Hà Tĩnh: Đạt OCOP, mật mía Thọ Điền giá tăng gấp đôi, giáp Tết dân nổi lửa đun nấu cả đêm lẫn ngày
Thời điểm này, làng mật mía Thọ Điền, huyện Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) lại nhộn nhịp đêm ngày đỏ lửa để cho ra những mẻ mật thơm lừng phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Mật mía được bán với giá 55.000-60.000đồng/lít, được giá so với nhiều năm.
Nhộn nhịp làng mật mía những ngày giáp Tết
Tìm về làng Thọ Điền, huyện Vũ Quang ( tỉnh Hà Tĩnh) những ngày cuối năm, ngay từ đầu làng, tiếng máy nghiền, máy ép hòa trong tiếng người rộn ràng cả một vùng quê, các lò nấu mật hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ mật đạt chất lượng, phục vụ tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Thời điểm này, tại hợp tác xã Dịch vụ mật mía Sơn Thọ, Thọ Điền, Vũ Quang (tĩnh Hà Tĩnh), người dân tất bật xay mía, nấu mật để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ảnh: PV
Hiện nay, toàn xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh có 100/900 hộ gia đình trồng, làm mật mía, trên diện tích 20 ha, đạt năng suất 160 tấn mật mía/năm.
Trước đây, bà con dùng trâu để ép mía làm mật, trung bình mỗi ngày chỉ làm được khoảng 4 chảo mật (20kg mật/chảo). Hiện nay, bà con dùng máy để ép mía, giúp tăng năng suất, chất lượng hơn trước, mỗi ngày hộ gia đình có thể làm được 12 chảo mật.
Lò nấu mật “đỏ lửa” suốt ngày đêm. Ảnh: PV
Để có những giọt mật mía thơm ngon, sánh mịn phải trải qua nhiều công đoạn như: làm sạch mía, ép lấy nước, nấu và chắt lọc mật. Nước ép mía sau khi lọc bỏ tạp chất, sẽ được nấu trong một chiếc chảo lớn.
Video đang HOT
Mật sau khi được nấu xong sẽ được để nguội trong vòng 3 giờ. Ảnh: PV
Trong quá trình nấu mật, người dân dùng một chiếc môi lớn, cán dài đảo liên tục, đều tay, khi nước mía sôi sẽ dùng chiếc vợt có lưới bằng vải màn vớt bọt, tạp chất cho đến khi hết. Tiếp đó, qua 3-4 giờ nấu liên tục là có thể thu được mật thành phẩm đạt tiêu chuẩn.
Những mẻ mật được người dân nấu đun nấu, khuấy đều tay, khi nước mía sôi sẽ dùng chiếc vợt có lưới bằng vải màn vớt bọt, tạp chất cho đến khi hết. Ảnh: PV
Anh Nguyễn Văn Dũng (trú tại xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang), cho biết: “Nghề làm mật mía là công việc truyền thống của gia đình, tuy vất vả nhưng đổi lại thu nhập ổn định, năm nào cũng có một cái Tết đủ đầy. Do vào dịp gần tết, người dân đặt mật nhiều nên chúng tôi thường phải dậy từ lúc 4h sáng để làm mật”.
Đạt chuẩn OCOP, giá mật mía đứng vững thị trường
Theo anh Nguyễn Văn Dũng, công đoạn kéo mật công phu, mất thời gian, phức tạp nhất. Người nấu mật phải đảo liên tục, đều tay. Khi mật sôi, nếu không kịp vớt váng bọt, làm mật trào sẽ có màu đen, kém thơm ngon. Khi nước mía chuyển qua sền sệt, có màu nâu vàng, công việc nấu mật mới hoàn tất.
Những ngày cuối năm, người dân làng mật mía Thọ Điền, Vũ Quang lại tất bật vào vụ mật mía Tết. Ảnh: PV
Bà Đoàn Thị Nhàn – Giám đốc hợp tác xã Dịch vụ mật mía Sơn Thọ, cho hay: “Hợp tác xã Dịch vụ mật mía Sơn Thọ thành lập năm 2020, được công nhận là sản phẩm OCOP trong năm. Những ngày cuối năm, chúng tôi phải làm việc hết công suất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay, mỗi ngày chúng tôi ép khoảng 4 tấn mía tươi, nấu được khoảng 300 lít mật thành phẩm.
Những mẻ mật óng vàng, thơm lừng được người dân làng Thọ Điền, Vũng Quang (Hà Tĩnh) cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán. Ảnh: PV
Khi chưa được công nhận sản phẩm OCOP, giá mật mía chỉ đạt 30.000đồng/lít, nhưng sau khi có OCOP giá mật mía tăng lên 60.000đồng/lít, thậm chí có thời điểm lên đến 70.000đồng/lít, nhưng không có để bán. Các hộ gia đình có thu nhập trung bình khoảng 20 triệu đồng/ tháng, có những hộ lên đến 40 triệu”.
Theo anh Nguyễn Văn Dũng (trú tại xã Thọ Điền, huyện Vũ Quang) mật mía làng Thọ Điền có vị đặc trưng, sánh đặc, vàng thơm, vị ngọt đậm đà. Ảnh: PV
Anh Nguyễn Văn Tuấn (một người chuyên mua mật ở xã Thọ Điền, Vũ Quang), cho hay: “Vào thời điểm cuối tháng chạp, anh thường về xã Thọ Điền và một xã lân cận để thu mật mía. Mật ở đây đặc, thơm ngon, màu sắc đẹp mắt, đảm bảo vệ sinh nên được mọi người, mọi nhà ưa chuộng. Cứ một chuyến tôi về đây, thu mua khoảng 60 lít mật vừa để nấu chè, làm bánh kẹo và biếu người thân”.
Sản phẩm mật mía Thọ Điền, Vũ Quang được đóng thành chai để cung ứng ra thị trường. Ảnh: PV
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Điền, cho biết: “Xã Thọ Điền có truyền thống làm mật mía lâu đời, cũng là địa phương duy nhất của huyện Vũ Quang làm mật mía.
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh trao chứng nhận sản phẩm 3 sao OCOP mật mía Thọ Điền. Ảnh: PV
Vừa qua, trên địa bàn xã có 1 hợp tác xã được chứng nhận sản phẩm 3 sao OCOP cấp tỉnh giúp nhiều thị trường tin tưởng và lựa chọn mật mía Thọ Điền. Trước đây, mật mía chỉ bán với giá 30.000đồng/lít, sau khi là sản phẩm OCOP, giá tăng lên 60.000đồng/lít, người dân làm mật rất vui mừng, phấn khởi”.
Thủ tướng: 'Chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp thuỷ sản"
Thủ tướng yêu cầu chậm nhất trong năm nay, tức là còn 4 tháng nữa, phải chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp thuỷ sản.
Cuộc họp được kết nối trực tuyến tới 28 tỉnh, thành phố ven biển, 136 quận, huyện, thị xã và 675 xã, phường, thị trấn. ẢNH NHẬT BẮC
Hôm nay 7.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp trực tuyến sáng về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu chậm nhất cuối năm nay phải chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm, đưa hoạt động khai thác hải sản trở lại lành mạnh, thúc đẩy ngành thủy sản phát triển đúng hướng.
Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của 675 xã, phường, thị trấn thuộc 28 tỉnh, thành phố ven biển trong việc tổ chức thực hiện, tuyên truyền, vận động nhân dân để đạt được mục tiêu này, vì lợi ích của chính người dân và cộng đồng, đất nước, Thủ tướng đã yêu cầu kết nối trực tiếp với nhiều đơn vị cấp huyện, xã tại những tỉnh có nhiều ngư dân vi phạm để tìm hiểu tình hình thực tế.
Thủ tướng đặt hàng loạt câu hỏi với lãnh đạo các địa phương này: đã tuyên truyền cho người dân về các chủ trương, đường lối, chính sách, quy định về khai thác hải sản chưa? Tuyên truyền bằng cách nào? Việc tổ chức thực hiện thế nào, có khó khăn gì? Tỉnh, huyện có xuống kiểm tra thực tế ở cơ sở không? Trên địa bàn xã, phường có người vi phạm không? Việc tổ chức quản lý cần thế nào để làm tốt hơn trong tình hình hiện nay?...
Thủ tướng cho rằng, trong phòng chống Covid-19, chúng ta đã lấy xã phường làm pháo đài thì việc ngăn chặn vi phạm trong khai thác hải sản cũng phải phát huy vai trò của cấp xã, phường. "Đây là nơi gần dân nhất, sát dân nhất, biết dân nhất, sống với dân, cùng làm với dân, tiếp xúc trực tiếp nhất, nhiều nhất với dân. Ngay từ xã phường phải thực hiện tốt cơ chế cấp ủy lãnh đạo, chính quyền thực hiện quản lý nhà nước, cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vào cuộc, giám sát, vận động, kêu gọi người dân tích cực hưởng ứng, tham gia, chấp hành. Cấp huyện phải kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ cấp xã. Khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh", Thủ tướng nhấn mạnh.
Việc nhỏ mà tổ chức không tốt thì cũng không xong
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý: việc nhỏ nhưng tổ chức không tốt thì việc nhỏ cũng không xong, việc nhỏ thành việc lớn, người dân không muốn vi phạm nhưng không tuyên truyền tốt thì người dân không biết rõ quy định, không hiểu rằng vi phạm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, của địa phương, của cộng đồng và lợi ích của chính người dân như thế nào.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu chậm nhất trong năm nay, tức là còn 4 tháng nữa, phải chấm dứt tình trạng vi phạm nói trên. Ông yêu cầu Ban Chỉ đạo quốc gia phải hoạt động mạnh mẽ, quyết liệt hơn, thường xuyên đôn đốc, kiểm điểm công việc, giám sát, kiểm tra.
Các địa phương phải tổ chức quản lý, hướng dẫn ngư dân thực hiện nghiêm túc, hiệu quả đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về khai thác, đánh bắt thủy sản. "28 tỉnh thành phố, 136 huyện thị và đặc biệt là 675 xã phường thị trấn phải quán triệt, tổ chức thực hiện thật tốt, đạt được mục tiêu", Thủ tướng nhắc nhở.
Thủ tướng lưu ý các địa phương khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt thiết bị VMS, đánh dấu tàu cá, đặc biệt là tại các tỉnh Quảng Trị, Trà Vinh, Quảng Ninh, Hà Tĩnh...
Cùng với đó cần kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng; giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng; thực hiện công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản theo đúng quy định của pháp luật, nhất là tại các tỉnh, thành Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Quảng Trị, Thanh Hóa, Nam Định, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Tiền Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh...
"Những địa phương để xảy ra nhiều vi phạm như Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau... đặc biệt là Kiên Giang cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng và các ban, bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa các giải pháp để ngăn chặn, xử lý dứt điểm tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài", Thủ tướng nói.
Sáng 4/9, Hà Nội chốt "lịch" giãn cách mới, 10 tỉnh 14 ngày không ca mắc Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng, Hà Nội chính thức giãn cách xã hội đợt mới đến 21/9 với 3 mức áp dụng. Hiện 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước. Hà Nội: Ghi nhận 6 F0 mới Sáng nay, Hà Nội ghi nhận 6 ca dương tính SARS-CoV-2, đều là trường...