Hà Tĩnh: Cứ đi 10m là gặp 1 bẫy thú rừng trên núi Hồng Lĩnh
Khoảng 2 tuần nay, trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) xuất hiện một nhóm khoảng 3 người đàn ông từ nơi khác đến cư trú, hằng ngày họ lên đỉnh núi Hồng Lĩnh đặt bẫy bắt thú rừng. Quá trình tuần tra ban đầu, lực lượng kiểm lâm đã thu được hàng trăm chiếc bẫy thú.
Lực lượng kiểm lâm kiểm tra rừng và thu hơn 300 bẫy thú trên núi Hông Lĩnh – Ảnh: X.M
Chiều 10.11, trao đổi với phóng viên báo Một Thế Giới, ông Nguyễn Xuân Mận, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà cho biết đơn vị đang lên kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, xử lý tình trạng săn bắt thú rừng trái phép trên địa bàn.
Khu vực mới nổi lên tình trạng săn bắt thú rừng trái phép gây bức xúc với người dân là vùng núi Hồng Lĩnh, giáp ranh giữa các huyện Can Lộc, Lộc Hà, Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh. Đây là khu vực rừng thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh chạy dài tiếp nối rừng phòng hộ của các huyện kể trên.
Ông Mận cho hay thời gian vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà nhận được phản ánh của người dân thuộc huyện Lộc Hà và Nghi Xuân là có 3 người đàn ông từ huyện Kỳ Anh ra cư trú tại xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân), hằng ngày những người này lên núi Hồng Lĩnh đặt bẫy bắt thú rừng mang về bán. Cũng từ nguồn tin phản ánh của người dân, ở xã Cương Gián có một nhà hàng của hộ dân thuộc xã này chuyên thu mua và bán đặc sản thú rừng.
Video đang HOT
Hơn 300 chiếc bẫy thú do lực lượng kiểm lâm thu về từ khu vực núi Hồng Lĩnh – Ảnh: X.M
“Khi nhận được phản ánh, chúng tôi đã tổ chức đi kiểm tra trên khu vực rừng phòng hộ thuộc xã Tân Lộc đến xã Cương Gián và cả đỉnh núi Hồng Lĩnh. Quá trình đi từ 8 giờ sáng đến 15 giờ, chúng tôi thu được hơn 300 cái bẫy thú. Đây là loại bẫy giật được làm từ dây cáp phanh xe đạp đang còn mới, loại bẫy này nếu các loại thú rừng và gia súc, vật nuôi dẫm vào đều có thể bị mắc.
Trên đường kiểm tra, có chặng dài khoảng 1km không gặp cái bẫy nào, nhưng có tuyến 100-200m cứ đi khoảng 10m là gặp 1 cái bẫy thú. Chúng được bố trí theo từng cụm hàng chục cái, bủa vây những lối mòn mà thú rừng hay qua lại”, ông Mận nói.
Theo Hạt trưởng kiểm lâm huyện Lộc Hà, khu vực mà những kẻ săn thú đặt bẫy là rừng phòng hộ, có các loại cây thông, keo và cây bụi thấp; đây là địa bàn sinh sống của các loại loài thú rừng như hoẵng, khỉ, chồn.
Thời gian gần đây, người dân ở ven rừng cũng phản ánh rằng đã có nhiều vật nuôi như trâu, bò, chó bị dính bẫy thú.
Tình trạng đặt bẫy thú rừng dày đặc trên đỉnh Hồng Lĩnh mới chỉ diễn ra khoảng 2 tuần trở lại đây, trước đây chưa xảy tình trạng đặt bẫy nhiều như thế này.
“Quá trình kiểm tra chưa phát hiện thú rừng bị mắc bẫy, và chúng tôi cũng chưa có bằng chứng để xử lý nhóm người đặt bẫy”, ông Mận cho hay.
Kiểm lâm tiêu hủy một số dụng cụ bẫy thú thu được – Ảnh: X.M
Ông Mận cho biết, hiện Hạt Kiểm lâm Lộc Hà đã báo cáo Đội Kiểm lâm cơ động thuộc Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, Công an các huyện có rừng phòng hộ trên để lên kế hoạch phối hợp kiểm tra, xử lý tình trạng săn bắt thú rừng trái phép đang diễn ra.
Quang Cường
Theo motthegioi
Lạ lùng xin giấy xác nhận độc thân phải nộp lệ phí 100.000 đồng
Hai ngày nay, trên mạng xã hội lan truyền sự việc anh Trịnh Văn Tuấn (ở xóm Hợp Tiến, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đi xin giấy xác nhận tình trạng độc thân phải nộp 100.000 đồng tiền lệ phí.
Ngày 23.3, trên trang cá nhân của anh Trịnh Văn Tuấn đăng ảnh biên lai thu tiền lệ phí, kèm nội dung: "Xin mọi người bỏ ra vài phút để đọc bài viết này, nếu đồng cảm xin hãy share để vì một cộng đồng trong sạch. Sáng 23.3, mình có tới UBND xã Mai Phụ (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) để xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, xong việc chị Hoan phụ trách văn thư yêu cầu mình nộp 100.000 đồng lệ phí có biên lai kèm theo như hình. Mình nghi ngờ và sau khi tìm hiểu theo Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Thông tư số 226/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực thì mức thu thực tế chỉ là 10.000 đồng. Mình thực sự rất bức xúc khi quay lại xã để xác nhận thì nhận được câu trả lời đó là tiền tự nguyện phúc lợi cho địa phương. Sau đó, chị văn thư đưa một tờ đơn "tự nguyện phúc lợi" và bảo mình ký vào. Tới đây, anh em thấy mâu thuẫn rồi đấy, tự nguyện nhưng lại là quy định. Và theo tìm hiểu thì việc này đã có tiền lệ từ lâu, xin hỏi số tiền "tự nguyện" đó ở đâu, làm được những gì cho địa phương và từ đâu lại được cái quyền ra quy định đó?".
Biên lai UBND xã Mai Phu thu 100.000 đồng của anh Trịnh Văn Tuấn.
Sau 1 ngày đăng tải, câu chuyện của anh Tuấn nhận được nhiều lượt chia sẻ và bày tỏ sự bức xúc. Độc giả Đàm Xuân Trần chia sẻ: "Phải lên tiếng, người giàu có nộp còn người nghèo tội họ lắm, khổ còn khổ thêm".
Tài khoản Facebook Vinh Trinh bức xúc: "Đây là khoản thu rất vô lý, dân nghèo mà thu tờ giấy chứng nhận độc thân cao gấp 9 lần xã khác. Gấp 9 lần quy định nhà nước. Khác nào luật vua thua lệ làng".
Anh Tuấn trao đổi với phóng viên.
Chiều 24.3, để tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên báo Dân Việt đã liên hệ với anh Trịnh Văn Tuấn. Trao đổi với PV, anh Tuấn bức xúc: "Đi xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải nộp 100.000 đồng, không biết điều này đúng hay không, riêng bản thân tôi thấy rất bức xúc".
Trao đổi qua điện với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Đức Hậu - Chủ tịch UBND xã Mai Phụ cho biết: "Tôi chưa nắm được vấn đề này. Xã không quy định thu 100.000 đồng làm giấy xác nhận tình trạng độc thân".
Theo Danviet
Đê "dát vàng" tan hoang: Không thể đổ lỗi cho bão! Liên quan đến dự án đê dài hơn 1km được đầu tư 89 tỷ đồng đã bị hỏng chỉ sau một thời gian ngắn bàn giao, Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà đã chỉ đạo làm rõ sự việc. Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà đã chỉ đạo làm rõ dự án đê biển vừa bàn giao đã hư hỏng Như Dân trí...