Hà Tĩnh cần 42 tỷ đồng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới
Để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học đầu tiên áp dụng, Hà Tĩnh cần phải chi 42 tỷ đồng để đảm bảo các điều kiện dạy và học.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 601/QĐ-UBND ngày 19/02/2020 ban hành kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tỉnh giai đoạn 2020-2025.
Một trong 5 bộ sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông đang được các trường học ở Hà Tĩnh nghiên cứu
Theo đó, trong năm học 2020- 2021, năm đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới ở khối lớp 1 trên địa bàn, tỉnh cần có nguồn kinh phí 42 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí này dùng để sử dụng cho các khâu: Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên; biên soạn, in ấn, xuất bản tài liệu giáo dục địa phương…
Video đang HOT
Tập huấn cho đội ngũ giáo viên là một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch thực hiện
Cũng theo nội dung kế hoạch của UBND tỉnh phê duyệt, nguồn kinh phí này sẽ bao gồm ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nguồn xã hội hóa và các nguồn thu hợp pháp khác.
Ngoài ra, hàng năm, trên cơ sở lộ trình thực hiện và các văn bản hướng dẫn của Trung ương, địa phương về việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Theo baohatinh
Hà Nội: Tăng số lượng trường chuẩn, sẵn sàng cho triển khai chương trình mới
Năm 2019, TP Hà Nội đã công nhận thêm 119 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ trường công lập của toàn TP đạt chuẩn quốc gia lên 71,5%. Cơ sở vật chất của toàn ngành giáo dục tiếp tục được đầu tư.
Việc tăng số lượng trường chuẩn là sự khẳng định về việc tiếp tục tăng chất lượng giáo dục toàn ngành, cũng như chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để sẵn sàng cho chương trình mới.
Theo ông Lê Ngọc Quang - Phó GĐ Sở GD&ĐT Hà Nội, công tác xây dựng trường chuẩn là giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Trường đạt chuẩn tạo ra điều kiện thuận lợi về môi trường làm việc cho thầy và trò, là nền tảng căn bản giúp mỗi nhà trường có thể tiến xa hơn trong công tác phát triển giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Năm 2019, TP giao chỉ tiêu xây dựng 100 trường đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, kết thúc năm 2019, TP đã công nhận 119 trường công lập đạt chuẩn (vượt 19 trường so với chỉ tiêu đề ra), nâng tỷ lệ trường công lập của toàn TP đạt CQG lên 71,5%. Đây là nỗ lực rất lớn của ngành GD&ĐT Thủ đô.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ cuối tháng 10-2018, để được công nhận đạt chuẩn quốc gia, các nhà trường phải được công nhận đạt mức 2 của tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục. Sở GD&ĐT Hà Nội đã thành lập 56 đoàn đánh giá ngoài về kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường nằm trong kế hoạch đề nghị thẩm định công nhận đạt chuẩn quốc gia trong năm 2019.
71,5% trường công lập của toàn TP Hà Nội đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất của toàn ngành giáo dục tiếp tục được đầu tư. Ảnh: T.F
Quận Bắc Từ Liêm là đơn vị đứng đầu tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở Hà Nội. Năm 2019, Phòng GD&ĐT Bắc Từ Liêm đã rà soát, bổ sung, tiếp tục xây dựng mới 49 trường đến năm 2020. Theo đó sẽ có thêm khoảng 1.600 phòng học, phòng phục vụ học tập.
Còn tại quận Hai Bà Trưng, trong năm 2020, quận phấn đấu công nhận mới: 1 trường (MN Hoa Phượng); Công nhận lại: 10 trường (3 trường: MN Việt Bun, MN Lạc Trung, MN Lê Đại Hành; 4 trường: TH Tô Hoàng, TH Lương Yên, TH Thanh Lương, TH Bạch Mai; 3 trường: THCS Vân Hồ, THCS Đoàn Kết, THCS Hai Bà Trưng).
Để đạt chỉ tiêu trên, quận sẽ chỉ đạo các nhà trường điều tra nắm chắc các điều kiện của nhà trường; công tác nhân sự; thuận lợi khó khăn; Chỉ đạo các nhà trường rà soát kiểm định chất lượng giáo dục. Đồng thời, chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và cộng đồng chiến lược phát triển nguồn nhân lực;
Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về giáo dục và kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia năm 2020 của quận. Xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông đến gia đình, cộng đồng qua các phương tiện thông tin đại chúng về giáo dục.
Trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy, phấn đấu chỉ tiêu đến năm 2020 TP xây dựng 70% trường công lập đạt chuẩn quốc gia, như vậy đến thời điểm này, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia của toàn TP đã về đích sớm.
Tuy nhiên, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở các địa bàn có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, 16/30 đơn vị có tỷ lệ trường chuẩn cao hơn tỷ lệ trung bình của toàn TP. Trong đó, quận Bắc Từ Liêm hiện có tỷ lệ trường đạt chuẩn cao nhất TP với 90,5%; đơn vị có tỷ lệ trường chuẩn thấp nhất là huyện Ba Vì với 41,6%; tỷ lệ trường chuẩn của huyện Phú Xuyên mới đạt 45,5%.
Tham mưu UBND TP tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường THPT, trường chuyên biệt trực thuộc, đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia (hiện cấp THPT có tỷ lệ trường chuẩn quốc gia rất thấp) là một trong những việc được nêu rõ trong Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy.
Từ đầu năm học, Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị tập trung rà soát quy hoạch mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và triển khai tốt chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021. Để đảm bảo thành công của chương trình mới, các điều kiện đảm bảo như: Giáo viên, cơ sở vật chất đều phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ, đáp ứng nhu cầu học 2 buổi/ngày. Vì thế tăng trường chuẩn vừa là tăng chất lượng, vừa là bước chuẩn bị cần thiết để đón đầu chương trình mới, sách mới.
T.Fan
Theo PLXH
TP Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý là Trưởng ban Chỉ đạo Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý là Trưởng ban Chỉ đạo. Theo Quyết định, Ban chỉ đạo gồm Trưởng...