Hà Tĩnh: Chính sách tam nông- đòn bẩy thúc đẩy nông dân làm ăn lớn
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của BCH Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông thôn, nông dân với nhiều chính sách đồng bộ, nguồn lực tương xứng là đòn bẩy đưa nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng hiện đại, thúc đẩy nông dân làm giàu.
Gia đình chị Trần Thị Tuyết (xã Sơn Trung – Hương Sơn) trước chỉ nuôi vài con hươu, lời lãi không đáng kể. Được sự tiếp sức từ chính sách hỗ trợ, gia đình mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mở rộng chăn nuôi.
Được thụ hưởng các chính sách ưu đãi, gia đình chị Trần Thị Tuyết đã tăng đàn hươu lên hơn 100 con
“Năm 2016, tôi vay ngân hàng 700 triệu đồng với lãi suất ưu đãi, cùng 150 triệu đồng hỗ trợ của Nhà nước xây dựng trang trại nuôi hươu. Đến nay, gia đình đã phát triển đàn hươu lên hơn 100 con, cho doanh thu trên 300 triệu đồng/năm. Nếu Nhà nước không hỗ trợ, chúng tôi khó mà phát triển được quy mô, tăng đàn như hiện nay” – chị Tuyết phấn khởi.
Trang trại tổng hợp của gia đình anh Nguyễn Văn Ánh (Kỳ Tân – Kỳ Anh) cho doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm
Bên cạnh gia trại, trang trại, hộ cá thể, Hà Tĩnh hình thành hình thức sản xuất tập trung, từng bước đồng nhất về giống, công nghệ, sản phẩm gắn xây dựng thương hiệu. Bỏ qua lối sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, HTX Tổng hợp Bình Phong (xã Đức Lĩnh – Vũ Quang) hướng vào các sản phẩm chủ lực quy mô lớn.
Ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Lĩnh chia sẻ: “Những vùng đất hoang vu đã được thay bằng 20 ha cam chanh thâm canh, xoay vòng 300 con lợn liên kết/lứa và nhiều dịch vụ khác, mang về nguồn thu 5 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 1,8 tỷ đồng/năm cho 16 thnh viên HTX. Trong sự chuyển mình phát triển, HTX được hỗ trợ kịp thời từ các chính sách của tỉnh, huyện”.
Được Doanh nghiệp tư nhân Tân Thanh Phong làm đầu kéo, cam Hà Tĩnh đã vào các siêu thị lớn trên toàn quốc
Video đang HOT
Đó là 2 trong số nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của Hà Tĩnh được hưởng lợi từ Nghị quyết 26. Nghị quyết ra đời cùng đề án tái cơ cấu nông nghiệp Hà Tĩnh giúp hình thành 3 vùng sinh thái (miền núi, đồng bằng, ven biển) gắn bộ sản phẩm chủ lực, khẳng định thế mạnh của nông nghiệp Hà Tĩnh như: Lợn, bò, hươu, cam, bưởi, chè, rau – củ – quả…
Quan trọng hơn, tư duy người nông dân đã thay đổi, không còn suy nghĩ “được mất nhờ trời”, mà đã bắt tay với doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết tiềm năng. Những vùng dược liệu tốt tươi, những đồi chè tít tắp từ Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh là hiện thực hóa cho nỗ lực xây dựng nền nông nghiệp hiện đại.
Nông dân Cẩm Xuyên liên kết trồng dược liệu với Công ty CP Dược Hà Tĩnh, thu trên 100 triệu đồng/ha
Ông Trần Đình Gia – Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh trao đổi: “Hiện tại, toàn huyện có 460 ha chè liên kết và trong quy hoạch là 600 ha, tập trung các xã vùng thượng. Không chỉ mở rộng diện tích, người sản xuất tuân thủ nghiêm quy trình VietGap, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Ngoài ra, Kỳ Anh còn phát triển vùng nguyên liệu sắn liên kết, tăng diện tích, nâng cao chất lượng, đảm bảo liên kết bền vững với Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hà Tĩnh tại địa phương”.
460 ha chè liên kết của huyện Kỳ Anh đã tham gia xuất khẩu
Có thể khẳng định rằng, Nghị quyết 26 đã mở ra cơ hội lớn, làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống người dân Hà Tĩnh. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm rõ rệt; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng nhanh, đến cuối năm 2017 ước đạt khoảng 28 triệu đồng, tăng 21 triệu đồng so với năm 2008.
Bà Nguyễn Thị Nhuần – Phó Chủ tịch Hội Nông dân Hà Tĩnh cho biết: “Năm 2010 trở về trước, chính sách nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ, cú nhát nên sản xuất nhỏ lẻ, phân tán. Nghị quyết “tam nông” được triển khai ở Hà Tĩnh với những chính sách vừa mang tính tổng thể, vừa mang tính đột phá, đặc thù, tác động lớn tới nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, các chính sách hỗ trợ lãi suất, cơ giới hóa sản xuất, khuyến khích phát triển sản xuất đã hình thành các hình thức sản xuất vừa tập trung vừa phân tán, nâng cao giá trị sản phẩm. Từ đây, không chỉ tạo động lực cho nông dân làm giàu mà còn trao cơ hội để nhiều trí thức trẻ quay về với sản xuất nông nghiệp”.
Theo Thu Phương – Phan Trâm (Báo Hà Tĩnh)
Đặc khu kinh tế thế giới thành công không nhiều, 99,6 % người dân Vân Đồn đồng ý thành lập
Trước băn khoăn của TS. Trần Đình Thiên về việc mô hình đặc khu kinh tế trên thế giới thành công không nhiều, ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết có nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ đã tìm hiểu và 99,6% người dân Vân Đồn đồng thuận với việc thành lập Đặc khu Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh khẳng định đã sẵn sàng để làm Đặc khu Vân Đồn
Sáng nay, 18.5, VTV 24 đã tổ chức hội thảo "Đặc khu - thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công" tạo cơ hội thảo luận về Luật Đặc khu kinh tế sẽ được trình quốc hội thông qua trong một vài ngày tới.
Dẫn dắt phiên thảo luận TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định: Chúng ta đang tiến rất gần tới đặc khu. Tuy nhiên, trên thế giới Đặc khu kinh tế thành công không nhiều. Trong khi đó, Việt Nam còn đang vật vã với khu công nghiệp, khu kinh tế, thế giới thì luôn tục đổi mới. Cùng với đó, trên thế giới Đặc khu cũng đã tới thế hệ thứ 4, thứ 5, còn Việt Nam mới chỉ ở điểm xuất phát.
Muốn thành công, xuất phát muộn thì chúng ta phải vượt lên. Theo tôi đánh giá Việt Nam có cơ hội để vượt lên bằng các kinh nghiệm của quốc tế, nhưng chúng ta có muốn vượt lên không? Ông Thiên đặt vấn đề.
Để trả lời một phần câu hỏi trên, ông Thiên đặt vấn đề với ông Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - tỉnh có đặc khu Vân Đồn rằng, bằng kinh nghiệm nghiên cứu, mời gọi nhà đầu tư nước ngoài, ông Thành có tin Đặc khu Vân Đồn sẽ thành công?
Năm 2013 đã có nhà đầu tư Mỹ hàng đầu thế giới tìm hiểu Đặc khu Vân Đồn
Trả lời câu hỏi trên ông ông Thiên, ông Thành kể lại câu chuyện mời gọi nhà đầu tư năm 2013. Theo đó, một trong những nhà đầu tư Mỹ được đánh giá là hàng đầu thế giới vào tỉnh Quảng Ninh để tìm hiểu về đặc khu Vân Đồn.
"Họ đã xuất Hạ Long, bay 3 vòng để khảo sát Vân Đồn và đưa ra 4 câu hỏi, khiến tỉnh Quảng Ninh khi đó phải trăn trở", ông Thành nói.
Chia sẻ về các trăn trở với nhà đầu tư chiến lược, ông Thành cho biết: Thắc mắc đầu tiên của nhà đầu tư là chủ trương, định hướng, quy hoạch tầm quốc gia sẽ xây dựng bao nhiêu đặc khu kinh tế và ở vị trí nào?
Thứ 2 là Xây dựng đặc khu phải theo cơ chế chính sách đặc biệt, có cơ chế hành chính hiện đại. Tuy nhiên, những điều này cần được luật hoá, vậy bao giờ luật này được ban hành?
Thứ 3 là nhà đầu tư băn khoăn là tiếp cận mỗi cấp ngành địa phương lại đưa những thông tin khác nhau. Vậy đâu là đầu mối để họ tin cậy, vai trò của tỉnh là gì, có đủ quyền và trách nhiệm để giải quyết vấn đề của nhà đầu tư.
Thứ 4 là nhà đầu tư ấn tượng rất tốt với vị trí địa lý của Vân đồn, nhưng điều kiện hạ tầng ở đây còn hạ chế, nhất là hạ tầng giao thông kết nối. "Quý vị có cam kết có sân bay, có đường cao tốc, nhưng bao giờ có? Và có các hợp đồng cam kết cụ thể về cơ sở hạ tầng này?", ông Thành chia sẻ băn khoăn của nhà đầu tư chiến lược đặt ra khi tìm hiểu về Đặc khu Vân Đồn.
Theo đó, ông Thành cho biết, thời điểm 2013, chúng ta chưa có Luật Đặc khu, vì thế tỉnh không thể trả lời cho nhà đầu tư những câu hỏi trên và cơ hội vẫn còn bỏ ngỏ.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào Quảng Ninh, tỉnh chỉ có thể làm những việc không vượt thẩm quyền của Tỉnh. Còn những việc vượt thẩm quyền tỉnh chỉ biết đề xuất, báo cáo lên Bộ Chính trị, Chỉnh phủ và các bộ.
Khẳng định về quyết tâm của tỉnh Quảng Ninh để thành lập đặc khu và làm thành công đặc khu, ông Thành tin tưởng các yếu tố nền tảng của Vân Đồn đảm bảo sự phát triển và thành công của Đặc khu kinh tế.
Ông Thành cũng kỳ vọng Luật Đặc khu sớm được thông qua sau khi đã có những chủ trương khá rõ ràng là xây dựng 3 đặc khu kinh tế và Luật về đơn vị hành chính cũng đã được chuẩn bị khá công phu.
99,6% người dân Vân Đồn đồng thuận thành lập Đặc khu
Luật Đặc khu xác định rõ cần xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả cao, trao quyền rất lớn cho người đứng đầu cho người đứng đầu. Đây được coi là những yếu tố tạo ra đột phá cho Dự thảo Luật.
Ông Thành khẳng định Quảng Ninh đang tập trung cao độ để chuẩn bị các yếu tố cần và đủ cho Đặc khu, đặc biệt là cảng hàng không Quốc tế, cuối năm nay sẽ có chuyến bay thương mại đầu tiên cất cánh. Còn cao tốc Vân Đồn - Hà Nội đi vào hoạt động sẽ giảm thời gian từ Hà Nội tới Vân Đồn từ 5 tiếng xuống 2 tiếng đồng hồ. "Những điều chuẩn bị trên đã hội tụ đầu đủ yêu cầu của thị trường đặt ra để hình thành Đặc khu", ông Thành nhấn mạnh.
Sau những quyết tâm nêu trên của ông Thành, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, có nhà đầu tư đặt câu hỏi với ông Thành: "Hiện Quảng Ninh đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở hay đã có ổ để gà đẻ trứng vàng, nhưng tỉnh có nhận được sự đồng thuận của người dân? Và chính quyền địa phương ủng hộ các dự án ra sao?"
Ông Thành hồ hởi chia sẻ: Đặc khu là mục tiêu phát triển lớn của tỉnh. Và việc xây dựng đặc khu đã được tính toán kỹ giữa lợi ích và tác động tới đời sống của người dân. Theo kết quả lấy ý kiến của người dân về việc xây dựng đặc khu thì 99,6% cử tri Vân Đồn đồng thuận với việc xây dựng Đặc khu và hội đồng nhân dân thì nhất trí 100%.
Theo đó, ông Thành khẳng định, Quảng Ninh đã sẵn sàng để làm đặc khi khi Luật bắt đầu có hiệu lực.
Theo Danviet
Hàng nghìn cư dân Carina khát khao trở về nhà sau vụ cháy kinh hoàng Hơn một tháng sau vụ cháy chung cư Carina Plaza (quận 8, TPHCM), hàng nghìn cư dân ở đây vẫn chưa biêt ngày nao mơi được quay trở về căn hộ của mình. Lý do là đến thời điểm này, cơ quan chức năng vẫn chưa công bố kết quả kiểm định xem công trình có đươc tiến hành sửa chữa hay không....