Hà Nội xử phạt hơn 23 tỷ đồng vi phạm an toàn thực phẩm
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo ATTP thành phố Hà Nội, 9 tháng đầu năm 2019, thành phố đã thành lập 718 đoàn thanh tra, kiểm tra về ATTP, tiến hành kiểm tra 102.595 lượt cơ sở, phạt tiền 5.819 cơ sở với số tiền hơn 23,082 tỷ đồng.
718 đoàn thanh tra kiểm tra hơn 100 nghìn lượt cơ sở
Ban Chỉ đạo ATTP thành phố Hà Nội cho biết, Hà Nội hiện có gần 70.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, 07 cơ sở giết mổ công nghiệp, 44 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, 937 điểm giết mổ nhỏ, lẻ thủ công, 454 chợ, 141 siêu thị, 25 Trung tâm thương mại, 5.000ha trồng rau an toàn được quản lý, giám sát.
Hà Nội xử phạt hơn 23 tỷ đồng đối với 5.819 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm trong 9 tháng
Sản xuất thực phẩm của thành phố đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu dùng, số còn lại nhập từ các tỉnh và nhập khẩu. Tổng số nhân lực làm công tác ATTP có khoảng 12.000 người, trong đó, có khoảng 280 cán bộ chuyên trách ATTP, còn lại là cán bộ kiêm nhiệm, tham gia vào công tác ATTP, ngành Công Thương chưa có mạng lưới ở tuyến xã, phường.
9 tháng đầu năm 2019, thành phố đã thành lập 718 đoàn thanh tra, kiểm tra về ATTP, tiến hành kiểm tra 102.595 lượt cơ sở, phạt tiền 5.819 cơ sở với số tiền hơn 23,082 tỷ đồng, nhắc nhở 10.188 cơ sở (cấp xã, phường, thị trấn quản lý). Đặc biệt Công an thành phố đã phát hiện 2.485 vụ về ATTP, xử lý vi phạm hành chính 2.485 vụ, thu nộp ngân sách hơn 8,281 tỷ đồng. Khởi tố 03 vụ với 05 đối tượng sản xuất hàng giả, kém chất lượng.
Video đang HOT
Tuyến thành phố lấy 3.829 mẫu thực phẩm gửi làm xét nghiệm chỉ tiêu lý hóa và vi sinh tại Labo xét nghiệm, kết quả xét nghiệm: 3.586 mẫu đạt chỉ tiêu vi sinh, hóa lý (93,7%). Xét nghiệm nhanh đạt 217.662/234.713 mẫu (tỷ lệ đạt 92,7%); Các xét nghiệm thực phẩm, dấm, phẩm màu, hàn the, foocmon… đều đạt tỷ lệ trên 97%.
Toàn thành phố cấp mới 2.551 GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP (GCN), trong đó, tuyến Thành phố cấp mới 2.061 GCN. Tuyến quận, huyện, thị xã cấp mới 490 GCN. Thành phố cấp 832 giấy tiếp nhận bản công bố sản ph ẩm thực phẩm, 183 giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Tiếp nhận 13.650 bản tự công bố sản phẩm thực phẩm.
Tăng cường kiểm tra, rà soát tại các chợ cóc, chợ tạm
Ban chỉ đạo ATTP thành phố cho biết 3 tháng cuối năm, nhằm tiếp tục cải thiện an toàn thực phẩm vốn là vấn đề gây bức xúc xã hội, các cơ quan chức năng sẽ nâng cao trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành công tác ATTP của các cấp, các ngành, triển khai các giải pháp kiểm soát ATTP.
Hà Nội tăng cường kiểm tra chợ cóc, chợ tạm
Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về ATTP của lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương. Đặc biệt đối với cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn. Chủ động và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền, thông tin kịp thời về thực trạng ATTP, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, công khai các cơ sở vi phạm trên phương tiện truyền thông đại chúng.
Tăng cường kiểm tra, rà soát tại các chợ cóc, chợ tạm. Tăng cường sử dụng các xe chuyên dụng kiểm nghiệm nhanh trong kiểm tra thực phẩm tươi sống, các chợ, siêu thị. Đồng thời, triển khai các chương trình, dự án, mô hình điểm về ATTP, phát triển các vùng rau an toàn, quản lý giết mổ gia súc gia cầm, quản lý các chợ, siêu thị.
Phát triển hệ thống phát hiện, điều tra, giám sát phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm từ thành phố tới xã, phường, thị trấn. Khuyến khích các Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm… ưu tiên nhập và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm có mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc thực phẩm và có nhân viên hướng dẫn cho người tiêu dùng cách truy xuất nguồn gốc thực phẩm qua CNTT như điện thoại thông minh…
Nguyễn Anh
Theo Petro times
Hà Nội sẽ mở thêm nhiều làn đường ưu tiên cho xe buýt
Để xe buýt hoàn thành các chỉ tiêu về nhu cầu phục vụ trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện một số giải pháp để ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) trong đó có xe buýt.
Đường Nguyễn Trãi - Hà Đông một trong những tuyến sẽ được tổ chức làn đường ưu tiên cho xe buýt. Ảnh: T.Đảng
Cụ thể, để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ VTHKCC đạt từ 20 đến 25% vào năm 2020 trong đó xe buýt đạt từ 17 đến 20%, thành phố Hà Nội sẽ tập trung triển khai xây dựng, rà soát bổ sung các kế hoạch, đề án như: thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào; xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2020; nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng...
Với xe buýt, thành phố Hà Nội sẽ chú trọng nghiên cứu và tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến phố, trục giao thông chính có đủ mặt bằng, điều kiện. Trong các tuyến đường được thành phố Hà Nội lên phương án tổ chức đường ưu tiên cho xe buýt gồm có: Nguyễn Trãi - Trần Phú (đến Cầu Trắng, Hà Đông) dài 5 km; Tuyến đường Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt 4,7 km; Tuyến đường Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự 5,9 km; Tuyến đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm 9,6 km... Với trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú (đến Cầu Trắng, Hà Đông) là khôi phục lại vì trước đây tuyến đường này đã có 2 làn đường ưu tiên cho xe buýt ở hai bên.
Song song với kế hoạch trên, thành phố Hà Nội cũng rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ô tô hoạt động; ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn như buýt nhanh - BRT, đường sắt đô thị...
Với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chuẩn bị đi vào hoạt động, thành phố tiếp tục nghiên cứu, tổ chức kết nối các tuyến buýt thường với tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông, tuyến buýt nhanh BRT tại điểm đầu, cuối và dọc hành lang đường sắt 2A và BRT; tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy tại khu vực lân cận các nhà ga, nhà chờ tạo thuận lợi cho hành khách gửi xe cá nhân để chuyển sang phương tiện công cộng; nghiên cứu tổ chức các tuyến buýt có sức chứa nhỏ để phù hợp với những đường phố nhỏ hẹp; triển khai đề án phát triển xe đạp công cộng...
Về mạng xe buýt, trong năm nay sẽ hoàn thành việc mở mới khoảng 20 tuyến, sang năm 2020, tiếp tục mở mới từ 25 - 25. Các tuyến buýt được mở mới sẽ có nhiệm vụ mở rộng mạng lưới tuyến tới các khu vực ngoại thành, các trung tâm phát sinh nhu cầu như đô thị mới, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, du lịch... Với xe taxi, thành phố phát triển số lượng một cách hợp lý, đảm bảo theo đúng quy hoạch và nhu cầu sử dụng; tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xe taxi.
ANH TRỌNG
Theo TPO
Tập trung đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Nhằm tháo gỡ những khó khăn trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư các nhà máy xử lý nước thải, thành phố Hà Nội đang tích cực nghiên cứu các cơ chế phù hợp nhằm thúc đẩy việc đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng hơn 5.700 km cống...