Hà Tĩnh: Bóc trần chiêu giăng thiên la địa võng ‘tận diệt’ chim trời
Vào mùa mưa tại Hà Tĩnh, không khó để bắt gặp hình ảnh của nhiều loại chim trời di cư dừng chân trú ngụ dọc theo con đường ven biển các huyện Lộc Hà, Nghi Xuân, nơi có hàng vạn hecta rừng xen lẫn đầm phá.
Nhưng mấy ai biết được, sau hải trình dài hàng trăm km từ ngoài khơi vào bờ, chực chờ những đàn chim trời là “thiên la địa võng”, một khi sà xuống, chúng sẽ không còn lối thoát. Những ngọn cây cứ ngỡ là nơi an toàn cho đàn chim trú ngụ, nay trở thành ánh đèn cho hàng ngàn “con thiêu thân” lao vào. Để có được “hệ thống” bẫy công phu, người bẫy chim có thể mất cả tháng trời để đi chặt tre, tỉa ngọn cây, dựng lán. Các bụi cây được chọn lắp bẫy có độ cao từ 5-7m so với mặt đất hoặc thấp hơn.
Sau khi chọn địa điểm hợp lý, họ bắt đầu kết các cành cây lại thành từng dàn, làm thang, chuẩn bị thẻ tre có dính nhựa để cắm lên những cành cây đã chuẩn bị sẵn. Dọc các lối vào vị trí bẫy chim, người dân dùng cây có gai nhọn và mảnh vỡ thủy tinh chắn ngang đường, hòng cản trở lực lượng chức năng kiểm tra. Đa số, những chiếc “bẫy” này được dựng lên từ các cây tre có nhiều gai nhọn, sắc nếu đi qua không để ý nó có thể cứa vào cơ thể hoặc dẫm vào dưới chân, gây khó khăn cho lực lượng chức năng. Chim mồi có 2 loại: loại chim thật và loại chim giả (làm từ xốp, sau đó quét sơn lên cho giống chim thật). Nhựa được dùng để bôi lên thanh tre là loại siêu dính, chỉ cần lông chim chạm vào thì sẽ không thể thoát ra, ngược lại càng vùng vẫy càng dính nhiều hơn.
Thanh tre nhỏ, dài khoảng 30cm, sau khi quét nhựa được cắm khắp nơi từ giữa ruộng cho đến các tán cây. Có một sự thật ít ai biết về những chú chim thật được dùng làm mồi trên những ngọn cây, trừ một số con được nuôi nhiều năm, có sức khỏe tốt, sẽ sống sót cho đến hết mùa bẫy chim, còn lại đa số chúng sẽ chết vì kiệt sức sau 3-5 ngày đứng dụ chim trời. Thời gian bẫy chim thường kéo dài cả ngày, tuy nhiên thời điểm chim về nhiều, dễ đánh bắt là đầu giờ sáng và cuối giờ chiều. Để đề phòng chim mồi tấn công người, chúng sẽ bị “khâu” đôi mắt lại. Một khi con chim đầu đàn bay xuống là tất cả sẽ xuống theo, đàn ít thì vài chục con, đàn nhiều thi hàng trăm con. Rất ít con có thể thoát khỏi khu vực bẫy, nên những ngày chim trời về nhiều, có nhà bắt đến vài trăm con là bình thường.
Chim mồi trên các ngọn cây bị trói chân lại, làm nhiệm vụ “câu dẫn”, khi đàn chim bay qua thấy nhiều đồng loại ở dưới thì chúng sẽ sà xuống. Bao quanh “trận địa” chim mồi này là hàng vạn thẻ tre có quét nhựa, chực chờ chim trời hạ cánh là dính chặt. Dù biết chính quyền địa phương cấm, nhưng vì muốn kiếm thêm ít tiền lo cho con cái nên người dân vẫn cứ tiếp nối nghề của cha ông. Vào thời điểm lực lượng chức năng tuần tra, nhiều người bẫy chim trái phép bỏ chạy. Trước vấn nạn săn bắt chim trời trái phép, thời gian qua, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với chính quyền địa phương thành lập các đoàn liên ngành ra quân xử lý các vi phạm về săn bắt động vật hoang dã và chim di cư.
Video đang HOT
Trong các đợt ra quân, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với các lực lượng chức năng đã tổ chức hơn 46 cuộc kiểm tra, qua đó phát hiện, thu giữ gần 5.800 con chim mồi giả, hơn 15.600 que nhạ, 11.250m lưới, 39kg nhạ, 13 bộ loa phát tín hiệu tiếng chim giả, 40m dây điện, 172 cột tre và thả về tự nhiên hơn 158 con chim mồi.
Nếu không tận mắt chứng kiến, không thể tin nổi khung cảnh yên bình của làng quê nơi đây lại là “vùng đất chết” của chim trời. Dưới những kênh rạch hướng ra biển tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà, các loại cây bụi mọc lên xa ngút tầm mắt. Tại đây, ông T. người có thâm niên trên 50 năm săn bắt chim trời. Sau hàng giờ đồng hồ thuyết phục, ông T. mới bắt đầu trải lòng về những góc khuất của nghề bẫy trộm chim. Trong lán trại tạm bợ ẩn sâu dưới tán cây, ông T. chia sẻ, khoảng tháng 8 đến tháng 11 là giai đoạn chim trời di cư vào bờ. Thời điểm có gió bão, khi bay hàng trăm cây số từ ngoài khơi vào bờ, chim trời sẽ mỏi cánh, hạ xuống từng đàn. Lúc ấy, những tay thợ săn như ông T. “nhặt không kịp”.
Những người bẫy chim trái phép còn chế tạo thêm một chiếc thang được làm từ các khúc tre, gỗ nhằm phục vụ cho việc leo lên lấy chim ở vị trí bẫy trên cao. Bẫy không chỉ được đặt ở trên các tán cây mà cả ở dưới đầm lầy hay ruộng, hễ chim sà xuống thì “không có lối thoát”. Những người bẫy trộm chim như ông T. sẽ nấp dưới lán và ở đó chực chờ chim cả ngày.
Bắc Ninh phát hiện chùm 7 ca Covid-19 tại trường mầm non
7 trẻ em tại Trường Mầm non Sao Mai (TP Bắc Ninh) mắc Covid-19. TP Bắc Ninh đã cho học sinh trên địa bàn phường Võ Cường nghỉ học để rà soát, lấy mẫu xét nghiệm, khi thấy an toàn mới cho đi học trở lại.
Trong 3 ngày từ 10/10 đến 12/10, tỉnh Bắc Ninh phát hiện tổng số 13 ca Covid-19 cộng đồng.
Cụ thể, ngày 10/10, có 2 F0 tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du và phường Phong Khê, TP Bắc Ninh. Ngày 11/10, toàn tỉnh ghi nhận 4 ca Covid-19 cộng đồng khác tại TP Bắc Ninh, trong đó Chung cư Cường Thịnh, phường Võ Cường có 3 trường hợp; phường Phong Khê 1 trường hợp.
Đến 12/10, địa bàn phát sinh thêm 7 F0 trong cộng đồng, gồm 5 người ở phường Võ Cường, TP Bắc Ninh và 2 ca ở phường Tam Sơn, Thị xã Từ Sơn.
Trong các ca mắc mới, có 7 trẻ em Trường Mầm non Sao Mai (TP Bắc Ninh) . Chùm ca ở trường mầm non được phát hiện sau khi ghi nhận một gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và con) trú tại tầng 6, Chung cư Cường Thịnh, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh dương tính ngày 11/10. Người con sinh năm 2016, đang học Trường Mầm non Sao Mai.
Chiều 11/10, TP Bắc Ninh đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ học sinh và giáo viên trong trường với hơn 700 mẫu, kết quả thêm 6 mẫu cho kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Lực lượng chức năng yêu cầu phụ huynh ký cam kết tự cách ly những trẻ còn lại tại nhà; cho học sinh trên địa bàn phường Võ Cường nghỉ học để rà soát, lấy mẫu xét nghiệm nhằm phát hiện sớm ca bệnh, khi thấy an toàn mới cho đi học trở lại.
Ngành Giáo dục cũng yêu cầu các trường học bố trí cho học sinh sinh hoạt trong phạm vi lớp học, chia giờ ra chơi và giờ về để bảo đảm giãn cách, tránh lây lan dịch bệnh.
Đến chiều ngày 12/10, TP Bắc Ninh đã xác định 70 F1 của chùm 7 ca tại trường mầm non, đang tiến hành rà soát các trường hợp F2 và xét nghiệm sàng lọc tại vùng có ca mắc Covid-19.
Như vậy, toàn tỉnh Bắc Ninh đang điều trị 16 bệnh nhân Covid-19 (3 ca nhập cảnh, 13 ca cộng đồng). Tổng số liều vắc xin đã tiêm trên địa bàn tỉnh là 930.792 liều cho 645.385 người. Trong đó, có 359.978 người mới được tiêm 1 mũi; 285.407 người đã tiêm đủ 2 mũi.
Đánh giá về nguy cơ cấp độ dịch, hiện địa bàn tỉnh có phường Võ Cường, TP Bắc Ninh xếp mức nguy cơ rất cao do các ca mắc sống tại chung cư đông dân, liên quan tới trường học, đã có F1 trở thành F0, chưa xác định được nguồn lây.
Phường Phong Khê, TP Bắc Ninh xếp ở mức nguy cơ cao do ghi nhận 2 ca Covid-19 mới chưa rõ nguồn lây, đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, chưa phát hiện thêm bệnh nhân mới.
Xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du và phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn xếp ở mức nguy cơ do địa bàn ghi nhận ca mắc Covid-19 mới chưa rõ nguồn lây.
Sở Y tế Bắc Ninh cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với BCĐ phòng chống dịch các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương rà soát, truy vết các trường hợp liên quan đến ca dương tính, yêu cầu thực hiện khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly y tế theo đúng quy định. Đồng thời, xây dựng Kế hoạch xét nghiệm sàng lọc diện rộng đối với các khu vực nguy cơ.
Quảng Nam: 17 học sinh và 1 giáo viên dương tính Covid-19, giãn cách toàn xã Huyện miền núi Quảng Nam vừa ghi nhận thêm 19 ca dương tính Covid-19 liên quan đến 1 F0 phát hiện trước đó, trong số đó có 17 học sinh, 1 giáo viên. Sáng nay 13.10, ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND H.Phước Sơn (Quảng Nam), cho biết trên địa bàn huyện vừa ghi nhận thêm 19 trường hợp dương tính Covid-19,...