Hà Nội xử phạt 19 chủ ôtô sang tên muộn
Sau 5 ngày thực hiện nghị định 71, Đội đăng ký quản lý xe ( Phòng CSGT Hà Nội) cho biết đã có hơn 300 phương tiện làm thủ tục sang tên đổi chủ, trong đó 19 chủ ôtô bị phạt vì đến đăng ký muộn.
Số người đăng ký sang tên đổi chủ tại các quận huyện và Phòng CSGT Hà Nội không tăng nhiều so với trước đó. Ảnh: Bá Đô
Trao đổi với VnExpress.net, trung tá Đinh Văn Hòa, Đội phó Đội đăng ký quản lý xe cho biết, số người đến đăng ký sang tên đổi chủ phương tiện tăng không nhiều so với trước khi thực hiện nghị định 71.
Cụ thể trong 5 ngày đầu số đến đăng ký sang tên đổi chủ là 352 xe (ôtô 300, môtô 52), trong đó phần lớn làm thủ tục đổi chủ sở hữu trong phạm vi thành phố. Đội đã xử phạt 19 trường hợp chủ yếu là ôtô đến đăng ký muộn.
Video đang HOT
Đại diện Đội đăng ký quản lý xe cho biết, có nhiều trường hợp đến tìm hiểu thủ tục, nhưng vì giấy tờ chưa đầy đủ nên đã quay về. Có chủ phương tiện khi biết đăng ký muộn sẽ bị phạt nên đã bán xe lại cho người khác.
Theo Nghị định 71, 30 ngày sau khi diễn ra việc mua bán xe cũ nếu chủ phương tiện không sang tên đổi chủ sẽ bị phạt tiền. Mức phạt đã được tăng lên gấp nhiều lần so với nghị định 34 trước đó, cụ thể với ôtô sẽ bị phạt từ 6 đến 10 triệu đồng, với xe máy từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng.
Thiếu tướng Đỗ Đình Nghị, Phó tổng cục trưởng Tổng cục quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội (Bộ Công an) cho rằng người dân còn thờ ơ với việc sang tên đổi chủ là do phí trước bạ quá cao. Bộ Công an đã kiến nghị giảm phí.
Ước tính Hà Nội có 4,4 triệu xe máy, khoảng 450.000 ôtô. Theo số liệu từ phòng CSGT Hà Nội 10 tháng qua có hơn 12.000 ôtô làm thủ tục sang tên đổi chủ trên toàn thành phố và chỉ có 582 xe máy được chuyển quyền sở hữu.
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội cho biết, lực lượng CSGT đang áp dụng mức xử phạt trong Nghị định 71 với các lỗi vi phạm chủ yếu do đi quá tốc độ, đi sai làn đường hoặc không đội mũ bảo hiểm… Với vi phạm không sang tên đổi chủ, trong những ngày đầu thực hiện công an chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở.
Theo VNE
Mượn xe có đủ giấy tờ không bị xử phạt
Trường hợp con mượn xe của bố mẹ, anh chị em trong nhà, người mượn khi điều khiển phương tiện mang theo giấy tờ xe, bằng lái xe hợp lệ sẽ không bị xử lý vi phạm.
Trước những băn khoăn, thắc mắc của người dân về quy định mới trong nghị định (NĐ) 71, đặc biệt về việc đăng ký chính chủ, sang tên chuyển nhượng phương tiện giao thông, chiều 10/11, đại tá Đào Vịnh Thắng - quyền Trưởng phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, đã có những giải đáp cụ thể.
Tại buổi trao đổi, đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết, trường hợp chưa sang tên đổi chủ phương tiện, do mới ngày đầu thực hiện nên lực lượng CSGT chủ yếu nhắc nhở, tuyên truyền người dân.
Trong ngày đầu triển khai quy định mới trong nghị định 71, CSGT chỉ nhắc nhở, tuyên truyền luật (Ảnh minh họa)
Đặc biệt đối với những trường hợp người ngoại tỉnh lần đầu về Hà Nội chưa nắm rõ về NĐ 71, người lớn tuổi, học sinh sinh viên, phụ nữ mới vi phạm lần đầu được nhắc nhở. Nếu vi phạm lần hai sẽ bị xử lý theo quy định.
Trường hợp con mượn xe của bố mẹ, anh chị em trong nhà thì người mượn khi điều khiển phương tiện phải mang theo giấy tờ xe, bằng lái xe hợp lệ sẽ không bị xử lý vi phạm. Đối với người điều khiển ô tô còn phải có tem kiểm định, sổ kiểm định kỹ thuật an toàn.
Những trường hợp cho mượn xe đi không vi phạm luật lệ giao thông thì không bị xử lý. Tuy nhiên, nếu vi phạm các lỗi khác (ví dụ như vượt đèn đỏ, dừng đỗ không đúng nơi quy định...) vẫn phải xử vì vi phạm giao thông, còn việc mượn hợp pháp thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người bán xe đã mất hoặc bị tai nạn, hoả hoạn mà thất lạc giấy tờ thì người mua cuối cùng không chứng minh được đấy là tài sản của mình sẽ không được đăng ký lại. Đối với những trường hợp này khi bị phát hiện sẽ bị lập biên bản để điều tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
"Các chủ phương tiện sau khi mua, bán trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Bán xe xong, chủ phương tiện cũng phải có thông báo gửi đến cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện để có biện pháp phối hợp, hướng dẫn chủ mới làm thủ tục sang tên", đại tá Đào Vịnh Thắng nhấn mạnh.
Trong trường hợp phương tiện được mua bán qua nhiều chủ, thì người đang sử dụng phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu và phải chịu mức xử phạt theo quy định.
Với các phương tiện vi phạm được mang về cơ quan công an xác minh, nếu thấy đã mua bán sau 30 ngày mà chưa làm thủ tục sang tên đổi chủ cũng sẽ bị xử phạt.
"Tại phòng CSGT Hà Nội, tất cả mọi đăng ký xe đều được lưu giữ, chỉ cần một cú bấm máy tính là tìm ra được ngay chính chủ, cho dù đã qua bao nhiêu người. Việc đăng ký sang tên đổi chủ này rất thiết thực, góp phần siết chặt lại công tác đăng ký, quản lý phương tiện; phòng ngừa hiệu quả tai nạn, ùn tắc giao thông. Đặc biết, giúp cơ quan công an dễ dàng xác minh những vụ phương tiện gây tai nạn hoặc trong các vụ án hình sự", đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết.
Cũng theo đại tá Thắng, hiện trên một số tuyến đường trọng điểm đã có camera giao thông nhưng sắp tới Phòng cảnh sát Công an TP. Hà Nội sẽ triển khai lắp trên diện rộng. Vì vậy, việc đăng ký chính chủ, sang tên chuyển nhượng phương tiện giao thông sẽ giúp Phòng cảnh sát Công an TP. Hà Nội nhanh chóng xác minh những trường hợp vi phạm nếu không có lực lượng chức năng tại chỗ sẽ xử lý qua hình ảnh. Những trường hợp gây tai nạn rồi bỏ trốn khỏi hiện trường, chỉ cần thông qua biển kiểm soát, hoặc người chứng kiến thì lực lượng chức năng vẫn dễ dàng điều tra, giải quyết hơn.
Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT TP Hà Nội cho biết: Dư luận đã có sự hiểu lầm giữa hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định với việc đi xe không chính chủ. Theo đó, đối với những trường hợp không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định thì phạt theo mức như Nghị định 71 quy định. Người dân vẫn có thể đi xe không chính chủ nếu đủ điều kiện (có bằng lái), có đăng ký phương tiện. Trường hợp người mượn xe có hành vi vi phạm luật giao thông thì chịu xử phạt theo các lỗi thông thường. Tuy nhiên, nếu phương tiện đó bị tạm giữ, bị tai nạn... thì phía CSGT sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để làm rõ phương tiện đó đã chuyển quyền sở hữu theo quy định hay chưa.
Theo 24h
Phạt nặng vi phạm GT: Chưa hết ngỡ ngàng Ngày hôm qua (10/11), tại các điểm xử lý của CSGT Hà Nội, theo ghi nhận của phóng viên, không thấy trường hợp nào bị xử phạt lỗi "không chuyển quyền sở hữu phương tiện". Hôm qua (10/11), quy định tăng mức xử phạt đối với một số lỗi vi phạm giao thông chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, theo ghi nhận...