Hà Nội xử phạt người đi bộ: Có làm được không?
Liệu lực lượng CSGT có bố trí đủ để kiểm tra mức độ vi phạm của người đi bộ hay không hay là chỗ có, chỗ không?
Vỉa hè bị chiếm, đi dưới lòng đường có bị phạt?
Sau khi thông tin này Hà Nội sẽ xử phạt người đi bộ phạm luật được đưa ra, nhiều ý kiến bày tỏ sự ủng hộ.
Ông Dương Huấn (Nhân viên bảo vệ tại một siêu thị điện máy) cho rằng: “Tôi rất ủng hộ việc làm này. Loa đài tuyên truyền mãi rồi nhưng tác dụng thì không thấy đâu. Cần phải đánh mạnh vào tài chính thì mới đủ sức răn đe người tham gia giao thông”.
Sắp tới, người đi bộ sẽ bị xử phạt nếu vi phạm luật giao thông.
Ông Cao Bá Quỳnh (53 tuổi, trú tại Ba Đình, Hà Nội) cho rằng: “Ý tưởng thì được. Hàng ngày đi trên đường tôi cũng gặp rất nhiều trường hợp vi phạm giao thông từ ngay những người đi bộ. Dường như, họ tự cho mình quyền được nhường đường, không bị phạt. Chính mắt tôi cũng được chứng kiến rất nhiều vụ tai nạn do người đi bộ vô ý thức gây ra.
Tuy nhiên, nói là xử phạt người đi bộ nhưng mà xử như thế nào cho đúng thì hơi khó. Liệu lực lượng CSGT có bố trí đủ để kiểm tra mức độ vi phạm của người đi bộ hay không hay là chỗ có, chỗ không? Đơn cử, người vi phạm trên phố cổ rất nhiều thì xử thế nào?”.
Bà Mai Hoàng (60 tuổi, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) bổ sung: “Đồng thời với đó, cần tuyên truyền và xử phạt lái xe cơ giới khi không nhường đường cho người đi bộ qua đường trên vạch kẻ dành cho người đi bộ. Vì nếu không áp đặt việc ưu tiên cho người đi bộ qua đường tại các điểm đó, thì người đi bộ không thấy được lợi ích nào.
Video đang HOT
Ở những nơi tôi đã từng đến, người đi bộ qua đường tại vạch kẻ luôn được quyền ưu tiên, mọi phương tiện cơ giới vi phạm đều bị xử phạt tương đương với lỗi vượt đèn đỏ”.
Đồng quan điểm, bà Phạm Thị Huyền (63 tuổi, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội cũng đưa ra vấn đề: “Vợ chồng già tôi mỗi lần ra đường, đi bộ xuống lòng đường thì nhiều mà đi bộ trên vỉa hè thì ít. Vỉa hè bây giờ làm gì có, các quán nước, quán ăn chiếm hết rồi, mà đi như thế là vi phạm giao thông, nếu các anh CSGT bắt được thì vợ chồng tôi có bị phạt không?”
Có đủ CSGT?
Tuy nhiên, không ít ý kiến bày tỏ sự thắc mắc, đặt ra những vấn đề trước việc xử nghiêm người đi bộ vi phạm luật giao thông.
Tình trạng người đi bộ vi phạm luật giao thông diễn ra phổ biến.
Ông Trần Bình Tuấn (50 tuổi, thợ sửa xe máy tại Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm) đặt ra câu hỏi: “Đã có đường dành riêng cho người đi bộ trên tất cả tuyến đường chưa? Hiện nay tôi thấy rằng, ở rất nhiều nơi, khu vực vỉa hè cho thuê kinh doanh hết, người đi bộ phải chen qua hoặc đi xuống lòng đường. Do đó, nếu muốn phạt người đi bộ thì đầu tiên phải đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân”.
Ông Cao Tuấn Minh (60 tuổi, một giảng viên đã nghỉ hưu) cũng thắc mắc: “Tôi đang đi tập thể dục không mang giấy tờ cá nhân, cũng không mang theo tiền thì sẽ phải xử lý ra sao? Còn xe đạp thì sao, có bị xử phạt khi vi phạm không? Và nếu có phạt thì phải phạt thật nặng những người không chịu nhường đường cho người đi bộ, khi đi qua nơi có dải phân cách, đèn xanh, các phương tiện chen lấn, chiếm đường”.
Ngoài ra, ông Minh cho rằng, việc thực hiện này cũng khó khả thi. Vì người đi bộ không có gì để cưỡng chế thi hành, chẳng nhẽ anh cầm túi xách hay ví của người ta để tiến hành xử phạt.
“Nếu như tôi đi qua đường vào giờ cao điểm, đang ùn tắc, các anh còn lo xử lý tắc đường, làm sao mà quản được hết. Ở các ngã tư đèn xanh, đèn đỏ, người đi bộ còn biết được thời gian chờ đợi và lượng phương tiện đang tập trung rất lớn. Do đó, người ta có thể chờ đợi để sang đường, tình trạng vi phạm ít hơn.
Còn với những đoạn đường bình thường không phải ngã tư, phương tiện ít hơn, lại cũng hiếm có dải phân cách, người ta mới liều mình băng qua đường. Đó mới là những nơi nguy hiểm không thể kiểm soát được”, chị Nguyễn Thị Bích Loan (27 tuổi, nhân viên Công ty CP XOMB) nêu tình huống khác.
Về vấn đề này, anh Trịnh Bá Trình (35 tuổi, kiến trúc sư) cũng đưa ra trường hợp: “Nếu chỉ dựa vào lực lượng CSGT hiện nay thì khó có thể xử lý, kiêm nhiệm hết được. Còn nếu CSGT có dựa vào camera ghi hình thì cũng rất khó để có thể xác định được danh tính của người vi phạm, huống hồ là chuyện xử phạt họ”.
Cụ thể, từ ngày 1/2/2016, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý đối với người đi bộ vi phạm luật giao thông tại các nút giao thông trọng điểm có đèn tín hiệu giao thông, vạch sơn và cầu vượt cho người đi bộ, trên các tuyến cấm người đi bộ…
Theo đó, quy định tại Điều 9 – Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về xử phạt người đi bộ vi phạm nêu rõ:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi: Đi không đúng phần đường quy định; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
- Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với những hành vi: Mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn; đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc (trừ người phục vụ việc quản lý, duy trì đường cao tốc).
Theo Phu nư TPHCM
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử phạt
Lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý đối với người đi bộ vi phạm luật giao thông bắt đầu từ 1/2/2016.
Theo tin từ báo Hà Nội mới, Tiền phong, Dân trí và một số báo khác cho biết, từ ngày 1/2/2016, lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý đối với người đi bộ vi phạm luật giao thông tại các nút giao thông trọng điểm có đèn tín hiệu giao thông, vạch sơn và cầu vượt cho người đi bộ, trên các tuyến cấm người đi bộ.
Sẽ xử lý người đi bộ vi phạm giao thông. Ảnh Internet
Theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ, lực lượng CSGT sẽ xử phạt người đi bộ vi phạm với các mức: "Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm như: Đi không đúng phần đường quy định; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm như: Mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn; đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, duy trì đường cao tốc."
Dẫn nguồn tin từ báo Hà Nội mới, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT CATP Hà Nội cho biết: Những lỗi vi phạm trật tự an toàn giao thông do người đi bộ gây ra thường thấy như đi qua đường không đúng nơi quy định, vượt qua dải phân cách, đi vào đường cao tốc, đi ngược chiều, không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông...
Theo Ngươi đưa tin
CSGT cứu giúp cụ già đi xe bị ngã chấn thương Phòng CSGT đường bộ đường sắt, CATP Hà Nội vừa nhận thư của cụ Lê Trung Khánh (SN 1934, ở Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) bày tỏ lòng cảm ơn tới tổ công tác của Đội CSGT số 3 đã giúp đỡ cụ khi bản thân không may gặp nạn trên đường. Trước đó, vào chiều 22-1, Thượng sỹ Tạ Quang Dũng...