Hà Nội yêu cầu tăng cường đảm bảo ATGT với xe ô tô khách và đường sắt
UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường các giải pháp cấp bách nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô và bảo đảm trật tự giao thông đường sắt.
Trong Công văn số 3880/UBND-XDGT ngày 9/6/2015, UBND TP yêu cầu Sở Giao thông Vận tải, Công an thành phố, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông Vận tải, Cảnh sát Giao thông đường bộ, đường sắt và lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải tại tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô do Sở Giao thông Vận tải và đơn vị liên quan của thành phố cấp giấy phép; xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch chuyên đề về tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách. Chú trọng kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông như: chạy quá tốc độ quy định; đi vào đường cấm, đường ngược chiều; đi sai làn đường; điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn vượt quá quy định; chở hành khách vượt quá số người theo quy định; tránh, vượt sai quy định…
Một trạm trực gác tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt Bắc – Nam trên địa bàn huyện Thường Tín do Sở GTVT Hà Nội thành lập
Video đang HOT
Các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện quy định về tập huấn nghiệp vụ về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho người điều hành vận tải, người làm công tác theo dõi an toàn giao thông và toàn bộ lái xe trong đơn vị.
Bên cạnh đó, Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, UBND quận, huyện có đường sắt đi qua kiểm tra hiện trường, thống nhất đề xuất, báo cáo UBND TP đầu tư xây dựng, cải tạo các đường gom, các nút giao thông khác mức tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, tại các nơi có nguy cơ cao xẩy ra tai nạn giao thông thuộc trách nhiệm quản lý của TP.
UBND các quận, huyện có đường sắt đi qua và các đơn vị của ngành đường sắt thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt trên địa bàn thành phố; kịp thời phát hiện các nguy cơ mất an toàn giao thông tại các vị trí nêu trên và phối hợp với các đơn vị quản lý để có biện pháp khắc phục kịp thời…
Mặt khác, TP cũng yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Công an thành phố, UBND quận, huyện, thị xã, Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố, Thành đoàn Hà Nội, Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội, các báo của Thủ đô tăng cường tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phổ biến các quy tắc giao thông khi đi qua đường sắt và các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông tại các đường ngang giao cắt giữa đường bộ với đường sắt trên địa bàn thành phố đến các tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, xóm, bản, trường học; biểu dương gương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật về giao thông, phê phán tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông… Lan Hương
Theo_Hà Nội Mới
TP Hồ Chí Minh: "Loạn"... xe "dù", bến "cóc
Ngày 26-5, tại TP Hồ Chí Minh, Ban ATGT TP Hồ Chí Minh phối hợp với Báo Giao thông tổ chức hội thảo: "Giải pháp loại bỏ xe dù, bến cóc".
Hội thảo nhằm nhận diện thực trạng hoạt động "xe dù, bến cóc" tại TP Hồ Chí Minh trong thời gian qua; nguyên nhân và ảnh hưởng của "xe dù, bến cóc" đối với công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách và gây mất trật tự, ATGT trên địa bàn thành phố.
Từ đó, hội thảo nhằm thu thập các ý kiến của các cơ quan chức năng thực thi công vụ liên quan công tác quản lý hoạt động vận tải hành khách đối với các bất cập hoặc không còn phù hợp của những quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản thay thế.
Tình trạng "xe dù, bến cóc" tại TP Hồ Chí Minh hoạt động ngày càng biến tướng.
Theo thống kê của Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố có 2098 xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, 2797 xe buýt và 10.790 xe taxi. Lực lượng xe vận tải hợp đồng có tới 12.465 xe và xe du lịch 401 xe. Trong quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải thì TP Hồ Chí Minh địa bàn lớn, phức tạp, có đủ mọi loại hình kinh doanh vận tải với cả những doanh nghiệp thương hiệu mạnh lẫn yếu, trong đó tình trạng &'&'bến cóc, xe dù" thì điểm mặt ở nhiều địa bàn của thành phố.
Theo Thanh tra Sở GTVT TP Hồ Chí Minh, dù lực lượng chức năng, cùng với chính quyền các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình cũng đã thường xuyên quan tâm, chủ động hoặc phối hợp liên ngành để đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý theo từng địa bàn, từng thời điểm nhằm giải quyết tình trạng " bến cóc", "xe dù". Tuy nhiên, từng lúc, từng nơi tình trạng " bến cóc", "xe dù" vẫn còn diễn ra khá phức tạp, gây mất ổn định trong hoạt động vận tải khách, gây bức xúc cho dư luận xã hội, làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành và của địa phương.
Cũng theo Phòng Cảnh sát giao thông ĐB-ĐS, Công an TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2015 đến nay, Phòng CSGT ĐB-ĐS đã lập biên bản xử lý 1.390 trường hợp xe khách vi phạm trật tự, ATGT. Cụ thể: 638 trường hợp chay quá tốc độ quy định, 10 trường hợp chở quá người quy định, 5 trường hợp tránh vượt không đúng quy định, 303 trường hợp dừng đỗ không đúng nơi quy định và 434 trường hợp vi phạm khác.
Qua đó, các cơ quan chức năng cần bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải nhằm khắc phục những sở hở mà các đối tượng lợi dụng, núp bóng để kinh doanh vận tải; chế tài xử phạt mạnh hơn đối với các trường hợp kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải khách du lịch bằng xe ôtô vi phạm...
Theo thống kê, tính đến thời điểm hết tháng 4-2015, đã có trên 3000 tuyến xe vận tải hành khách cố định liên tỉnh được mở phục vụ người dân đi lại từ thành phố đến các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa trong cả nước. Bên cạnh việc nhiều thương hiệu uy tín trong kinh doanh vận tải hành khách ra đời, đã thực sự đưa đến cho người dân dịch vụ vận tải chất lượng, thì hiện tượng "xe dù, bến cóc" vẫn còn tồn tại. Hiện tượng này xảy ra ở nhiều địa phương, trong đó tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, có rất nhiều, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Hà Tuấn
Theo_Hà Nội Mới
Từ 6/6, lệ phí cấp đăng ký và biển số xe thấp nhất từ 150.000 Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 53/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 127/2013/TT-BTC quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số chỉ tiêu quy định trong Biểu mức thu lệ phí...