Hà Tĩnh có 6.697 doanh nghiệp, đơn vị SXKD đang hoạt động
Theo Sở kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 5/10/2018, Hà Tĩnh có 6.697 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh đang hoạt động (bằng 98,7% so với cùng kỳ).
Sản xuất sợi tại Công ty cổ phần Vinatex Hồng Lĩnh
Trong đó, có 4.956 doanh nghiệp, 526 chi nhánh, 158 văn phòng đại diện và 530 địa điểm kinh doanh.
Chỉ tính riêng trong thời gian 5 ngày đầu tháng 10 (từ 1 – 5), trên địa bàn tỉnh có 33 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được thành lập mới.
Video đang HOT
Doanh nghiệp giải quyết một số thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đăng ký, sản xuất, kinh doanh tại Trung tâm Hành chính công tỉnh
Trong đó, tập trung nhiều nhất tại TP Hà Tĩnh với 14 doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh; các địa phương thị xã Kỳ Anh, huyện Cẩm Xuyên chiếm tỷ lệ cao với 4 doanh nghiệp, chi nhánh, địa điểm kinh doanh.
Nghị định 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 10/10/2018 nhằm giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình gia nhập, hoạt động.
Theo đó, Nghị định quy định doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, khi thực hiện thủ tục, người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Ngoài ra, Nghị định còn có một số điểm mới đáng lưu ý, như: quy định cụ thể việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh, sửa đổi quy định về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp…
Theo baohatinh
Hà Tĩnh: 400 hộ dân huyện Đức Thọ đang bị cô lập
Nhằm đối phó với cơn bão số 3 sắp đổ bộ vào đất liền, chiều 18.7, tỉnh Hà Tĩnh đã phát văn bản hỏa tốc chỉ đạo các địa phương triển khai công tác sơ tán dân ở những vùng có nguy cơ lũ quét và sạt lở.
Để chủ động ứng phó với lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, ngày 18.7, tỉnh Hà Tĩnh phát công văn hỏa tốc chỉ đạo các xã kiểm tra rà soát các khu vực nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất thông báo cho nhân dân.
Đồng thời, triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng, căn cứ tình hình thực tế triển khai ngay công tác sơ tán dân đến nơi đảm bảo an toàn.
Người dân Hà Tĩnh chằng, néo nhà cửa trước khi cơn bão số 3 (Sơn Tinh) đổ bộ.
Theo đó, trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có 33 xã thuộc 5 huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Kỳ Anh và Nghi Xuân nằm trong diện nguy cơ bị lũ quét và sạt lở đất cao. Trong đó, huyện Hương Sơn có 18/32 xã, thị trấn nằm trong vùng nguy cơ cao. Riêng tuyến Quốc lộ 8A thuộc địa phận xã Sơn Kim 1 huyện Hương Sơn tại Km 80 300 (gần Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo) đã xảy ra sạt lở mái ta-luy dương với hơn 40m3 đất đá tràn xuống đường và làm đứt 30m đường dẫn đầu cầu Trốc Vạc.
Đường vào xã Đức Giang huyện Vũ Quang bị ngập nặng, dân bị cô lập.
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, chiều tối 18.7, tại các huyện Đức Thọ và Vũ Quang mưa lớn vẫn kéo dài, lũ từ các sông lên cao, khiến hàng ngàn hộ dân đang bị cô lập, hàng ngàn ha diện tích lúa và hoa màu ngập trong nước. Đặc biệt, tại xã Đức An huyện Đức Thọ có khoảng 400 hộ dân đang bị cô lập; 2.600ha diện tích lúa hoa màu và 200ha diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản đang chìm trong biển nước.
Theo Danviet
Chủ tịch Thanh Hóa phê bình huyện mải họp khi bão số 3 vào Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đã phê bình Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương vì không chấp hành yêu cầu của UBND tỉnh về hoãn tất cả các cuộc họp để chỉ đạo công tác phòng chống bão mà vẫn họp HĐND. Ngày 18.7, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng đã đi kiểm tra công tác...