Hà Nội xử lý “rác viễn thông”, cắt số điện thoại quảng cáo sai quy định
Thuê bao phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác và số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt tại cột điện, trụ điện, cây xanh, cột đèn tín hiệu giao thông sẽ đối mặt với việc bị tạm ngừng cung cấp dịch vụ.
Phạt 5-10 triệu, ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông nếu quảng cáo sai quy định
Sở TT&TT Hà Nội vừa ban hành “Quy trình xử lý đối với các số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt sai quy định” và “Quy trình xử lý đối với các số điện thoại, số dịch vụ tin nhắn ngắn nhắn tin rác, thực hiện cuộc gọi rác” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội sẽ phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các quận, huyện, thị xã xử lý các số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt sai quy định.
Sở Văn hóa và Thể thao, phòng Văn hóa và Thông tin quận, huyện, thị xã là đơn vị trực tiếp rà soát, thu thập thống kê số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt sai quy định. Sau quá trình thống kê, rà soát, chủ thuê bao của các số điện thoại sẽ được mời đến để làm rõ nội dung vi phạm.
Hà Nội xử lý “ rác viễn thông”, cắt dịch vụ SĐT quảng cáo sai quy định.
Nếu bị xác định là có sai phạm, chủ thuê bao sẽ bị lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt theo quy định tại Điều 51, Điều 60 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 2 Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017) của Chính phủ.
Video đang HOT
Số tiền xử phạt là từ 1-2 triệu đồng với người treo, dán, vẽ quảng cáo và từ 5-10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, dịch vụ quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng. Đồng thời, chủ thuê bao cũng phải tháo dỡ hoặc bóc xóa toàn bộ các sản phẩm quảng cáo, rao vặt sai quy định.
Trong trường hợp chủ thuê bao không đến làm việc theo yêu cầu, đơn vị thống kê sẽ lưu giữ ảnh chụp hiện trường, chứng cứ vi phạm, ngày, giờ thông báo đến chủ thuê bao và gửi các hồ sơ, tài liệu đề nghị Sở TT&TT phối hợp xử lý.
Mỗi tháng hai lần, Sở TT&TT sẽ tổng hợp và ra văn bản đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với các số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt sai quy định.
Đối với các số điện thoại liên hệ quảng cáo về chương trình biểu diễn nghệ thuật, khai trương cửa hàng,… Sở TT&TT Hà Nội sẽ có văn bản đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tạm ngừng cung cấp dịch vụ ngay khi nhận được văn bản.
Trong trường hợp đã nhận thức được hành vi vi phạm, chủ thuê bao có thể gửi tài liệu chứng minh việc xử lý vi phạm hành chính, bản cam kết không tái phạm và văn bản đề nghị khôi phục hoạt động đối với số điện thoại.
“Quy trình xử lý đối với các số điện thoại liên hệ trong các biển quảng cáo, rao vặt sai quy định” và “Quy trình xử lý đối với các số điện thoại, số dịch vụ tin nhắn ngắn nhắn tin rác, thực hiện cuộc gọi rác” được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết tình trạng “rác viễn thông” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội có đầu mối tiếp nhận phản ánh tin nhắn, cuộc gọi rác
Nhằm triển khai Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, Sở TT&TT Hà Nội đã xây dựng Quy trình xử lý đối với các số điện thoại, số dịch vụ tin nhắn ngắn nhắn tin rác, thực hiện cuộc gọi rác trên địa bàn.
Theo đó, Sở TT&TT Hà Nội và Phòng Văn hóa và Thông tin quận, huyện, thị xã sẽ là nơi tiếp nhận thông tin phản ánh về tin nhắn rác, cuộc gọi rác.
Sau khi mời chủ thuê bao sở hữu số điện thoại cố định và doanh nghiệp sở hữu số dịch vụ tin nhắn đến làm việc, Sở TT&TT Hà Nội sẽ thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, làm rõ hành vi vi phạm và xử lý vi phạm (nếu có).
Trường hợp chủ thuê bao vi phạm không đến, Sở TT&TT Hà Nội sẽ ban hành văn bản đề nghị doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tạm ngừng cung cấp dịch vụ.
Để phản ánh về tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi rác, người dân có thể liên hệ với Bộ phận Tiếp công dân thuộc Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội (SĐT: 024.37366690) hoặc Phòng Bưu chính – Viễn thông (SĐT: 024.37366945).
Viettel phát hiện 49 triệu cuộc gọi rác trong 1 tháng
Trong 1 tháng, hệ thống chặn lọc cuộc gọi rác thí điểm tại Viettel đã phát hiện 49 cuộc gọi nghi là cuộc gọi rác từ hơn 26,7 nghìn số điện thoại.
Cục Viễn thông cho hay, trong thời gian qua tình trạng cuộc gọi rác quấy rối khách hàng có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê sơ bộ, chỉ trong 1 tháng, hệ thống chặn lọc cuộc gọi rác đang thí điểm tại Viettel đã phát hiện tầm 49 triệu cuộc gọi nghi ngờ cuộc gọi rác từ hơn 26,7 nghìn số điện thoại, gây ảnh hưởng đến khoảng 18 triệu khách hàng.
Viettel phát hiện 49 triệu cuộc gọi rác trong 1 tháng.
Nhằm hạn chế tình trạng trên, Cục Viễn thông và các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai các biện pháp truyền thông và kỹ thuật giúp bảo vệ khách hàng.
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định hành vi bị cấm đối tới tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau: "Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 2 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng".
Thêm vào đó, Cục Viễn thông viện dẫn Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: "Quấy rối người tiêu dùng là hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người tiêu dùng để giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc đề nghị giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng".
Như vậy có thể định nghĩa cuộc gọi rác là cuộc gọi từ số điện thoại di động, cố định trong nước và quốc tế với nội dung quảng cáo, rao bán sản phẩm, dịch vụ mà người nhận cuộc gọi không mong muốn hoặc nội dung, mục đích lừa đảo, quấy rối, vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định của pháp luật.
Cục Viễn thông nhấn mạnh, đặc biệt đã xuất hiện hình thức gọi quảng cáo tự động được ghi âm sẵn - Robocall. Các cuộc gọi rác tập trung nhiều nhất vào dịch vụ rao bán nhà đất, căn hộ, condotel, mời mua bảo hiểm, dịch vụ tài chính, học tiếng Anh...
Theo Cục Viễn thông, Viettel tiến hành chặn cuộc gọi rác từ 1/7/2020, VNPT và MobiFone thực hiện trước ngày 1/8/2020 và các doanh nghiệp viễn thông còn lại triển khai từ 1/10/2020.
Cục Viễn thông sẽ công bố định kỳ kết quả ngăn chặn cuộc gọi rác của các doanh nghiệp viễn thông, đánh giá hiệu quả của từng doanh nghiệp để người sử dụng có thêm thông tin hữu ích giúp lựa chọn nhà mạng có chất lượng cung cấp dịch vụ tốt nhất, bảo vệ quyền lợi khách hàng tốt nhất.
Trong trường hợp doanh nghiệp viễn thông không thực hiện biện pháp ngăn chặn cuộc gọi rác có thể bị xem xét xử phạt vị phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 66 Nghị định 185 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...
Dọn rác viễn thông, bảo vệ người dùng: Kẻ dửng dưng, người tích cực Trong 5 tháng qua, đã có hàng triệu cuộc gọi giả mạo, hàng chục nghìn thuê bao bị xử lý vì phát tán cuộc gọi rác. Tuy vậy, đâu đó vẫn có sự thiếu quyết tâm vào cuộc của chính các nhà mạng Việt Nam. Hơn 34 triệu cuộc gọi lừa đảo nhằm vào người dùng Việt Nam Thời gian gần đây, Bộ...