Hà Nội yêu cầu khai báo di chuyển nội địa tại chốt cửa ngõ thành phố
Người dân qua lại 67 chốt kiểm dịch ở cửa ngõ Hà Nội và nơi giáp ranh với các tỉnh phải kê khai trên hệ thống phần mềm của Bộ Công an.
Công an Hà Nội cho biết từ ngày 22/8, người dân đi qua 44 chốt kiểm soát dịch tại những điểm giáp ranh với các tỉnh lân cận phải khai báo y tế qua phần mềm quản lý di chuyển nội địa do Bộ Công an xây dựng.
Việc khai báo này cũng thực hiện tại 23 chốt kiểm dịch được lập ở các cửa ngõ ra, vào thành phố. Những trường hợp đã khai báo y tế theo quy định đối với xe được cấp chứng nhận luồng xanh không phải kê khai.
“Đối với chốt bên trong thành phố, Công an Hà Nội chưa có kế hoạch triển khai để tránh ùn ứ và tập trung đông người”, đại diện công an thành phố cho hay.
Người dân đi qua 67 chốt cửa ngõ và nơi giáp ranh giữa Hà Nội với các tỉnh phải khai báo di chuyển nội địa để lấy mã QR. Ảnh: Hải Nam.
Theo cơ quan chức năng, khai báo di chuyển nội địa nhằm nắm bắt kịp thời di biến động của công dân từ vùng dịch về Hà Nội. Mục đích là ngăn chặn tình trạng lây nhiễm dịch giữa các địa phương.
Công an Hà Nội lưu ý để việc quét mã QR nhanh chóng, tránh tập trung đông người gây ùn ứ chốt kiểm soát, người dân nên khai báo tại nhà trước. Ai không có điện thoại thông minh hoặc máy tính thì nhờ người khác khai, sau đó có thể in mã QR (có giá trị sử dụng trong 3 ngày).
Hệ thống quản lý di chuyển nội địa và quản lý tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 được Bộ Công an xây dựng, triển khai từ ngày 11/8 dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau khi điền dữ liệu, người dân được cấp mã QR.
Bộ Công an đánh giá phần mềm mới cho phép công dân khai báo trước thông tin cá nhân, dịch tễ và nhận mã QR để kiểm tra khi đi qua trạm kiểm soát bằng thiết bị quét mã. Công dân chỉ cần trình mã QR để đối chiếu với căn cước công dân…
Bộ Công an đang đẩy nhanh tiến độ cung cấp ứng dụng có tên VNEID trên thiết bị di động để người dân dễ dàng sử dụng hơn khi khai báo y tế. Dự kiến cuối tháng 8, ứng dụng sẽ được triển khai.
Phát hiện nhiều trường hợp dùng giấy đi đường giả ở Hà Nội .Hà Nội duy trì 6 tổ công tác lưu động để kiểm tra, xử phạt người ra đường không có lý do chính đáng. Sau 2 ngày hoạt động, nhiều trường hợp dùng giấy đi đường giả bị phát hiện.
Ngày đầu TP Hà Nội siết chặt kiểm tra giấy đi đường, nhiều chốt ùn nhẹ
Sáng 9/8, các chốt kiểm dịch ở Hà Nội yêu cầu người dân ra đường ngoài giấy đi đường phải xuất trình kèm lịch trực, công tác của cơ quan. Người còn thiếu được nhắc nhở, đề nghị bổ sung trong ngày.
Hà Nội: Siết chặt kiểm tra giấy đi đường kèm theo lịch trực, lịch công tác
Sáng 9/8, các chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hà Nội thực hiện nghiêm việc kiểm tra giấy đi đường của người dân, kèm theo lịch trực, lịch công tác và giấy xác nhận của cơ quan theo tinh thần chỉ đạo của công văn hỏa tốc được ban hành ngày 8/8. Theo công văn này, trong thời gian cách ly xã hội vừa qua, Hà Nội đã làm tốt việc kiểm soát người dân ra khỏi nhà không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sử dụng giấy đi đường sai mục đích hoặc không đúng đối tượng. Do đó, việc siết chặt kiểm tra giấy đi đường và các giấy tờ kèm theo cần được thực hiện ngay.
Sáng 9/8, các trường hợp có giấy đi đường không hợp lệ hoặc không có giấy đi đường đã bị lực lượng chức năng lập biên bản xử lý lỗi ra đường không có lý do chính đáng.
Hơn 30 trường hợp không có giấy đi đường hoặc giấy đi đường không hợp lệ đã bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính tại chốt kiểm soát phường Láng Hạ, Hà Nội.
"Em làm ở siêu thị bán các mặt hàng thiết yếu. Tuần vừa rồi siêu thị tạm nghỉ 1 tuần để rà soát, truy vết các trường hợp F1, F2 nên sáng nay đi làm em chưa kịp xin lại giấy tờ theo quy định mới. Cơ quan nói cứ đi đi nên em cũng đi lên cơ quan làm việc nhưng bị tạm giữ tại chốt để xử phạt", chị Hồng Xuyến, một nhân viên siêu thị chia sẻ.
Ngoài giấy đi đường, người dân phải bổ sung thêm giấy lịch trực, lịch công tác, phân công nhiệm vụ hoặc giấy xác nhận của cơ quan đơn vị nơi công tác.
"Trong sáng 9/8, chúng tôi đã dừng hơn 30 trường hợp không có giấy đi đường hoặc giấy không hợp lệ để lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Với các trường hợp chưa có giấy lịch trực, lịch phân công nhiệm vụ theo tinh thần công văn hỏa tốc mới của Hà Nội thì chúng tôi sẽ nhắc nhở phải bổ sung ngay, nếu còn tiếp tục vi phạm, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo quy định", thiếu tá Vũ Như Quỳnh, công an phường Láng Hạ cho biết.
Những trường hợp người dân có giấy đi đường nhưng chưa đủ theo công văn mới của Hà Nội sẽ phải bổ sung ngay trong ngày 9/8.
Dù thực hiện theo quy định phòng dịch mới, sáng 9/8, phóng viên vẫn ghi nhận tình trạng đông đúc các phương tiện ra đường.
Hàng dài ôtô chờ kiểm tra giấy tờ qua chốt kiểm soát đường Liễu Giai gây ùn nhẹ.
Lực lượng kiểm tra tại chốt dùng loa thông báo từ xa, kiểm soát chặt phương tiện qua chốt.
Nhân viên giao hàng, shipper trình báo giấy phép qua smartphone để qua chốt kiểm soát.
Theo công văn hỏa tốc được UBND TP Hà Nội ban hành ngày 8/8, người đi đường xuất trình kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Trường hợp thiếu giấy tờ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định từ trưa ngày 9/8.
Diễn biến dịch 24/5: Bắc Giang vượt 1000 ca, chùm ca bệnh ở Hà Nội phức tạp Trong 24h qua, Việt Nam có thêm 187 ca Covid-19 gồm 3 ca nhập cảnh và 184 ca trong nước. Như vậy, tính từ 27/4 đến nay, nước ta đã có đến 2.349 ca lây nhiễm trong cộng đồng, xuất hiện ở 30 tỉnh thành. Sau 28 ngày, tổng số ca nhiễm của đợt dịch thứ 4 đến nay cao gấp 2,85 lần...