Hà Tĩnh: “Con nợ tiền tỉ” lừa cả cha mẹ ruột
“Chừ hai thân già ni kiếm vài triệu đồng cũng khó chứ đừng nói cả mấy trăm triệu. Họ mà lấy nhà, lấy đất thì vợ chồng tui đành phải ra đường mà ở chứ biết làm răng” – Cha mẹ ruột của đôi vợ chồng lừa đảo Hải – Tam ngậm ngùi.
Đôi vợ chồng già ấy đang phải đối mặt với khoản nợ khổng lồ 450 triệu đồng mà con gái và con rể Lê Thị Tam – Phan Thanh Hải (số 78, đường Phan Đình Giót, phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) để lại. Là người sinh thành dưỡng dục, họ cũng là nạn nhân của đôi vợ chồng này. Ông là Lê Đình A, bà là Phạm Thị Hảo (cùng 68 tuổi) ở thôn 3, xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Nơi ông bà sống hiện dấy lên tin đồn có nhiều người ở thành phố đang về đây xiết nợ hai ông bà già.
Ngôi nhà cấp 4 khá khang trang của ông A và bà Hảo từ hơn một tuần nay cửa luôn đóng kín. Cứ có tiếng xe máy vụt qua, tiếng người gọi cửa là vợ chồng ông lại giật mình thon thót, lo có chủ nợ ghé nhà. Lúc chúng tôi đến, phải gọi mãi ông A mới chịu ra mở cửa. Ông lão tóc bạc trắng, mệt mỏi, vốn gày gò lại càng như quắt lại trước tội lỗi của các con.
Vì trót cho con mượn bìa đất, nhà cửa cầm cố 450 triệu đồng, vợ chồng ông A bà Hảo có khả năng phải ra đường
Bà Hảo sụt sùi kể: “Mấy tháng trước, con Tam gọi điện về bảo cho nó mượn cái sổ đỏ. Hỏi để làm gì thì nó không nói, đến vài ba hôm sau thấy nó về cũng không nói chi đến chuyện này nữa. Thế rồi mấy hôm sau tui vô mở tủ thì không thấy cái sổ đỏ nữa. Gọi điện gặng hỏi thì nó trả lời tỉnh bơ: con mượn đi cầm cố rồi. Mấy bữa nữa giải quyết xong chuyện làm ăn, con lấy về trả lại cho bố mẹ”.
Thấy con xây nhà, mua xe rình rang, vợ chồng ông A bà Hảo có phần yên tâm. Không ngờ giờ nhận được tin dữ: con gái, con rể bỏ trốn với khoản nợ lên đến hàng chục tỉ đồng. Ông bà càng suy sụp khi hay biết đất đai nhà cửa cũng bị con cầm cố lấy số tiền 450 triệu đồng.
Theo ông A, cách đây vài hôm có ông L. ở thành phố Hà Tĩnh về báo cho biết sổ đỏ, nhà cửa, vườn tược của ông bà đã bị vợ chồng Tam – Hải cầm cố lấy 450 triệu đồng. Ông L. cho hạn trả tiền trong vòng 3 tháng, quá hạn thì ông L. sẽ lấy nhà cửa. “Bây giờ hai thân già này kiếm vài triệu đồng cũng đã khó huống chi nói đến cả mấy trăm triệu bạc. Vay thì phải trả, con lừa gạt thì bố mẹ phải chịu thôi” – bà Hảo nghẹn ngào.
Video đang HOT
Cũng theo ông A, ngoài vợ chồng ông, vợ chồng Hải – Tam còn lừa gạt của mấy anh chị em ruột với tổng số tiền hàng trăm triệu đồng. Như người con trai đầu của ông A đứng ra vay ngân hàng 220 triệu đồng cho vợ chồng em gái; người con trai thứ 4 của ông A đang làm ở Hàn Quốc cũng gửi cho chị gái toàn bộ số vốn tích cóp được; ngoài ra anh này còn vay của bạn bè vài trăm triệu đồng gửi về cho chị. Nhiều anh em trong họ cũng cho Hải – Tam vay từ 10 đến 30 triệu đồng mà chưa đòi được.
Bà Hảo nằm bẹp suốt ngày kể từ khi biết con gây họa.
Theo Dân Trí
Cần lật lại vụ án con giết mẹ
Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long đã chuyển hồ sơ vụ án Huỳnh Văn Quyên phạm tội giết người, Lê Thị Tám phạm tội che giấu tội phạm (vừa được cho tại ngoại ngày 21-7) sang VKSND tỉnh Vĩnh Long.
Với những mâu thuẫn trong kết luận điều tra lần này, liệu vụ án có được làm sáng tỏ?
Sự thật ở đâu ?
Điểm đặc biệt trong kết luận điều tra lần này là CQĐT Công an tỉnh Vĩnh Long đã chuyển tội danh đối với bị can Lê Thị Tám từ giết người sang che giấu tội phạm nhưng lại không giải thích lý do chuyển đổi tội danh cũng như nguyên nhân vì sao trước đây bị can Tám nhận tội? (Trong khi hồ sơ thể hiện ban đầu bị can Quyên không nhận tội nhưng khi bị can Tám khai nhận đã đè chân để Quyên bóp cổ mẹ chồng, từ đó Quyên mới nhận tội).
Bên cạnh lời khai của nhân chứng Trần Thị Ngọc Yến (người có nhiều lời khai bất nhất ngay từ giai đoạn điều tra cho đến phiên tòa phúc thẩm), trong kết luận điều tra mới xuất hiện thêm nhân chứng thứ hai là anh Dương Quang Phuông (viết đơn tố giác sau khi vụ án xảy ra đã hơn 3 năm và sau khi phiên tòa phúc thẩm hủy án) và 6 nhân chứng ở cùng buồng giam từng nghe bị can Quyên - Tám kể lại chuyện giết mẹ.
Những nhân chứng này hầu hết không nhớ số buồng giam và tên những người bị giam chung, vậy mà họ nhớ rất chi tiết từng lời tâm sự về việc giết mẹ của Quyên - Tám, đặc biệt nhớ cả tên ấp, xã - nơi cư ngụ của hai bị can này (?!).
Bà Lê Thị Tám (phải) rời trại giam. Ảnh: MINH SƠN
Theo đó, cả 6 nhân chứng đều khai nghe Quyên - Tám kể lại vì Quyên tức giận nên bóp cổ mẹ chết, tuy nhiên trong đó có nhân chứng khai Quyên kể bóp cổ mẹ nhưng mẹ vùng vẫy nên gọi vợ đến đè hai chân, có nhân chứng lại khai Quyên bóp cổ mẹ chết rồi gọi vợ đè hai chân. Cả hai lời khai này đều khó có thể chấp nhận.
Bởi nếu vì tức giận dẫn đến bóp cổ mẹ, một người đàn ông 45 tuổi, cao 1,80 m, nặng gần 90 kg trong trạng thái tinh thần tức giận, bóp cổ một người già gần 80 tuổi, vì sao không để lại một dấu vết nào trên thân thể nạn nhân như kết luận pháp y? Còn nếu bóp cổ mẹ chết rồi, Quyên còn kêu vợ đến đè chân để làm gì? Vậy vì sao các nhân chứng đưa ra những lời khai này? Sự thật nằm ở đâu?
Nhiều vấn đề chưa sáng tỏ
Trước hết, về động cơ giết người cũng thể hiện rất mơ hồ trong kết luận điều tra mới. Trước đây, CQĐT cho rằng do không muốn mẹ chia đất cho các chị cộng thêm việc bà Dương Thị Tám (mẹ Quyên) cằn nhằn về việc làm đám giỗ sơ sài dẫn đến việc cự cãi và Quyên bóp cổ giết chết mẹ có sự trợ giúp của vợ. Trong kết luận điều tra mới, Quyên gọi bà Dương Thị Tám dậy đi Cà Mau, bà tiếp tục rầy la Quyên về việc ép chuối, tổ chức đám giỗ không đúng ý bà và vì bà không chịu đi Cà Mau nên Quyên đến bên giường bà, dùng tay trái nắm vào cổ bà, tay phải Quyên ôm sau lưng kéo lại.
Do bà vùng vẫy nên Quyên bóp mạnh tay. Khoảng 3-5 phút, bà không còn cử động nữa. Như vậy mâu thuẫn, nếu có, liệu có đến mức khiến Quyên phải giết người? Chưa nói đến tình tiết vợ chồng Quyên có ý thức dìm xác mẹ xuống sông nhưng lại chỉ nhặt 4 viên gạch thẻ rồi đi tìm bao cho vào, trong khi Quyên có sức khỏe, xung quanh nhà có nhiều gạch bê tông nặng 5-10 kg? Chưa nói đến việc muốn dìm xác nạn nhân xuống sông nhưng lại chỉ quấn dây hờ hững (bằng chứng thi thể nạn nhân không có dấu vết bị cột dây) là điều khó chấp nhận.
Cơ chế để lại dấu vết và khả năng chết lâm sàng là hai câu hỏi cực kỳ quan trọng để làm sáng tỏ vụ án nhưng trong kết luận điều tra cũng chỉ nói chung chung, không giải thích rõ ràng, thậm chí mâu thuẫn.
Một điểm bất thường ở kết luận điều tra lần này là không nói rõ kết luận điều tra được thành lập trên cơ sở bao nhiêu tập, bao nhiêu bút lục? Được biết, theo hồ sơ tại VKSND tỉnh Vĩnh Long, hồ sơ CQĐT tỉnh Vĩnh Long chuyển qua có số bút lục cuối cùng là 1939 với 8 tập (trong đó biên bản bàn giao vụ án từ CQĐT tỉnh Vĩnh Long sang VKSND tỉnh Vĩnh Long không có bút lục).
Sẽ yêu cầu khởi tố nhân chứng
Trao đổi với chúng tôi ngày 2-8, luật sư Trương Đình Tùng (Đoàn Luật sư TPHCM), người nhận bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho hai bị can Quyên - Tám, nói có đầy đủ chứng cứ trong hồ sơ vụ án chứng minh nhân chứng Trần Thị Ngọc Yến cố tình khai man và vì vậy, luật sư Tùng đang lập hồ sơ yêu cầu khởi tố người này.
Ngoài ra, theo luật sư Tùng, trong các phiên tòa trước đây, ông đã yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án cho Bộ Công an điều tra vì không tin tưởng vào sự điều tra khách quan của CQĐT tỉnh Vĩnh Long. Trong lần điều tra lại này, có sự tham gia hỏi cung của cán bộ điều tra Bộ Công an nhưng kết luận điều tra vẫn là của CQĐT Công an tỉnh Vĩnh Long.
Theo Người Lao Động
Con dâu thoát tội giết mẹ chồng sau 4 năm tạm giam Báo PLVN đã có loạt tin, bài phản ánh việc TAND tỉnh Vĩnh Long xét xử, tuyên phạt bị cáo Huỳnh Văn Quyên tù chung thân, phạt bị cáo Lê Thị Tám (SN 1967, vợ ông Quyên) 13 năm tù về tội "Giết người". Ngày 3/3/2010, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ...