Hà Nội xử phạt người đi bộ sai phần đường
Đi sai phần đường và không tuân thủ đèn tín hiệu, nhiều người bị cảnh sát giao thông Hà Nội xử lý từ sáng nay nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và hạn chế tai nạn.
Sáng 1/2, nhiều tổ công tác thuộc Phòng cảnh sát giao thông, Công an Hà Nội tập trung ở các quận trung tâm thủ đô nhắc nhở, xử lý người đi bộ sai phần đường quy định.
Tại khu vực hồ Gươm, hai tổ cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ trước tượng đài Lý Thái Tổ và ngã tư Hàng Khay – Hàng Bài.
Tại khu vực này có lưu lượng người đi bộ khá, trong đó có nhiều người nước ngoài. Theo quan sát, đa phần du khách chấp hành quy định, đi bộ đúng làn đường, tuân thủ đèn tín hiệu.
Nhiều du khách nước ngoài còn tỏ ra khá rụt rè khi băng qua đường dù chấp hành rất nghiêm chỉnh đèn tín hiệu, làn vạch dành cho người đi bộ.
Video đang HOT
Tại ngã tư Hàng Bài – Hàng Khay, trong lúc phần lớn người dân qua đường đi theo vạch kẻ và đèn tín hiệu thì vẫn còn những người vội vã băng qua đường khi đèn tín hiệu chưa kịp chuyển màu.
Lê Bá Khánh Dũng (16 tuổi) ở Lò Sũ, Hoàn Kiếm đi len lỏi giữa dòng xe nên đã bị cảnh sát lập biên bản và nhắc nhở.
Anh Đỗ Văn Quỳnh ở Văn Lâm (Hưng Yên), làm nghề đánh giày, băng qua đường không đúng vạch sơn nên bị cảnh sát lập biên bản.
Anh Quỳnh ký vào biên bản và nộp phạt tại chỗ 50.000 đồng. Tỏ ra khá bất ngờ khi bị cảnh sát xử phạt, nam thanh này cho biết chưa bao giờ nghe đến việc đi bộ sai bị xử phạt nên mắc lỗi.
Một số trường hợp vi phạm, khi bị lập biên bản thường được cảnh sát giải thích và cho xem các quy định xử phạt với số tiền tương ứng để nắm rõ và rút kinh nghiệm.
Với lỗi vi phạm đi không đúng phần đường, vạch sơn quy định, cảnh sát lập biên bản và xử phạt tại chỗ 50.000 đồng.
Trong ngày đầu tiên, ngoài việc hướng dẫn, tuyên truyền, nhắc nhở cho hàng chục người đi bộ vi phạm, cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ cũng giúp đỡ những người gì yếu khi đi qua đường để tránh những nguy hiểm.
Trao đổi với VnExpress, thượng úy Nguyễn Minh Đức, Đội phó Đội CSGT số 1 cho biết, việc xử phạt người đi bộ đã có trong luật và quy định từ trước, tuy nhiên do ít bị xử lý nên người đi bộ vi phạm ngày càng nhiều. “Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, vì vậy bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ tăng cường xử lý những người vi phạm nhằm răn đe và giúp người dân chấp hành tốt Luật giao thông”, thượng úy Đức cho biết.
Thượng úy Đức cũng chia sẻ, việc xử lý người người vi phạm gặp một số khó khăn. Không ít người không mang theo giấy tờ tùy thân nên cảnh sát giao thông chỉ lập biên bản hoặc chuyển về phường xử lý.
Trước những thắc mắc về việc vỉa hè, lòng lề đường bị chiếm dụng bởi hàng quán, người đi bộ không còn lối để đi, thượng úy Đức cho rằng, những khó khăn này sẽ được giải quyết khi cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng chức năng thống kê và xử lý.”Nơi nào có vỉa hè bị chiếm dụng, cảnh sát sẽ không tập trung xử lý người đi bộ”, thượng úy Đức cho hay.
Bá Đô
Theo VNE
Ngày 20/3 sẽ công bố số tiền phạt "nguội"
Trước những băn khoăn về kế hoạch phạt "nguội" qua camera giám sát, Công an TP Hà Nội cho biết: Theo kế hoạch, ngày 20/3 sẽ tiến hành thông báo cụ thể những vấn đề liên quan, trong đó có số tiền phạt các phương tiện vi phạm luật.
Ngày 20/3 sẽ công bố số tiền phạt "nguội"
Trước đó, từ tháng 10/2014, các nút giao thông trọng điểm ở Hà Nội đã được tranh bị camera giám sát với mức đầu tư hơn 230 tỷ đồng. Khoảng 450 camera đã được lắp trên các tuyến phố quan rọng và đưa vào hoạt động. Hệ thống camera này có thể ghi lại hình ảnh vi phạm luật giao thông, chụp lại biển số với hình ảnh rõ nét, đầy đủ thông tin.
Theo thống kê của CSGT Hà Nội, từ ngày 19/1 đến 28/2, 69 trường hợp vi phạm qua camera giám sát đã bị xử phạt. Trong đó, đội cảnh sát giao thông số 2 phạt 32 trường hợp, số 4 phạt 8 trường hợp, số 14 phạt 29 trường hợp. Đến ngày 20/3, Công an TP Hà Nội sẽ báo cáo cụ thể kết quả cũng như số tiền phạt "nguội" qua camera với các phương tiện vi phạm luật khi tham gia giao thông.
Theo Sống Mới