. nhằm khẩn trương triển khai các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của vi rút dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn.
Qua đó UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương ứng trực 100% quân số tại các chốt kiểm dịch, đặc biệt là các địa phương giáp ranh với tỉnh Nghệ An là địa phương đã phát hiện được nhiều ổ dịch tả lợn Châu Phi. Lực lượng chức năng được giao phải có trách nhiệm trực 24/24 kiểm tra và vệ sinh các phương tiện xe vận chuyển lợn, sản phẩm từ thịt lợn và thức ăn gia súc tại các chốt kiểm dịch.
Được biết, hiện tại trên địa bàn Hà Tĩnh chưa phát hiện thấy vi rút dịch tả lợn Châu Phi nhưng để phòng ngừa nạn dịch bệnh nguy hiểm trên tỉnh này cũng đã cung ứng hàng ngàn lít hóa chất, vôi bột nhằm tiêu độc khử trùng nhằm phòng chống dịch.
Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi & Thú y Hà Tĩnh cho biết: Riêng chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có gần 250 cơ sở chăn nuôi quy mô lớn (trong đó có 145 cơ sở chăn nuôi liên kết với các Công ty; 38 cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại quy mô 300 con trở lên); chăn nuôi tập trung chiếm 35% tổng đàn; số lượng đàn lợn ước tính khoảng trên 426.450 con. Bởi vậy, đơn vị cũng đã khuyến cáo cho các tổ chức, cá nhân chăn nuôi lợn cần triệt để chấp hành các biện pháp phòng chống vi rút dịch tả Châu Phi cho lợn để tránh thiệt hại lớn về mặt kinh tế
Video đang HOT
THÀNH SEN
Theo Dansinh
Hà Tĩnh: Uỷ ban tỉnh phê bình Sở Nông nghiệp vì đế 1.300 con lợn mắc bệnh
Theo báo cáo của Sở NN - PTNT Hà Tĩnh, từ tháng 12.2018 đến nay, trên địa bàn tỉnh này đã có hơn 1.300 con lợn và 41 con trâu, bò bị bệnh lở mồm long móng. Số lợn bị bệnh này đã được tiêu hủy để tránh dịch bệnh lây lan rộng.
Ổ dịch lở mồm long móng gia súc đầu tiên tại Hà Tĩnh được phát hiện ngày 1.12.2018, tại xã Kỳ Văn (huyện Kỳ Anh). Từ nửa cuối tháng 12.2018 đến nay, dịch bệnh phát sinh tại các huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Khê, Hương Sơn và Đức Thọ.
Tính đến ngày 8.1, cả tỉnh có 1.309 con lợn chết hoặc mắc bệnh phải tiêu hủy trên tổng đàn lợn hiện có khoảng gần 500.000 con (chiếm 0,26% tổng đàn lợn) và 41 con trâu bò mắc bệnh trên tổng đàn gần 300.000 con (chiếm 0,014% tổng đàn trâu bò).
Nguyên nhân bùng phát bệnh lở mồm long móng tại Hà Tĩnh được các cơ quan chuyên môn nhận định do ảnh hưởng từ các ổ dịch ở tỉnh khác qua đường vận chuyển theo QL1A và đường Hồ Chí Minh; nguồn dịch phát sinh trực tiếp tại chỗ.
Bên cạnh đó, thời tiết trong thời gian vừa qua có sự biến đổi phức tạp, mưa lạnh, ẩm thấp, đặc biệt đợt rét đậm, rét hại trong tháng 12.2018 và đầu tháng 1.2019 làm sức đề kháng của vật nuôi giảm. Nhiệt độ thấp đột ngột và mưa, ẩm kéo dài là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh truyền nhiễm phát sinh, lây lan, nhất là đối với dịch bệnh lở mồm long móng.
Người dân mua gia súc không rõ nguồn gốc từ nơi khác về và các hoạt động mua, bán gia súc trên địa bàn không kiểm soát được dịch bệnh.
Khi phát hiện lợn mắc bệnh, một số hộ chăn nuôi không báo cáo với cơ quan chuyên môn và chính quyền mà tự mua vắc xin tiêm vào đối tượng lợn mắc bệnh và lợn chưa biểu hiện triệu chứng, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh và tăng số lương lợn chết.
Cán bộ Chi cục chăn nuôi và thú y kiểm tra đàn bò nhiễm bệnh lở mồm long móng.
Ông Trần Hùng, Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và thú y (Sở NN-PTNT Hà Tĩnh) cho biết: "Sau khi triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay dịch bệnh đã được kiểm soát bước đầu. Ổ dịch tại xã Kỳ Văn đã qua 21 ngày, các ổ dịch phát sinh trên đàn trâu bò đến nay đã khỏi triệu chứng không phát sinh mới, phần lớn số lợn mắc bệnh tại các xã có dịch đã được xử lý tiêu hủy.
Đến ngày 8.1, trên địa bàn Hà Tĩnh hiện còn 100 con lợn có triệu chứng lâm sàng đang phân loại xử lý. Số trâu, bò mắc mắc bệnh đã khỏi triệu chứng lâm sàng".
Liên quan đến việc xử lý dịch bệnh lở mồm long móng, cuối tháng 12.2018, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản phê bình Sở NN - PTNT vì thiếu kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phòng chống, để dịch lở mồm long móng gia súc xảy ra trên địa bàn.
Tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Sở NN-PTNT kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đến ngày 8.1, trên địa bàn Hà Tĩnh hiện còn 100 con lợn có triệu chứng lâm sàng đang phân loại xử lý.
Để triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch lở mồm long móng có hiệu quả, bảo vệ người chăn nuôi, góp phần bình ổn thị trường thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 sắp tới, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xuất cấp 50.000 liều vắc xin lở mồm long móng týp O từ nguồn dự trữ quốc gia để tiêm phòng cho trâu bò, lợn vùng dịch và khu vực liên quan nhằm ngăn chặn, không để dịch lây lan ra diện rộng.
Tin, ảnh: Quang Cường
Theo Motthegioi
Dịch tả lợn châu Phi "sát sườn", TP Hà Tĩnh ráo riết phòng chống Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) - chỉ cách địa phương gần 150 km, TP Hà Tĩnh đang "ráo riết" thực hiện các biện pháp phòng, chống trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Hiện nay, TP Hà Tĩnh có tổng đàn lợn hơn 6.700 con, chủ yếu nuôi gia trại, quy mô nhỏ. Dù...