Hạ thủy tàu Mistral thứ hai: Pháp có ‘tôn trọng hợp đồng’?
Chiếc tàu sân bay Mistral thứ hai Pháp đóng cho Nga được hạ thủy để chạy thử, bất chấp việc chiệc đầu tiên không được bàn giao đúng kế hoạch.
Ngày 20/11/2014, hãng thông tấn Sputnik cho biết chiếc tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral thứ 2 được chế tạo tại Pháp theo một hợp đồng với Nga đã được hạ thủy để sẵn sàng cho các đợt chạy thử trên biển.
Phóng viên của Sputnik có mặt tại lễ hạ thủy cho biết, chiếc tàu sân bay chở trực thăng thứ 2, mang tên Sevastopol, đã rời cảng khô tại xưởng đóng tàu ở thành phố cảng Saint-Nazaire của Pháp, trước sự chứng kiến của… rất ít người.
Như vậy, chiếc tàu thứ 2 này đã được đóng xong và đã hoàn thành quá trình lắp đặt các trang thiết bị cơ bản và đang chuẩn bị cho các đợt chạy thử trên biển.
Việc này cho thấy, công việc chế tạo chiếc tàu sân bay chở trực thăng lớp Mistral thứ 2 cho Nga vẫn tiếp tục được Pháp triển khai, bất chấp chiếc tàu Mistral đầu tiên mang tên Vladivostok vẫn chưa được quyết định có bàn giao cho Nga hay không.
Đại diện của hãng đóng tàu Pháp tuyên bố trong buổi lễ rằng Pháp tôn trọng hợp đồng và mọi thứ vẫn đang được diễn biến theo đúng lịch trình đáng có của nó.
Video đang HOT
Tàu sân bay chở trực thăng lớp Mistral của Pháp
Tuy nhiên, lời tuyên bố này có phần khiên cưỡng vì thực tế Pháp đang đối diện với nguy cơ bị Nga kiện. Chiếc tàu đầu tiên không bàn giao theo kế hoạch. Tổng thống Pháp Francois Hollande cho rằng nước này phải đình chỉ việc bàn giao tàu bởi họ có “trách nhiệm của nước lớn.”
Theo đó, Pháp không đồng tình với việc Nga đang can thiệp sâu sắc vào vấn đề Ukraine, công khai ủng hộ và hậu thuẫn cho lực lượng ly khai gây nội chiến và làm chia cắt đất nước này. Và theo Tổng thống Hollande, một quốc gia có tiếng nói trong khu vực như Pháp không thể để yên.
Tuy nhiên, Nga khẳng định đã có sự can thiệp của Mỹ trong vấn đề này. Và bản thân nhiều nghị sĩ của Pháp trong phe đối lập với ông Hollande cũng thẳng thắn thừa nhận Washington không muốn Moscow có những con tàu Mistral tối tân.
Việc đáp ứng ý nguyện của Washington đang đặt Paris đứng trước những nguy cơ thiệt hại kinh tế nặng nề, khoảng 3,5 tỷ USD do phải bồi thường hợp đồng cho Nga. Mặt khác, nếu không bán cho Nga 2 con tàu này, Pháp cũng không thể bán cho nước thứ ba bởi họ bị ràng buộc bởi những tài sản, thiết bị trên tàu.
Còn về tiến độ của hợp đồng, theo đúng lộ trình, ngày 14/11/2014, Pháp sẽ bàn giao chiếc Mistral đầu tiên mang tên Vladivostok cho Nga. Nhưng sau đó mọi thứ đã bị hủy bỏ và thậm chí, Pháp cũng cấm cửa những thủy thủ Nga lên tàu này để tập luyện. Một ngày sau, họ lại được chấp thuận cho hoạt động.
Theo Đất Việt
Trung Quốc xoa dịu quan ngại về sự gia tăng sức mạnh quân sự
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tìm cách xoa dịu mối quan ngại về sự phát triển của lực lượng vũ trang, cho rằng việc hiện đại hóa quân sự bắt nguồn từ sự sỉ nhục trong quá khứ lẫn nhu cầu chống những mối đe dọa hiện tại như khủng bố.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn trong cuộc họp hôm qua tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters
"Sự phát triển đáng kể của sức mạnh quốc gia toàn diện của Trung Quốc và tiến trình tiếp diễn trong việc hiện đại hóa quốc phòng đã trở thành trọng tâm chú ý trên thế giới trong những năm gần đây", AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng, Thượng Tướng Thường Vạn Toàn hôm qua phát biểu tại Bắc Kinh.
Ông Thường viện dẫn những lý do cho sự phát triển này là "lịch sử hiện đại tồi tệ" của Trung Quốc khi là nạn nhân xâm lược, và "nhu cầu thực tế nhằm bảo vệ lãnh thổ của mình", theo kịp với các nền quân sự khác và hợp tác quốc tế nhằm chống "khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa ly khai".
Quân đội Trung Quốc "bị tụt hậu rất xa so với những lực lượng quân sự tiên tiến đó ở nhiều nơi trên thế giới", ông Thường nói tại Diễn đàn An ninh Xiangshan lần thứ 5, do Hiệp hội về Khoa học Quân sự Trung Quốc tài trợ.
Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung cảnh báo những cuộc đối đầu quân sự tiềm ẩn giữa hai nước có nguy cơ leo thang thành "một cuộc khủng hoảng chính trị lớn". Bắc Kinh đang có tranh chấp hàng hải với Nhật Bản và Philippines, hai đồng minh của Mỹ.
Việc Bắc Kinh tăng chi tiêu quốc phòng và tăng cường năng lực hàng hải là hai trong số những động thái "tạo điều kiện cho Trung Quốc thách thức ưu thế trên biển và trên không của Mỹ nhiều thập kỷ qua ở Tây Thái Bình Dương", ông Dennis Shea, Chủ tịch Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung, hôm 20/11 nói.
Ngoài ông Thường, các bộ trưởng Quốc phòng từ Malaysia, Kyrgyzstan, Serbia, Singapore, Tajikistan cũng tham gia diễn đàn an ninh này. Hàn Quốc gửi thứ trưởng quốc phòng về chính sách, trong khi Triều Tiên, đồng minh của Trung Quốc, dường như không cử ai đến, theo danh sách đại biểu được phát cho người tham dự.
Trọng Giáp
Theo VNE
Thương vụ Mistral: Cái giá của "trách nhiệm của nước lớn" Việc chậm chuyển giao tàu Mistral là do Pháp phải có trách nhiệm của nước lớn và đang góp sức vào hòa bình Ukraine Nga hết kiên nhẫn Vài ngày qua, nhiều thông tin từ các quan chức giấu tên, các chính trị gia của cả Nga và Pháp đã bóng gió về một tối hậu thư mà Moscow dành cho Paris xung...