Hạ thủy tàu cá vỏ thép “khủng”
Đây là một trong những chiếc tàu vỏ thép khủng của ngư dân Quảng Nam được đóng bởi một nhà máy đóng tàu đầu tiên trên địa bàn tỉnh.
Sáng ngày 24/10, tại cảng An Hòa (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, Quảng Nam), một chiếc tàu cá bằng vỏ thép của ngư dân tỉnh Quảng Nam thuộc dạng khủng đã được hạ thủy. Chiếc tàu mang số hiệu QNa 91697 TS của ngư dân Phan Bá Tầm (trú thôn Đông Xuân, xã Tam Giang, huyện Núi Thành).
Lễ cắt băng hạ thủy tàu cá vỏ thép của ngư dân Phan Bá Tầm
Đây là tàu cá được đóng theo Nghị định 67/NĐ-CP. Tàu cá vỏ thép này có công suất máy 829 CV, chiều dài 26 mét, rộng 7,1 mét và chiều cao mạn 3,3 mét, tốc độ khoảng từ 10-12 hải lý/giờ.
Ngoài ra, tàu vỏ thép này được trang bị 3 tổ máy phát điện của Hàn Quốc và các thiết bị máy móc và ngư lưới, cụ… Tổng đầu tư con tàu với kinh phí trên 18 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của ngân hàng.
Video đang HOT
Tàu cá vỏ thép QNa 91697 TS
Trao đổi với PV ngay sau khi con tàu được hạ thủy, ngư dân Phan Bá Tầm phấn khởi: “Hôm nay, tàu sắt này của tôi được hoàn thành thì tôi không có gì mừng hơn. Con tàu sẽ giúp tôi và các thuyền viên vươn khơi đánh bắt xa bờ”.
Đặc biệt, ngư dân Phan Bá Tầm cho biết, việc ông được Nhà nước tạo điều kiện để đóng tàu vỏ thép giúp ông cũng như các ngư dân khác mạnh dạn đánh bắt ở hai ngư trường truyền thống là Hoàng Sa và Trường Sa. Bên cạnh đó, tàu cá vỏ thép này được trang bị các thiết bị, máy móc hiện đại sẽ nâng cao sản lượng đánh bắt hải sản trên biển.
Ông Lê Trí Thanh – Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam – trao đổi với PV
Trao đổi với PV tại lễ hạ thủy, ông Lê Trí Thanh – Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam – cho biết, đến nay tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt được 95 tàu cá theo Nghị định 67/NĐ-CP và đã hạ thủy được 14 tàu vỏ thép, 25 tàu vỏ gỗ; ngoài ra còn có 30 tàu vỏ thép khác đang được đóng ở các công ty trong cả nước. Đối với tàu vỏ thép vừa được hạ thủy là con tàu đầu tiên được đóng tại nhà máy của công ty trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Công Bính
Theo Dantri
Ngư dân yên tâm bám biển nhờ bảo hiểm trợ lực
Sau gần 2 năm thực hiện chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67/2014 đến nay việc thực hiện chính sách bảo hiểm cho các tàu cá đánh bắt xa bờ theo nghị định trên đã đạt được kết quả nhất định và được ngư dân tại 28 tỉnh, thành phố ven biển hưởng ứng, với 14.977 tàu cá có công suất trên 90CV được bảo hiểm.
Nâng cao mức trách nhiệm bảo hiểm
Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm 2016, tổng phí bảo hiểm tàu cá là 128,3 tỷ đồng, tổng mức trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất là 12.452 tỷ đồng (gấp 97 lần tổng phí bảo hiểm), ngư dân đã khiếu nại bồi thường là 115,8 tỷ đồng, doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đã bồi thường bảo hiểm với số tiền 33,7 tỷ đồng, hiện đang tiếp tục giám định, xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm với số tiền 82,1 tỷ đồng.
Những mảnh vỡ của tàu QNg 98459TS, (do ông Huỳnh Hợp ở xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi làm chủ) bị đắm do tàu Trung Quốc đâm ngày 1.1.2016. Ảnh: I.T
Theo ông Nguyễn Quang Huyền - Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), chính sách bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014 là chính sách bảo hiểm tự nguyện, việc tham gia bảo hiểm phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí và nhu cầu của ngư dân. Trong đó, riêng đối với bảo hiểm ngư lưới cụ, quy tắc bảo hiểm có mở rộng bảo hiểm rủi ro đặc biệt và việc mua bảo hiểm là tùy thuộc vào nguyện vọng của ngư dân. Theo thống kê, đến thời điểm này, có 3.389 tàu tham gia bảo hiểm ngư lưới cụ với tổng phí bảo hiểm là 3,6 tỷ đồng và mức trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tổn thất là 449,8 tỷ đồng (gấp 123,4 lần phí bảo hiểm ngư lưới cụ).
Trong quá trình triển khai bảo hiểm theo Nghị định số 67/2014 đến nay, các DNBH đã tiếp nhận giải quyết bồi thường 1.267 vụ tàu bị tổn thất (năm 2015 là 553 tàu, 5 tháng đầu năm 2016 là 714 tàu); chưa phát hiện trường hợp trục lợi, gian lận bảo hiểm. Việc giải quyết bồi thường bảo hiểm do DNBH và ngư dân giải quyết trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận theo hợp đồng.
Kịp thời bồi thường cho ngư dân
Đến nay Bộ Tài chính mới chỉ tiếp nhận 2 trường hợp đề nghị hỗ trợ liên quan đến giải quyết bồi thường bảo hiểm. Những vụ tổn thất tàu cá lớn, Bộ Tài chính đã kịp thời chỉ đạo tất cả các DNBH tham gia triển khai khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức giám định thiệt hại, xác định phạm vi bảo hiểm và phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức trao tiền bồi thường bảo hiểm với những vụ bồi thường có số tiền lớn. Điển hình, Bộ đã trực tiếp trao 4 tỷ đồng bồi thường cho chủ tàu BD-97157-TS tại Bình Định; 2,7 tỷ đồng bồi thường cho chủ tàu QNg-97206TS tại Quảng Ngãi.
Trước đó ngày 6.7.2015, tàu cá QNg-97206TS do bà Phạm Thị Bê (ở xã Nghĩa An, TP.Quảng Ngãi) làm chủ tàu, khi đang khai thác hải sản trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì bị lốc xoáy nhấn chìm. Đây là vụ tổn thất lớn nhất xảy ra với ngư dân từ khi triển khai Nghị định 67/2014. Ngay khi phát sinh, DNBH đã tích cực phối hợp chặt chẽ với chủ tàu và các cơ quan có liên quan chức năng tiến hành giám định tổn thất để kịp thời bồi thường cho ngư dân bị nạn. Theo đó, chủ tàu cá QNg-97206TS đã được 4 doanh nghiệp đồng bảo hiểm gồm Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng Công ty CP Bảo Minh, Tổng Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex, Tổng Công ty Bảo hiểm PVI chi trả khoản tiền bồi thường tổn thất 2,7 tỷ đồng.
Việc bồi thường kịp thời cho ngư dân đã khẳng định được cam kết và trách nhiệm của DNBH đối với khách hàng tham gia bảo hiểm, giúp ngư dân khắc phục khó khăn, yên tâm đánh bắt, khai thác hải sản xa bờ. Ông Nguyễn Quang Huyền cho biết: "Bộ Tài chính đánh giá cao sự tích cực, khẩn trương và trách nhiệm của các DNBH trong công tác giải quyết bồi thường; đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục giải quyết bồi thường cho các chủ tàu nhanh chóng và kịp thời khi có phát sinh tổn thất".
Sự nỗ lực, khẩn trương của DNBH trong việc chi trả bồi thường được địa phương và chủ tàu ghi nhận và số tiền bồi thường nhận được thực sự là nguồn kinh phí cần thiết hỗ trợ chủ tàu khắc phục khó khăn, có cơ hội đóng mới tàu cá để tiếp tục hoạt động khai thác hải sản xa bờ, yên tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Theo Danviet
Đỏ mắt tìm gỗ đóng tàu Tại Bình Định, nhiều ngư dân mong muốn hoàn thành tàu vỏ gỗ để vươn khơi đánh bắt hải sản, nhưng dù chấp nhận mua gỗ tăng từ 3-5 triệu đồng/m3 vẫn không tìm được gỗ chất lượng để đóng con tàu ưng ý... "Đỏ mắt" chờ gỗ Ngoài quản lý đội tàu 16 chiếc đang đánh bắt xa bờ, ngư dân Bùi...