Hà Nội yêu cầu cán bộ không tổ chức tiệc cưới ở khách sạn 5 sao
UBND TP.Hà Nội vừa yêu cầu cán bộ, công chức tổ chức đám cưới cho con hoặc cho bản thân mời không quá 300 người dự tiệc, không tổ chức ở khách sạn 5 sao hoặc khu du lịch cao cấp.
TP.Hà Nội vừa ban hành văn bản 1349 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn thành phố. TP tiếp tục triển khai Chỉ thị đến đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, gắn với việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Thành đoàn Hà Nội tổ chương trình Lễ hội đám cưới tập thể theo nếp sống mới dành cho 34 cặp đôi (trong đó có 17 cặp đôi trẻ) năm 2017.
Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội được có nhiệm vụ tham mưu Thành phố đưa nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới gắn với nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, tổ chức các buổi tọa đàm việc triển khai Chỉ thị 11.
UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai, đưa mục tiêu thực hiện cưới “Trang trọng – Lành mạnh – Tiết kiệm” vào việc bình xét danh hiệu “Gia đình văn hoá, làng văn hoá, tổ dân phố văn hoá”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá.
TP.Hà Nội cũng yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện kiểm tra, giám sát, xử lý đối với cán bộ, đảng viên vi phạm Chỉ thị 11, đồng thời định kỳ báo cáo kết quả thực hiện 6 tháng, 1 năm (vào ngày 25.6 và 25.12) với UBND Thành phố.
Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội yêu cầu cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của Thành phố phải gương mẫu, đi đầu trong thực hiện tổ chức cưới cho con, hay bản thân.
Video đang HOT
Cụ thể, Chỉ thị yêu cầu cán bộ, đảng viên thực hiện các thủ tục kết hôn theo đúng quy định pháp luật; tiến hành các nghi thức hôn lễ với tinh thần “vui tươi – lành mạnh – tiết kiệm”; Số lượng khách mời dự tiệc không quá 300 người (nếu nhà trai và nhà gái tổ chức tiệc chung thì khách mời không quá 600 người).
Chỉ thị cũng nêu rõ cán bộ, đảng viên không tổ chức tiệc cưới nhiều lần; không mời khách trong giờ làm việc; Không tổ chức cưới ở những nơi chi phí quá tốn kém, không phù hợp với đời sống, thu nhập chung của cộng đồng dân cư và cán bộ công chức, như khách sạn 5 sao, khu du lịch cao cấp; Khuyến khích hình thức báo hỷ sau ngày cưới theo cho việc mời dự tiệc cưới.
Theo Quang Phong (Dân Trí)
Cán bộ TP.HCM được tăng thu nhập từ ngày 1.4
Nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, cán bộ, công chức sẽ được tăng thu nhập 0,6 lần trong năm nay.
Ngày 16.3, kỳ họp thứ 7 HĐND TP.HCM khóa IX với sự thống nhất cao đã thông qua đề án tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách.
Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1.4. Đối tượng là cán bộ có hiệu quả công việc tốt (dựa trên đánh giá hàng quý, hàng năm) được tăng thu nhập gấp 0,6 lần theo nguyên tắc không cào bằng. Từ năm 2019 đến 2020 tăng dần lên tối đa 1,8 lần.
Kinh phí cho việc này lấy từ nguồn thu được để lại hàng năm, nguồn cải cách tiền lương năm trước chuyển sang, nguồn tiết kiệm 10% khoản chi thường xuyên, nguồn 50% tăng thu ngân sách quận - huyện, nguồn ngân sách thành phố...
Điều chỉnh đề án thu hút nhân tài
Đây là đề án nhận được nhiều góp ý, phản biện nhất. HĐND cũng điều chỉnh đối tượng thu hút và phạm vi áp dụng của đề án.
Theo đó, lực lượng lao động sáng tạo trẻ được tách khỏi đề án, bởi nhóm này đã được Chính phủ quy định chính sách thu hút riêng. Còn chuyên gia, nhà khoa học được tuyển dụng sẽ làm việc ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập (trừ cơ quan trung ương đóng ở TP.HCM, các cơ quan ngành dọc, lực lượng vũ trang).
Họ phải có công trình nghiên cứu xuất sắc, nhiều kinh nghiệm đào tạo, tư vấn, vận hành... Khi được tuyển chọn, nhân sự được trợ cấp ban đầu tối đa 100 triệu đồng, hưởng lương chuyên gia cao cấp, cùng các chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học, hỗ trợ nhà ở công vụ, kinh phí thuê nhà...
Lĩnh vực cần tuyển chọn là: công nghệ thông tin, xây dựng đô thị thông minh; công nghệ hỗ trợ, dịch vụ kho bãi, vận tải; nông nghiệp công nghệ cao, tế bào gốc; trung tâm tài chính; xây dựng hạ tầng hiện đại; công trình phòng chống thiên tai, xử lý sự cố môi trường; vật liệu mới, công nghệ nano, năng lượng tái tạo, linh kiện điện tử cao cấp; trí tuệ nhân tạo và trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, văn hóa xã hội, thể dục thể thao...
Gần 9.500 tỷ đồng đầu tư hai dự án nhóm A
HĐND cũng ra Nghị quyết quyết định chủ trương đầu tư hai dự án công nhóm A sử dụng vốn ngân sách, tổng mức đầu tư 9.495 tỷ. Gồm dự án xây dựng rạp xiếc, biểu diễn đa năng Phú Thọ và dự án bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư phục vụ đầu tư xây dựng Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc (phục vụ SEA Games 31 vào năm 2021).
Ngoài ra, HĐND TP.HCM phê chuẩn tổng số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập là 119.976; và tổng số biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính năm 2018 là 12.345 người.
Trước đó, hai đề án điều chỉnh phí sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ ôtô, điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, cũng được thông qua.
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: H.C
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm đánh giá cao các đề án, đã tạo động lực giải quyết những vấn đề lớn, cũng như cho tầm nhìn chiến lược phát triển thành phố. Ngoài ra, việc tăng phí đỗ ôtô và phí bảo vệ môi trường còn giúp điều chỉnh hành vi, lập lại trật tự đô thị...
Chỉ ra các khó khăn, thách thức thành phố đang gặp phải, bà Tâm yêu cầu cả hệ thống chính quyền khẩn trương đưa các đề án "đi vào cuộc sống". Nghị quyết thông qua các đề án lần này có nhiều điểm mới, khó nên UBND thành phố cần hướng dẫn kịp thời, thường xuyên thanh tra công vụ... cũng như điều chỉnh, bổ sung, để tiếp tục trình HĐND các nội dung còn lại trong các kỳ họp tới.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Nghị quyết 54 của Quốc hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của thành phố. Ngay sau khi được HĐND thông qua các đề án, ông sẽ chỉ đạo các sở ngành triển khai bằng những kế hoạch chi tiết, khoa học với tinh thần trách nhiệm, không đùn đẩy, không để sót công việc. Thành phố quyết tâm không để xảy ra tình trạng "chủ trương, quyết sách đúng nhưng thực hiện yếu kém".
Người đứng đầu chính quyền thành phố cho biết, song song với các đề án của cơ chế đặc thù, thành phố cũng đang xây dựng 4 nhiệm vụ trọng tâm của đề án Đô thị thông minh.
Theo Tuyết Nguyễn - Hữu Công (VNE)
Thứ trưởng Bộ Tư pháp về giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Ông Lê Tiến Châu - Thứ trưởng Bộ Tư pháp về giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang và được giới thiệu để Hội đồng nhân dân tỉnh bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2016 - 2021. Chiều (16.3), Ban Tổ chức T.Ư cùng Ban thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang đã tổ chức lễ...