Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời
Sau khoảng gần 2 tuần cho phép người dân được tập thể dục, thể thao nơi công cộng, UBND Hà Nội yêu cầu dừng hoạt động này do diễn biến dịch phức tạp.
Phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký ban hành văn bản điều chỉnh một số biện pháp phòng phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại TP.HCM và các tỉnh Nam Bộ, số lượng người từ các tỉnh, thành phố trở về thủ đô rất lớn, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 TP yêu cầu người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết, thực hiện nghiêm thông điệp 5K, chấp hành đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch.
Căn cứ tình hình dịch bệnh và đánh giá nguy cơ của cơ quan y tế, UBND TP quyết định từ 18h ngày 8/7, tạm dừng các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời đến khi có thông báo mới của UBND TP.
Người dân Hà Nội được nới lỏng quy định thể dục thể thao ngoài trời chưa đầy 2 tuần nay phải dừng do dịch có diễn biến phức tạp. Ảnh: Việt Linh.
Các đơn vị theo chức năng bố trí lập các chốt trực cố định và lưu động tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chung cư, cơ sở khám chữa bệnh, trường, chợ, trung tâm thương mại, công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng. TP yêu cầu phân công lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, kiểm tra, xử phạt những trường hợp vi phạm.
Cụm cảng hàng không Miền Bắc, Ga Hà Nội, Sở Giao thông vận tải TP thường xuyên cập nhật, yêu cầu hành khách trên toàn bộ các tuyến vận tải (hàng không, đường sắt, đường bộ) từ các địa phương khác trở về thành phố (kể cả các vùng chưa có dịch) thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của thành phố: Thông điệp 5K, khai báo y tế online, tự theo dõi sức khỏe.
Video đang HOT
Nếu có dấu hiệu sốt, ho, đau họng, khó thở hoặc có biểu hiện mất vị giác, người dân cần thông tin ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ sở y tế nơi gần nhất để được hướng dẫn quản lý sức khỏe kịp thời.
Trước đó, chiều 25/6, UBND Hà Nội ra văn bản nới lỏng một số hoạt động tiếp theo sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Theo đó, từ 0h ngày 26/6, UBND TP cho phép hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời (không quá 20 người trong một khu vực). Sân tập golf, sân golf được mở cửa trở lại từ thời điểm trên kèm theo yêu cầu chủ cơ sở, nhân viên, các lực lượng phục vụ, khách hàng thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của ngành y tế, chịu trách nhiệm nếu để phát sinh lây nhiễm trong cơ sở.
Từ cuối tháng 4, Hà Nội đã yêu cầu tạm dừng, đóng cửa hàng loạt hoạt động kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu. Đến 0h ngày 22/6, Hà Nội cho phép mở lại dịch vụ cắt tóc, gội đầu; dịch vụ ăn, uống trong nhà. Các cơ sở này phải đảm bảo khoảng cách, có tấm chắn giữa khách hàng, ngồi không quá 50% công suất và không quá 20 người, đóng cửa trước 21h hàng ngày (nhà hàng rượu, quán rượu, bia, bia hơi chỉ được phép bán hàng mang về).
Hiện quán bar, karaoke, Internet, game, cơ sở gym chưa được mở cửa.
Tại đợt bùng phát dịch thứ 4 (từ ngày 29/4), Hà Nội có 276 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Các chùm ca bệnh trước đó đã được khống chế, còn lại phát sinh thêm ca bệnh từ ngày 5/7 đến sáng 8/7 là 18 ca. Hai ổ dịch phức tạp nhất hiện nay là tại huyện Đông Anh (8 ca), Mỹ Đức (8 ca).
Nhiều tỉnh, thành phía Nam tăng tốc dập dịch
TP HCM điều chỉnh chiến thuật xét nghiệm, áp dụng mô hình mới điều trị ca nhiễm, lập thêm bệnh viện dã chiến để tăng tốc dập dịch.
Số ca nhiễm ở TP HCM đã vượt qua 3.000, trong khi chỉ còn ba ngày nữa là kết thúc giãn cách xã hội theo chỉ thị 15.
TP HCM cùng lúc áp dụng nhiều hình thức xét nghiệm để sàng vớt các ca nhiễm, nghi nhiễm ra khỏi cộng đồng. Với vùng có ổ dịch, nơi nguy cơ cao, ngành y tế dùng phương pháp test nhanh cho kết quả trong 30 phút. Nếu mẫu dương tính, người được cách ly, lấy mẫu đơn xét nghiệm khẳng định RT-PCR.
Người dân TP HCM đội nắng đi tiêm vaccine, tháng 6/2021. Ảnh: Hữu Khoa
"Xét nghiệm càng nhanh càng tốt mới có thể chặn được sự lây lan, khi mà chu kỳ lây nhiễm của biến chủng Delta ngắn hơn nhiều so với các chủng trước đây", Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh nói trong cuộc họp báo ngày 25/6.
Ngành y tế huy động tổng lực, phấn đấu lấy 500.000 mẫu mỗi ngày, từ nay đến 30/6 - thời điểm thành phố kết thúc giãn cách xã hội. Số mẫu này sẽ được triển khai ở 5 quận huyện nhiều ca nhiễm nhất là Tân Phú, Hóc Môn, Quận 8, Bình Tân, Bình Chánh.
Hơn 3.000 bệnh nhân Covid-19 khiến áp lực về cơ sở điều trị tăng cao. Hai ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia TP HCM được trưng dụng, chuyển thành bệnh viện dã chiến 5.000 giường. Ngành y tế thành phố đã lên phương án 10.000 giường điều trị, theo yêu cầu của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn.
Cùng lúc, Sở Y tế TP HCM đưa mô hình "tháp ba tầng" từng áp dụng ở Bắc Giang vào điều trị bệnh nhân Covid-19. Bệnh nhân nặng được điều trị ở các cơ sở y tế chuyên trách hồi sức cấp cứu chuyên sâu; người triệu chứng nhẹ sẽ được điều trị tại các bệnh viện dã chiến vùng ven; người không triệu chứng được theo dõi ở khu riêng để giảm gánh nặng cho ngành y tế.
"ATM lướt ống" mang suất cơm 0 đồng đến tay người nghèo TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Thành phố gần 9 triệu dân, trong đó có 1,6 triệu công nhân lao động đã trải qua 27 ngày giãn cách xã hội. Những "ATM lướt ống" được giáo dân đặt trước nhà thờ Tân Sa Châu, quận Bình Tân, phát suất ăn 0 đồng suốt một tuần nay. Mỗi ngày, 1.000 suất cơm có canh, thức ăn mặn, mắm và chai nước suối theo chiếc ống lướt đến tay người khó khăn, ai cần thì lấy. Gạo, thực phẩm do những nhà hảo tâm hỗ trợ cho nhà thờ.
Bên quận Tân Bình, cơm bà Dung, quán 0 đồng của chị Hoa, bếp cơm gà quay của anh Huy... đỏ lửa từ rạng sáng đến đêm, san sẻ những suất ăn cho hàng nghìn người lao động, người nghèo.
Cùng lúc với TP HCM, các địa phương phía Nam đang đương đầu với đợt dịch phức tạp nhất từ trước đến nay. Tây Ninh, Phú Yên, Bình Thuận, Bình Dương, Tiền Giang đều đang phải áp dụng nhiều biện pháp để chặn các ổ dịch lây lan trên địa bàn. Khu vực Nam Trung Bộ, Quảng Ngãi sáng 26/6 phát hiện 5 ca dương tính mới, chấm dứt gần hai tháng địa phương không ghi nhận ca mắc.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá nguy cơ dịch xâm nhập vào các khu công nghiệp tại TP HCM và các tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai rất lớn. Đây là các vùng có mật độ công nhân lớn, nhưng điều kiện lưu trú chật hẹp khiến nguy cơ lây nhiễm cao. Bộ Y tế đặt trọng tâm phòng chống dịch trong khu công nghiệp, ban hành hướng dẫn chi tiết phòng chống lây nhiễm trong các khu vực này và yêu cầu các địa phương phải thực hiện nghiêm túc.
Người dân Hà Nội đạp xe quanh Hồ Gươm, sáng 26/6. Ảnh: Hoàng Anh
Ở phía Bắc, dịch đã giảm nhiệt. Sáng hôm qua, người dân Hà Nội dậy sớm, kéo nhau ra đường tập thể dục sau 52 ngày các hoạt động thể thao ngoài trời bị tạm ngừng. Chính quyền nới lỏng từ ngày 26/6, sau hơn chục ngày thành phố không ghi nhận ca nhiễm mới ngoài cộng đồng. Song người dân không được tập trung quá 20 người tại một khu vực. Sáu ngày trước, Hà Nội cũng cho mở lại hàng quán ăn uống, cắt tóc với điều kiện đảm bảo phòng dịch và phải đóng cửa trước 21h.
Gần một tuần nay, các ca mắc mới trong ngày của Bắc Giang giảm xuống còn hai con số. Tỉnh phấn đấu đến 30/6 không còn ca nhiễm mới.
Tròn hai tháng bùng phát, đợt dịch thứ tư đã lan rộng 48 tỉnh thành, cả nước gần 12.000 ca nhiễm. Bắc Giang nhiều nhất 5.565 bệnh nhân, TP HCM 3.018 ca nhiễm.
Bệnh viện Medlatec cơ sở Nghĩa Dũng tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân Bắt đầu từ 11h30 ngày 7/5, Bệnh vện Đa khoa Medlatec (cơ sở Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội) thông báo tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân. Đại diện Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, nguyên nhân tạm dừng tiếp nhận bệnh nhân là trước đó bệnh viện có xét nghiệm cho 2 trường hợp nghi mắc COVID-19 tại huyện Thường Tín....