Hà Tĩnh: “Chừng nào còn sức khỏe thì tôi sẽ còn hiến máu cứu người”
“Mỗi lần hiến máu là trong tôi luôn hy vọng giọt máu của mình sẽ cho ai đó thêm tia hy vọng được cứu sống. Cứ nghĩ đến điều đó là tôi thấy hạnh phúc lắm rồi. Chừng nào còn sức khỏe thì tôi vẫn sẽ còn hiến máu tình nguyện”, anh Võ Quang Đạt, người trong vòng 10 năm qua đã 19 lần hiến máu cứu người chia sẻ.
Anh Đạt trong một lần tham gia hiến máu tình nguyện
Trong một lần đi đưa tin tại ngày hội hiến máu, chúng tôi đã được gặp anh Võ Quang Đạt (SN 1981) ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Dáng người nhỏ nhắn nhưng không ai ngờ được, trong 10 năm qua anh đã 19 lần đi hiến máu.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Đạt vẫn nhớ như in lần đi hiến máu đầu tiên, đó là cái cảm giác hồi hộp, lo lắng lúc chờ hiến máu, rồi hạnh phúc khi biết giọt máu của mình sẽ có thể giúp được một bệnh nhân nào đó có cơ hội được sống.
“Năm 2001, lúc đó đang là sinh viên năm thứ 2 – Đại học Sư phạm Huế, tôi được Hội sinh viên nhà trường vận động tham gia hiến máu tình nguyện. Lúc đồng ý tham gia tôi rất hồi hộp, lo lắng. Tôi sợ hiến máu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe”. anh Đạt nhớ lại.
Thế nhưng, sau lần hiến máu ấy, sức khỏe của anh không những không ảnh hưởng mà còn tốt hơn. Từ đó, anh hăng say tham gia các phong trào tình nguyện, đi tuyên truyền để mọi người hiểu rõ hơn những lợi ích cũng như ý nghĩa của việc hiến máu.
Sau khi ra trường anh vẫn giữ cái nhiệt huyết ấy. Anh luôn đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện, là tuyên truyền viên tích cực vận động người thân, bạn bè, đồng nghiệp tham gia.
Anh hiện đang là chuyên viên Ban Tuyên giáo của huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).
Video đang HOT
Trong 10 năm về công tác tại Huyện ủy Can Lộc, anh Đạt đã có tới 19 lần tham gia hiến máu nhân đạo. Anh là một trong 20 cá nhân được Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hà Tĩnh tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2018.
Anh Đạt là một trong 20 cá nhân được Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hà Tĩnh tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2018
“Trong giai đoạn sinh viên đến giờ tôi cũng không nhớ được chính xác bao nhiêu lần mình đã đi hiến máu. Nhưng từ khi về công tác tại Huyện ủy Can Lộc đến nay đã 10 năm thì trung bình mỗi năm tôi đều đặn đi hiến máu 2 lần”, anh Đạt cho biết.
“Nhìn tôi nhỏ con thế này nhiều người khuyên không nên hiến máu nhiều, điều đó là không đúng. Chỉ cần hiến máu đúng thời gian, ăn uống, sinh hoạt đầy đủ, đều đặn thì không những không ảnh hưởng mà sức khỏe sẽ còn cải thiện tốt hơn”
Chia sẻ về phương châm sống của mình, anh Đạt tâm sự: “Sống là phải biết chia sẻ. Những lúc bạn gặp hoạn nạn mà nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của người khác thì bạn mới biết được cái cảm giác nó quý giá như thế nào. Tôi chỉ mong sao mình luôn đảm bảo sức khỏe để tiếp tục được hiến máu”.
Với những việc làm ý nghĩa ấy, anh đã nhận được nhiều giấy khen của các cấp ngành. Và trong năm 2018, anh là một trong 20 cá nhân được Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hà Tĩnh tôn vinh người hiến máu tiêu biểu.
Anh Đạt cũng chia sẻ thêm, hiện tại ở huyện Can Lộc chưa thành lập Câu lạc bộ (CLB) ngân hàng máu sống. Chính vì vậy mà anh rất mong muốn, ấp ủ trong thời gian tới CLB này sớm ra đời để mỗi khi người bệnh trên địa bàn thiếu máu lập tức sẽ có người có nhóm máu phù hợp đến hiến.
Xuân Sinh
Theo Dân trí
Hà Tĩnh: Cảm phục anh thợ hồ hơn 20 lần hiến máu cứu người
"Mình hiến máu cứu người không vì mục đích gì cả mà nó xuất phát từ cái tâm thôi. Mỗi lần đi hiến máu mình không hề có đắn đo, cứ nghĩ việc mình làm sẽ giúp được nhiều người là trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm và thoải mái rồi."
Đó là chia sẻ bộc bạch của anh Nguyễn Đức Dương (SN 1975, trú thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh). Mặc dù công việc hàng ngày vất vả, bộn bề với nỗi lo "cơm áo gạo tiền", nhưng gần 9 năm qua, anh đã 21 lần tham gia hiến máu tình nguyện cứu người.
Chia sẻ về câu chuyện "bén duyên" với hoạt động hiến máu, anh Dương cho biết, năm 2009, trong một lần nghe loa phát thanh xã vận động người dân đi hiến máu, anh đã một mình lên UBND huyện tham gia hiến máu lần đầu tiên. Lúc ấy, kết quả xét nghiệm cho biết anh có nhóm máu AB, có thể cho máu để cứu người nên anh vui lắm, cái cảm giác đó đối với anh không sao quên được.
Anh Dương rất vui vẻ khi kể về hoạt động hiến máu cứu người của mình.
Ngày ngày đi phụ hồ, hoặc ai thuê gì làm nấy; vợ cũng không có việc làm, 2 con nhỏ đang trong độ tuổi đi học cùng người mẹ già nên cuộc sống gia đình anh Dương hết sức vất vả. Thế nhưng, hễ có người bệnh cần hiến máu là anh lại sẵn sàng tình nguyện tham gia.
"Ngoài việc hiến máu ở các đợt phát động, thì khi có bệnh nhân nghèo mổ tim, thận hoặc cần máu điều trị bệnh hiểm nghèo, tôi luôn sẵn sàng. Có những năm tôi hiến đến 3 lần như năm 2014 và năm 2017" - anh Dương nói.
Có người cho rằng anh "gàn dở", đi phụ hồ kiếm từng đồng đóng học cho con mà lại cho máu không lấy tiền; nhưng với anh, hiến máu cứu người là hành động cao cả, nhân văn. Minh chứng cho điều đó, kể từ lần hiến máu đầu tiên, đến nay anh Dương đã có "bảng thành tích" với 18 lần hiến máu tại Bệnh viện đa huyện Lộc Hà và 3 lần hiến máu trực tiếp tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh.
Hàng chục tấm giấy chứng nhận hiến máu của các hội viên trong nhóm mà anh Dương vận động được anh Dương cất giữ cẩn thận.
Ngoài việc tự mình đi hiến máu, anh Dương còn vận động được rất nhiều thanh niên ở địa phương cùng tham gia. Đến nay, anh đã thành lập nhóm và vận động được gần 100 lượt hiến máu.
Nhận xét về anh phụ hồ có tấm lòng cao cả này, anh Đào Khắc Qúy - Bí thư Huyện đoàn Lộc Hà nói: "Với sức khỏe tốt và sự nhiệt tình, nhiều năm qua, anh Dương đã tích cực hiến máu cứu người, giúp nhiều bệnh nhân nghèo vượt qua cơn nguy kịch. Anh Dương là tấm gương điển hình về hoạt động hiến máu của địa phương".
Với nghĩa cử cao đẹp của người thợ hồ, Hội Chữ thập đỏ từ huyện đến tỉnh đã nhiều lần trao tặng Giấy khen cho anh Dương.
Với những thành tích 21 lần hiến máu tình nguyện anh Dương đã nhận rất nhiều Giấy khen của Hội Chữ thập đỏ tỉnh trong công tác hiến máu tình nguyện.
Tiến Hiệp
Theo Dân trí
Cô lao công hiến máu tình nguyện để bù đắp nỗi đau mất con gái Nhìn các bé bị trọc đầu do hóa trị ung thư, chị Nguyễn Thị Lương (Hà Nội) như thấy lại hình ảnh con gái mình ngày xưa. Sáng 12/5 chị Lương đến UBND phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, sớm hơn thường lệ để quét dọn khuôn viên - công việc của một nhân viên vệ sinh ở phường. Hơn 8h, chị...