Hà Tĩnh: Hành nghề bóng ghẹ, câu khơi, chủ tàu bỏ túi 2-5 tỉ/năm
Trong những năm gần đây, ngư dân Hà Tĩnh đã có những bước chuyển đổi nghề đánh bắt hải sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, nghề bóng ghẹ, câu khơi cho thu nhập mỗi tàu từ 2 – 5 tỉ đồng/năm.
Nghề bóng ghẹ mỗi tàu đạt doanh thu đạt 1,8- 2 tỉ đồng/năm
Cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở Hà Tĩnh đang chuyển dịch mạnh theo hướng phát triển các loại nghề có tính chọn lọc, ít gây hại đến ngư trường, nguồn lợi thủy sản. Ngư dân có điều kiện vươn khơi bám biển sản xuất lâu ngày, khai thác các loài thủy sản có giá trị cao.
Qua đó, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân như: nghề bóng ghẹ trên đội tàu có chiều dài từ 12 – 20m tại xã Cẩm Lộc (huyện Cẩm Xuyên) đạt năng suất từ 20 – 25 tấn/năm, doanh thu từ 1,8 – 2 tỷ đồng/năm/tàu. Đến nay, toàn tỉnh có trên 120 tàu chuyển đổi sang làm nghề bóng ghẹ.
Nghề câu khơi mang lại giá trị kinh tế cao, mỗi tàu đạt doanh thu từ 3 – 5 tỉ đồng/năm
Hay nghề bóng mực kết hợp câu khơi trên đội tàu có chiều dài từ 15m trở lên tại xã Kỳ Hà ( thị xã Kỳ Anh) đạt năng suất mỗi năm trên 13 tấn sản phẩm (mực trên 3 tấn, cá có giá cao trên 10 tấn) đạt doanh thu từ 3 – 5 tỉ đồng/năm/tàu…
Ngoài ra, mô hình cộng đồng cũng đã phát huy được tính đoàn kết giúp nhau trên biển trong khai thác đánh bắt hải sản. Toàn tỉnh hiện có 67 tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển với 413 tàu cá tham gia, 2 nghiệp đoàn nghề cá với trên 400 thành viên tham gia; 15 tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ với 1.717 tàu cá tham gia và đã giao quyền tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ cho 2 tổ.
Video đang HOT
Theo Hữu Trung (Báo Hà Tĩnh)
Cận cảnh cây cầu hơn 7 tỷ đồng được làm bằng bê tông 'cốt xốp' ở Hà Tĩnh
Từ những vết rạn nứt loang lổ ở dầm cầu, người dân phát hiện tấm xốp "khổng lồ" dày gần 45cm lộ ra khỏi lớp bê tông mỏng của cây cầu hơn 7 tỷ đồng ở Hà Tĩnh.
Sở GTVT Hà Tĩnh đang làm rõ thông tin người dân phản ánh cây cầu dân sinh Hòa Lộc được xây dựng tại tổ dân phố Hòa Lộc, phường Kỳ Trinh (thị xã Kỳ Anh) không đảm bảo chất lượng khi bị rạn bê tông, bong tróc lộ kết cấu xốp bên trong.
Dự án cầu Hòa Lộc được thiết kế 12 nhịp cầu, dài 144m với kinh phí xây lắp hơn 7,3 tỷ đồng. Dự án được thi công đầu năm 2016, hoàn thành vào cuối năm 2017.
Mới đây, người dân phường Kỳ Trinh (TX Kỳ Anh) khi đi ngang dưới cây cầu dân sinh Hòa Lộc bất ngờ phát hiện nhiều mảng bê tông bị rạn nứt, có những nơi bị thủng thành từng mảng lớn.
Người dân phát hiện trong các phần đổ bê tông bị rạn nứt có các tấm xốp bên trong, thọc sâu vào các dầm cầu đo được lớp xốp dày từ 40-45cm.
Người dân nghi ngờ đơn vị thi công đổ bê tông bằng "cốt xốp" nên chụp ảnh và phản ánh lên mạng xã hội cũng như cơ quan chức năng.
Người dân ở đây cho biết, sau khi phát hiện cầu bị bong tróc, đại diện nhà thầu dùng xi măng bịt kín các lỗ rạn bê tông khiến họ lo lắng khi lưu thông qua cầu này.
Sau khi người dân phản ánh, Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh phối hợp với một số cơ quan chức năng trực tiếp đến kiểm tra xác minh.
"Quan trọng phải làm rõ việc đổ bê tông cầu có dấu hiệu mỏng, nhìn thấy các lỗ rỗng bên trong dầm cầu. Sở sẽ làm rõ trách nhiệm đơn vị liên quan", vị cán bộ Sở GTVT tỉnh Hà Tĩnh cho biết.
Một cán bộ trực tiếp phụ trách dự án cho biết, mặt cắt ngang của mỗi nhịp cầu được thiết kế các lỗ rỗng, trong thiết kế không thể hiện chi tiết nào sử dụng bằng xốp. Khi phát hiện cầu dân sinh Hòa Lộc có vấn đề, chủ đầu tư lập biên bản, yêu cầu nhà thầu xử lý.
"Nguyên tắc sẽ có một lớp cốt thép bêtông dày 12cm dưới các lỗ rỗng của dầm, nhưng nhà thầu thi công quá mỏng, chưa đủ. Lỗi này chủ đầu tư đã lập biên bản, yêu cầu họ xử lý", vị này cho biết.
Được biết, dự án cầu Hòa Lộc do Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Nga Sơn thi công và Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và chuyển giao công nghệ làm tư vấn, giám sát. Chủ đầu tư là BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, thuộc hạng mục của dự án tách nước phân lũ phòng chống ngập úng cho các xã phía nam thị xã Kỳ Anh giai đoạn 2, vốn đầu tư 214 tỷ đồng. Đây là dự án cầu dân sinh phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản cho hơn 500 hộ dân.
PHAN ẤN
Theo vtc.vn
Tàu hàng không người lái nghi của Trung Quốc trôi vào ven biển Tàu hàng dài khoảng 30 m, không có người lái và hàng hóa được phát hiện trôi dạt vào bờ biển Hà Tĩnh. Tối 6/12, người dân thôn Tân Phúc Thành, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) phát hiện một tàu hàng ghi chữ nước ngoài dạt vào cảng Sơn Dương nên trình báo cơ quan chức năng. Lực lượng...