Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay sự cố thang máy
Sở Xây dựng phải làm rõ nguyên nhân, khắc phục sự cố thang máy làm chết người tại tòa nhà N5A Trung Hòa – Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội), xử lý các sai phạm của tập thể, cá nhân liên quan nếu có.
Ba giờ chiều 2/7, việc sửa chữa thang máy tại tòa chưng cư 4F Trung Yên hoàn tất. Đây là lần thứ 8 thang máy của tòa nhà phải sửa chữa bằng tiền người dân đóng góp kể từ năm 2007 khi tòa nhà được đưa vào sử dụng.
Ông Nguyễn Quang Tập, đại diện Ban quản trị chung cư 4F Trung Yên ( Tổ trưởng dân phố 70, phường Yên Hòa, Cầu Giấy) cho hay, việc thang máy hỏng thường xuyên xảy ra nhưng chưa lần nào đơn vị chịu trách nhiệm đứng ra sữa chữa.
“Bảy năm sử dụng, mọi khoản phí cư dân đều đóng góp đầy đủ, nhưng chưa bao giờ thang máy được bảo trì theo quy định”, ông Tập nói.
Ông Tổ trưởng cho biết, trách nhiệm quản lý, vận hành bảo trì và sửa chữa thang máy là của Công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội. Tuy nhiên, mỗi lần báo thang máy hỏng, thủ tục sửa chữa công ty đưa ra rất lâu và phức tạp, chưa kể giá thành quá cao. Do đó, người dân tự gọi thợ vào sửa và tự thanh toán chi phí với giá rẻ hơn nhiều.
Thang máy hỏng tại tòa nhà N5 Đồng Tàu, Hoàng Mai được dán cảnh báo sau vụ tai nạn thang máy gây chết người tại khu N5A Trung Hòa, Nhân Chính. Ảnh: Minh Minh
Bà Ngô Thị Cam (phòng 1110 – 4F Nhân Chính) bày tỏ, tai nạn thang máy gây chết người ở tòa N5A khiến cư dân ở đây rất lo lắng. Tòa 4F cũng là cũng là nhà tái định cư, cùng đơn vị quản lý, vận hành như bên N5A.
Theo bà Cam, khi thang máy hỏng Ban quản trị đã báo đơn vị quản lý tòa nhà. Nhưng cũng như các lần trước, người dân phải thuê thợ đến sửa và tự trả tiền. “Chúng tôi dự trù kinh phí sửa hoàn chỉnh mất 190 triệu đồng. Do không đủ kinh phí nên chỉ sửa tạm mất khoảng 8 triệu đồng”, bà Cam nói.
Tình trạng thang máy hỏng không được khắc phục cũng diễn ra tại Khu tái định cư Đồng Tàu, Hoàng Mai. Ba tòa nhà N3, N5, N7 của Khu đều hỏng một thang máy khoảng 2 tháng nay.
Ông Trần Văn Sáu, Tổ trưởng dân phố 30B (gồm 5 tòa nhà tái định cư khu Đồng Tàu) cho biết, tổ dân phố vừa làm đơn kiến nghị lần thứ hai hôm 1/7 (lần kiến nghị trước ngày 16/5) gửi tới UBND TP Hà Nội, Sở Xây dựng, Sở Tài chính về việc sửa chữa, bảo trì hệ thống thang máy.
Video đang HOT
Ông Tổ trưởng cho hay, thang máy bị hỏng đều là thang chính, việc đi lại của người dân rất khó khăn, quá tải vào giờ cao điểm sáng, tối. “Nếu tình trạng quá tải cứ diễn ra như hiện nay, dây cáp có thể đứt và hậu quả thật khôn lường”, ông Sáu lo lắng.
Ban Quản trị tòa nhà 4F dán thông tin vụ tai nạn thang máy gây chết người tại khu N5A Trung Hòa, Nhân Chính ngay cửa thang máy. Ảnh: Minh Minh.
Liên quan vụ tai nạn thang máy gây chết người ngày 30/6 tại tòa N5A Trung Hòa, Nhân Chính, ngày 2/7, Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và khai thác khu đô thị – đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, vận hành thang máy tại các khu tái định cư (Công ty TNHH MTV quản lý và phát triển nhà Hà Nội) đã có báo cáo.
Theo đó, xí nghiệp nhận được thông tin thang máy hỏng từ 12/6 và dự kiến 2/7 sẽ họp với tổ dân phố để thống nhất phương án sửa chữa, kinh phí. Tuy nhiên, ngày 30/6 xảy ra tai nạn làm ông Trần Anh Tuấn (50 tuổi, quê Việt Trì, Phú Thọ) nhân viên bảo vệ của công ty tử vong.
Ngày 1/7, Cơ quan cảnh sát điều tra đã họp các bên liên quan và thông báo nguyên nhân tử vong của ông Tuấn là do tai nạn. Các bên cũng thống nhất đề xuất Công ty TNHH MTV ứng tiền sửa chữa ngay thang máy hỏng, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
UBND TP Hà Nội vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu Sở Xây dựng kiểm tra làm rõ nguyên nhân, khắc phục ngay sự cố thang máy làm chết người xảy ra tại tòa nhà N5A Trung Hòa – Nhân Chính, xử lý các sai phạm (nếu có) của tập thể, cá nhân liên quan quá trình lắp đặt, quản lý, vận hành thang máy nói trên, báo cáo kết quả về thành phố trước ngày 5/7.
Sở được yêu cầu chỉ đạo đơn vị quản lý, chủ đầu tư các công trình nhà cao tầng rà soát, kiểm tra, kịp thời sửa chữa, bảo trì thay thế thang máy bị hỏng hoặc thường xảy ra sự cố.
Theo VNE
Xúc động hình ảnh cảnh sát dầm mưa chống tắc đường
Hình ảnh một chiến sĩ công an ướt sũng dưới mưa điều tiết giao thông trong giờ cao điểm khiến nhiều người không khỏi xúc động.
Bức ảnh được chị Lê Phương Hà (ĐH Ngoại thương HN) chụp lại vào chiều 23/6 tại nút giao thông cầu 361 (phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Trong ảnh, một chiến sĩ công an không mặc áo mưa, quần áo ướt sũng vẫn tập trung điều tiết giao thông dưới cơn mưa tầm tã.
Ảnh đại úy Bốn ướt sũng phân luồng giao thông dưới cơn mưa tầm tã vào chiều 23/6.
Ngay sau khi đăng tải, bức ảnh xúc động này nhanh chóng được lan truyền trên các mạng xã hội với nhiều lời ngợi khen.
Chị Hoa - bán hàng nước gần đó cho biết, ở đây ai cũng quen mặt chiến sỹ công an này. Gần như ngày nào anh cũng chốt ở điểm này.
Lúc mưa to, thấy anh ướt sũng, nhiều người sốt ruột mang áo mưa ra nhưng anh không kịp mặc mà cứ để vậy đứng phân làn.
"Hình ảnh ấy đúng là rất xúc động, rất trách nhiệm và đáng được tuyên dương", lời chị Hoa.
Theo tìm hiểu của PV TS, người cảnh sát trong ảnh là đại úy Nguyễn Văn Bốn (49 tuổi), hiện đang công tác tại Tổ cảnh sát trật tự, Công an phường Yên Hòa.
Đại úy Bốn cho biết, vào khoảng 17h30 ngày 23/6, trời bất chợt đổ mưa to đúng lúc tan tầm nên nút giao thông đầu cầu 361 ách tắc nghiêm trọng.
Đây là một trong những điểm ùn tắc nhất trên địa bàn.
"Mưa to đúng lúc đường tắc nghẽn nên chúng tôi không kịp mặc áo mưa. Nếu khi đang tắc đường mà dừng lại để mặc áo mưa thì đường kẹt cứng ngay. Bình thường nút giao thông này cứ sểnh ra là tắc, không có người phân luồng là tắc ngay, càng mưa càng tắc", anh Bốn chia sẻ.
Theo anh Bốn, hôm đó thấy mưa to quá, bà con xung quanh mang áo mưa đưa cho nhưng anh nghĩ nếu dừng việc điều tiết giao thông để mặc áo thì đường lại tắc thêm.
"Tôi bảo thôi, kiểu gì cũng ướt rồi, cố gắng thêm xíu vì trời cũng không lạnh. Mình được giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành trách nhiệm. Mưa hay nắng khi tắc đường thì mình không quản, miễn làm sao đừng để ùn tắc là được", lời anh Bốn.
Anh Bốn cho biết, khoảng 2 năm nay hầu như ngày nào anh cũng ứng trực ở chốt cầu 361. Trước đây điểm này do một số chiến sĩ trẻ mới ra trường phụ trách, tuy nhiên nút giao thông này tương đối phức tạp, các cháu không cáng đáng hết được nên anh đã chuyển từ điểm cầu Cót lên đây.
Gần đây, điểm này có thêm một dân phòng hỗ trợ phía đầu cầu giáp đường Láng.
Ảnh đời thường của đại úy Bốn
Cũng theo anh Bốn, công việc hàng ngày của anh bắt đầu từ 7h, đến 8h sáng là cao điểm, chiều khoảng 4h30 mới tắc. Tuy nhiên, anh toàn phải có mặt từ 4h để xem xung quanh có xe cộ đỗ lấn chiếm hay không để dẹp trước, vì khu vực này có nhiều quán karaoke và xe vệ sinh môi trường hay đỗ đầu cầu.
Trung tá Hoàng Văn Bốn, Trưởng Công an phường Yên Hòa cho biết, đại úy Nguyễn Văn Bốn đã có 30 năm công tác trong ngành công an, trong đó có 8 năm công tác tại Công an phường Yên Hòa, là người nhiệt tình và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trung tá Bốn cho biết thêm, hiện lực lượng trật tự của phường hơi mỏng, khi chỉ có 4 người, trong khi địa bàn rất rộng và có nhiều chốt giao thông.
T.Hạnh
Theo_VietNamNet
Tên cướp giật túi xách 240 triệu đồng từ tay bé trai 4 tuổi Trước khi ra tay "hành động", Linh bám theo người phụ nữ giàu có, lái chiếc Mercedes mới đăng ký đang chở 2 con nhỏ. Ngày 12/4, Đội 8 Phòng cảnh sát hình sự (Công an Hà Nội), phối hợp với Công an quận Tây Hồ, đã bắt giữ Nguyễn Văn Linh (24 tuổi, ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy), hung thủ...