Hà Nội: Yêu cầu khẩn trương kiểm tra, đánh giá với các dự án lát đá vỉa hè
Sau khi Sở Xây dựng Hà Nội có văn bản báo cáo số 8258/SXD-GĐXD ngày 10/11/2022 về lát đá vỉa hè trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa có ý kiến chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tăng cường quản lý các dự án lát đá vỉa hè.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa có ý kiến chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện tăng cường quản lý các dự án lát đá vỉa hè. Ảnh tư liệu: Trung Nguyên/Báo Tin tức
UBND thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện Văn bản số 1385/UBND-ĐT ngày 08/4/2019 của UBND thành phổ về việc chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến phố trên địa bàn một số quận và văn bản đề nghị của Sở Xây dựng số 8258/SXD-GĐXD ngày 10/11/2022.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị khẩn trương kiểm tra đánh giá, thực hiện các giải pháp đồng bộ để khắc phục tình trạng hỏng hóc, xuống cấp của vỉa hè, đảm bảo an toàn cho người dân, phương tiện khi tham gia giao thông và mỹ quan đô thị.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng Hà Nội căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo của UBND thành phố tại văn bản số 1385 để phối hợp với các sở, ngành thành phố và đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã trong việc sử dụng vật liệu lát hè, vỉa hè, kết cấu hè và thẩm định, quy trình kỹ thuật trong thi công xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng công trình theo phân cấp, đảm báo phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Lâu nay, việc lát đá vỉa hè được giao cho các quận, huyện làm chủ đầu tư xây dựng nhưng trong quá trình thực hiện có nơi, có lúc chưa được đồng bộ, chưa đúng quy chuẩn, quy định dẫn tới có nơi chưa đáp ứng chất lượng và mỹ quan đô thị. Bên cạnh đó, còn có địa phương quản lý còn chưa tốt dẫn tới vỉa hè bị lấn chiếm, xe cộ cày xới gây hư hỏng, bức xúc trong dư luận.
Một bất cập nữa là các quận huyện lên kế hoạch xây dựng, sửa chữa, nâng cấp chưa hợp lý về mặt thời gian, có nơi thường làm vào dịp Tết Nguyên đán gây cản trở giao thông đi lại, ảnh hưởng cuộc sống người dân, nhất là khu vực các quận trung tâm.
Lãng phí ba tòa nhà tái định cư 'bỏ hoang' trên đất vàng giữa lòng khu đô thị
Ba tòa nhà tái định cư N3, N4, N5, cao 6 tâng, với 150 căn hô nằm trên "đât vàng" trong Khu đô thị Sài Đồng (phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nôi) được xây dựng và hoàn thiên thiên từ năm 2001 - 2006 để tái định cư tại chỗ cho người dân khi giải phóng mặt bằng mở rộng phố Sài Đồng, nhưng bỏ hoang phê đên nay không bóng người ở.
Đáng nói, ba tòa nhà tái định cư này nằm ngay cạnh khu Vinhomes Riverside, khu vực có vị trí đắc địa, hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ đã hoàn thiện. Trong khi quỹ đât Thủ đô ngày càng bị thu hẹp, nhưng nhiều khu đô thị, tòa nhà tái định cư bỏ hoang hàng chục năm như thế này đang gây lãng phí nguôn lực đât đai, còn nhiêu người lao đông không mua được nhà giá thâp đã và đang trở thành nghịch lý.
Video đang HOT
Ba tòa nhà tái định cư cao 6 tâng, với 150 căn hô nằm trên "đât vàng" trong Khu đô thị Sài Đồng (phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nôi) bỏ hoang phê không bóng người ở hơn chục năm nay.
Nhìn các tòa nhà này bỏ hoang, thây xót xa nguôn lực đât đai và đâu tư xây dựng của Nhà nước bị lãng phí.
Toàn bô khu vực sân chơi, vỉa hè, đường đi bô... xung quanh các tòa nhà giờ biên thành nơi canh tác rau màu của nhiêu hô dân sinh sông gân đó.
Thâm chí, nhiêu diên tích công công quanh các tòa nhà được người dân đô đât canh tác, biến thành "đông ruông".
Vỉa hè thành nơi tâp kêt xe thùng thu gom rác và rác thải của cả khu đô thị.
Tâng 1 của môt trong ba tòa nhà là trụ sở Ban Quản lý Khu đô thị Sài Đông.
Được bàn giao, đưa vào sử dụng từ năm 2007 đến nay, ba tòa chung cư tái định cư này vẫn không có người dân dọn đến sinh sống, do nhiều hộ dân không đồng ý việc nhận tái định cư bằng căn hộ thay vì đất nền, nên dẫn đến tính trạng khiếu kiện, không nhận nhà. Dự án do Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco 3, trước đây là Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội - thuộc Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư dự án hơn 1.292 tỷ đồng.
Theo ghi nhận của phóng viên, do bỏ hoang cả chục năm nay, nhiều hạng mục hạ tầng trong ba tòa nhà này đã xuống cấp nghiêm trọng, sảnh chính các tầng 1 thành nơi chứa kho hàng, phế thải; hệ thống cầu thang, cửa, điện nước, nội thất đã hỏng hóc; khu vực sân chơi, vườn hoa, đường nội bộ biến thành nơi tập kết vật liệu xây dựng, rác thải ngổn ngang, nhếch nhác, cỏ cây mọc um tùm hoặc được tận dụng để canh tác hoa màu cho người dân từ nơi khác đến... Chỉ có tầng 1 của tòa nhà đang được sử dụng làm văn phòng của Ban Quản lý Khu đô thị Sài Đồng.
Tâng 1 bên trong môt tòa nhà biên thành kho chứa đô cũ hỏng bừa bãi, phê thải vứt chỏng chơ.
Bên ngoài các tòa nhà là bãi tâp kêt rác không lô.
Lôi câu thang lên xuông các tòa nhà bị ngăn cách, che chắn bởi đô đạc cũ hỏng, không còn nhân ra.
Nhiêu vị trí quanh các toà nhà được người dân từ nơi khác đên tâp kêt, làm kho chứa đô đông nát.
Khu vực đường đi bô quanh các tòa nhà nhêch nhác rác thải, bôc mùi xú uê...
Không biêt kho chứa vât liêu xây dựng tại tâng 1 của môt toà nhà được cho thuê hay bị lân chiêm, tân dụng.
Nhiều người dân sống xung quanh khu vực các tòa nhà chia sẻ, các căn hộ tái định cư ở đây không ai đến ở, một phần do chất lượng công trình kém, nhà 6 tầng nhưng không có thang máy; một phần do tình trạng khiếu kiện kéo dài. Thậm chí, hệ thống xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy, khu vui chơi, sân thể thao, vườn hoa đều chưa hoàn thiện...
Vừa qua, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi và yêu cầu UBND các địa phương đề nghị báo cáo, tổng hợp danh mục dự án, số lượng nhà ở tái định cư đã đầu tư xây dựng và việc bố trí, quản lý sử dụng nhà ở tái định cư; tổng hợp các dự án, số lượng nhà tái định cư không có nhu cầu sử dụng và có nhu cầu chuyển đổi sang nhà ở xã hội, nhà ở thương mại hoặc mục đích khác; đồng thời, làm rõ khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị trong việc quản lý, sử dụng nhà tái định cư. Tuy nhiên, đến nay, việc rà soát này vẫn chưa có kết quả cụ thể.
Trước thực tế này, nhiều chuyên gia xây dựng cho rằng, mặc dù trong quá trình phát triển hạ tầng khu đô thị tại các địa phương cần phải có nhà tái định cư, nhưng phải làm thế nào để phát huy hết thế mạnh của loại hình nhà ở này để đảm bảo cuộc sống của người dân bằng hoặc hơn nơi họ đã ở. Các khu tái định cư cần đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, nhất là công trình hạ tầng xã hội xung quanh.
Bât cứ loại rác thải nào từ nhỏ đên lớn cũng đêu được tâp kêt, vứt bừa bãi tại các khu đât trống quanh các tòa nhà.
Duy nhât có một hộ dân sinh sống tại đây, nhưng phải đặt thùng phuy nước ngoài cửa sô đê có nước sinh hoạt...
Cám cảnh lôi lên xuông tại vị trí môt cửa phụ ra vào tòa nhà.
Cửa ra vào các tòa nhà hoen gỉ, xuống cấp, hỏng hóc... như đống sắt vụn.
Sân chơi trở thành nơi chẻ củi, đốt lửa của người dân từ nơi khác đến.
Các tòa nhà tái định cư bị bỏ hoang, lãng phí, phơi sương, nhếch nhác... giữa lòng khu đô thị với nhiều tòa nhà đẹp đẽ, khang trang.
Theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, hiện có thực tế là nhà tái định cư chất lượng khá hạn chế, nhanh xuống cấp, nên nhiều khu tái định cư xây dựng xong không có người dân vào ở, chuyển sang mục đích thương mại thì không đạt chất lượng. Để giải quyết tình trạng nhà tái định cư bỏ hoang, chính quyền các địa phương cần sớm có chủ trương chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, cải thiện chất lượng để cho thuê... để tránh lãng phí nguồn lực đầu tư xã hội và mất mỹ quan đô thị. Vì thực tế, diện tích đất được bố trí xây dựng nhà tái định cư đa số ở vị trí thuận lợi, nhiều tiện ích. Bên cạnh đó, trước khi triển khai các dự án nhà tái định cư, chủ đầu tư phải khảo sát ý kiến và nhu cầu của người dân có đất bị thu hồi, điều tra xã hội học để nắm bắt nguyện vọng của người dân về tái định cư, điều kiện sống, thu nhập, nhân khẩu, việc làm... sau đó mới lựa chọn hình thức tái định cư phù hợp với nhu cầu chung của người dân.
Còn theo rà soát của Sở Xây dựng Hà Nội, nhiều khu nhà tái định cư trên địa bàn thành phố đang xảy ra tình trạng căn hộ bỏ trống, người dân không chịu về ở do chất lượng kém. Thực trạng này diễn ra đã nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp xử lý, dẫn đến việc lãng phí và gây bức xúc trong dư luận. Thực tế, không riêng gì 3 tòa nhà tái định cư tại Khu đô thị mới Sài Đồng nêu trên, thành phố vẫn còn nhiều tòa nhà như vậy. Đơn cử, như Khu tái định cư thành phố giao lưu (quận Bắc Từ Liêm), đưa vào sử dụng từ năm 2014, nhưng đến nay toàn bộ 3 khối nhà CT1 A, B, C có khoảng 50% số căn hộ trong tình trạng cửa đóng then cài hoặc niêm phong. Hay khu tái định cư Đồng Tàu (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai); khu nhà N5B Trung Hòa (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân)... cũng trong cảnh tương tự. Thống kê, Hà Nội hiện còn tới gần 1.000 căn hộ tái định cư đã xây xong từ lâu, nhưng chưa bàn giao được cho người dân. Nguyên nhân do nhiều dự án giải phóng mặt bằng gặp vướng mắc, khiếu kiện.
Rõ ràng, nhà chung cư tái định cư đã và đang tồn tại nhiều bất cập. Trong đó nổi lên là về vị trí quy hoạch và chất lượng công trình, cũng như sự đầu tư về cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ. Tiếp nữa là cơ chế, chính sách, việc đặt hàng xây dựng nhà tái định cư; việc quản lý, vận hành khi đưa nhà vào sử dụng... Để giải quyết những bất cập này, TP Hà Nội cần sớm thẩm định, hoàn thiện chủ trương xây dựng nhà ở thương mại phục vụ tái định cư theo cơ chế đặt hàng...
Chỉ số giá bất động sản tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có xu hướng tăng Theo số liệu thống kê của Công ty Savills Việt Nam, chỉ số giá bất động sản nhà ở và văn phòng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có xu hướng gia tăng. Ở góc độ phát triển dự án, mặc dù chỉ số giá nhân công xây dựng công trình tại TP Hồ Chí Minh không có biến động...