Hạ thủy 2 tàu tuần tra cao tốc thuộc gói tín dụng quốc phòng của Ấn Độ
Cuối tuần qua, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma đã dự lễ hạ thủy và đặt ky cho 2 trong số 12 tàu tuần tra cao tốc tại Hải Phòng, thuộc gói tín dụng quốc phòng trị giá 100 triệu USD.
Ngày 9/4, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã mời Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma đến Công ty Đóng tàu Hồng Hà, thành phố Hải Phòng để hạ thủy và đặt ky cho 2 trong số 12 tàu tuần tra cao tốc đang được đóng cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam theo gói tín dụng quốc phòng trị giá 100 triệu USD của Chính phủ Ấn Độ.
Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma dự lễ hạ thủy và đặt ky tại Hải Phòng. (Ảnh: ĐSQ Ấn Độ tại Việt Nam)
Là một phần trong cam kết của Ấn Độ tăng cường Hợp tác Công nghiệp Quốc phòng với Việt Nam và hỗ trợ nâng cao năng lực cho các lực lượng quốc phòng Việt Nam, Chính phủ Ấn Độ đã mở rộng gói tín dụng quốc phòng lên tới 600 triệu USD cho Việt Nam.
Video đang HOT
Mười hai tàu tuần tra cao tốc đang được đóng cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam theo gói tín dụng quốc phòng trị giá 100 triệu USD; năm chiếc đang được công ty Larsen & Toubro (L&T) ở Ấn Độ đóng và bảy chiếc do Công ty Đóng tàu Hồng Hà ở Việt Nam đóng.
Bất chấp những gián đoạn do tình hình đại dịch Covid-19 gây ra, dự án vẫn tiến triển với tốc độ nhanh chóng. Chiếc tàu đầu tiên đã được hạ thủy vào thời điểm diễn ra Hội nghị Cấp cao trực tuyến giữa Thủ tướng Ấn Độ và Thủ tướng Việt Nam vào ngày 21/12/2020.
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Pranay Verma đã mô tả dự án như một biểu tượng của quan hệ Đối tác Quốc phòng Ấn Độ-Việt Nam và phản ánh cam kết của Ấn Độ trong hợp tác công nghiệp quốc phòng với Việt Nam và nâng cao năng lực của các lực lượng quốc phòng Việt Nam.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án do dự án được thực hiện trùng với thời điểm chuẩn bị kỷ niệm 75 năm Ngày Độc lập của Ấn Độ và 50 năm quan hệ ngoại giao Ấn Độ-Việt Nam. Đại sứ tin tưởng rằng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện và Quốc phòng giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển như một nhân tố quan trọng đối với sự ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, theo định hướng của “Tầm nhìn chung về Hòa bình, Thịnh vượng và Người dân” được Thủ tướng hai nước thông qua tại Hội nghị Cấp cao trực tuyến ngày 21/12/2020.
Hợp tác quốc phòng là một trụ cột quan trọng trong quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Ấn Độ và Việt Nam. Bộ Quốc phòng hai nước có mối quan hệ chặt chẽ và hợp tác song phương trong lĩnh vực này, phát triển đa dạng từ các cuộc trao đổi giữa các lực lượng đến trao đổi các đoàn quân sự, bao gồm các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao, các chương trình đào tạo và nâng cao năng lực cũng như các cuộc tập trận song phương.
Campuchia đàm phán mua 100.000 liều vaccine AstraZeneca của Ấn Độ
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Campuchia đang xúc tiến đàm phán với Ấn Độ để đặt mua 100.000 liều vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca do Viện Huyết thanh miễn dịch Ấn Độ (SII) sản xuất.
Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: PAP/TTXVN
Đại sứ Ấn Độ tại Campuchia Devyani Uttam Khobragade xác nhận Chính phủ Ấn Độ đồng ý cho SII cung cấp vaccine cho Campuchia dù nguồn cung vaccine của Ấn Độ hiện còn hạn chế vì nước này cũng đang thực hiện chiến dịch tiêm phòng COVID-19 cho toàn dân. Theo Đại sứ Ấn Độ, hiện hai bên đang trong giai đoạn đầu thương thảo và chưa thể xác định thời điểm bàn giao cụ thể.
Đầu tuần này, vaccine AstraZeneca/Oxford đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách được sử dụng khẩn cấp (EUL).
Ấn Độ hiện là nhà sản xuất vaccine phòng COVID-19 hàng đầu thế giới và theo dự đoán của PS Easwaran - một đối tác của Công ty tư vấn Deloitte India, Ấn Độ có thể sản xuất hơn 3,5 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 năm 2021, chỉ sau Mỹ (khoảng 4 tỷ liều). Kể từ ngày 20/1, Ấn Độ đã cung cấp vaccine phòng COVID-19 cho một số nước như Bhuta, Bahrain, Nepal, Bangladesh và Myanmar.
* Trong khi đó, một cuộc khảo sát do nhóm các trường đại học tại Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) thực hiện hồi tháng 1 vừa qua cho thấy khoảng 39,4% số người được hỏi muốn được tiêm ngay loại vaccine mà chính quyền phê duyệt.
Cụ thể, khảo sát tiến hành với 2.733 người chỉ ra trong số những người sẵn sàng tiêm phòng ngay lập tức thì số người mắc các bệnh mãn tính cao hơn số người không mắc bệnh. Tuy nhiên, cũng có tới 40% số người được hỏi trả lời rằng họ muốn nằm trong nhóm 10% dân số được tiêm chủng cuối cùng, chủ yếu do chưa thực sự tin tưởng vào vaccine.
Kết quả khảo sát cho thấy hiệu quả của vaccine là điều được quan tâm nhất, sau đó là nguy cơ xảy ra các phản ứng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra, các biện pháp như tiêm miễn phí và có bảo hiểm y tế có thể khuyến khích người dân đi tiêm chủng. Tuy nhiên, khảo sát cũng lưu ý chính quyền về việc cung cấp thêm các khuyến khích tài chính vì có thể làm nảy sinh tâm lý nghi ngờ, khiến người dân do dự khi quyết định đi tiêm chủng.
Giáo sư Ngô Triệu Văn - Khoa Công tác xã hội và Quản lý xã hội thuộc Đại học Hong Kong - cho rằng chính quyền Hong Kong cần công bố thêm thông tin vaccine, bên cạnh những thông tin về hiệu quả tổng thể thì cũng phải cung cấp những thông tin về khả năng bảo vệ các trường hợp bệnh nhẹ và nặng, cũng như các tác dụng phụ của vaccine để giảm bớt lo ngại.
Chính quyền Hong Kong đã lên kế hoạch triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 từ ngày 26/2 tới.
Ấn Độ ủng hộ nhân dân chịu thiệt hại do lũ lụt miền Trung Việt Nam Đại sứ Pranay Verma hy vọng 3.000 bộ đồ dùng cá nhân Chính phủ Ấn Độ hỗ trợ sẽ góp phần giúp nhân dân miền Trung Việt Nam khắc phục khó khăn và nhanh chóng ổn định cuộc sống. Nhà dân ở hai bên bờ sông Thạch Hãn bị ngập lụt trong đợt mưa lũ vừa qua. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN) Ngày 15/1, Thứ...