Hà Nội xử lý lấn chiếm đất công kiểu “đánh bùn sang ao”?
Xử lý quyết liệt nhưng tình trạng lấn chiếm đất công, dự án để hoang ở Hà Nội vẫn diễn ra tràn lan. Điều đó khiến nhiều đại biểu HĐND có cảm giác đang xử lý theo kiểu “đánh bùn sang ao”.
Ngày 5/12, HĐND Hà Nội chất vấn ông Vũ Hồng Khanh – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội – về những vấn đề liên quan đến vi phạm trật tự xây dựng và quản lý đất đai. Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu, ông Khanh thừa nhận, dù thành phố xử lý khá quyết liệt tình trạng đất hoang hóa, tuy nhiên vẫn còn một số nơi vi phạm. Thời gian tới, thành phố tiếp tục yêu cầu các địa phương rà soát, tập trung giải quyết dứt điểm những nơi có vi phạm nổi cộm, đồng thời giao Sở Tài nguyên môi trường tiếp tục thanh kiểm tra.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh nhận được nhiều câu hỏi về sai phạm sử dụng đất
Đại biểu Phạm Xuân Tài phản ánh tình trạng chuyển nhượng trái phép đất công, đất nông nghiệp diễn ra phổ biến trên địa bàn. “Phải có sự buông lỏng quản lý, chậm vào cuộc mới xảy ra sự việc đó. Trong khi đó, cán bộ, công chức xử lý việc này theo kiểu “đánh bùn sang ao”, ảnh hưởng lòng tin của người dân với chính quyền. Tôi đề nghị thanh tra toàn diện trong lĩnh vực này và báo cáo kết quả trong kỳ họp tới”, đại biểu Tài nêu ý kiến.
Đồng quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Nguyên Quân đề nghị ông Khanh giải đáp nguyên nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất công. Có hay không việc cơ quan quản lý cố tình làm ngơ trong việc này.
“Hơn 260 trường hợp vi phạm chưa phản ánh hết vi phạm đất đai, bên cạnh đó tiến độ giải quyết tình trạng này chưa đáp ứng yêu cầu. Lý do tại sao tiến độ xử lý lại chậm đến vậy, có vướng mắc gì khó giải quyết ở đây?”, đại biểu Quân đề nghị Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trả lời.
Video đang HOT
Trả lời những băn khoăn của đại biểu, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, việc quản lý đất đai là việc làm thường xuyên của các cấp chính quyền. Tuy nhiên, ông Khanh cũng thừa nhận vẫn có tình trạng buông lỏng quản lý ở một số nơi và thành phố đã kiểm tra, xử lý.
Đại biểu Nguyễn Hoài Nam đề nghị ông Khanh trả lời rõ có bao nhiêu dự án vi phạm nghiêm trọng liên quan tới lập dự án, bán dự án. Đại biểu đề nghị UBND thành phố Hà Nội phải có thái độ dứt khoát trong việc này.
Trả lời câu hỏi trên, ông Khanh cho biết, thành phố không bao che, dung túng, cổ vũ cho sai phạm. Tuy nhiên, cá biệt vẫn có những những doanh nghiệp làm ăn chộp giật nhưng đã bị thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm.
Chưa hài lòng với cách trả lời của ông Khanh, đại biểu Nguyễn Hoài Nam tiếp tục chất vấn: “Giao đất cho chủ đầu tư không có năng lực thì trách nhiệm thuộc về ai? Tôi lấy ví dụ tại nhà máy rượu Hà Nội đã có 3 đến 4 chủ đầu tư, đất Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2 các công ty lại cho thuê “qua tay” thì trách nhiệm thuộc về ai?”, đại biểu Nam bức xúc nói.
Đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh cho biết, trong số những dự án chậm triển khai, dự án treo có dự án chủ đầu tư không có năng lực, một số ô đất quây lại sử dụng không đúng mục đích. Đại biểu Thịnh cũng đề nghị thành phố nêu giải pháp xử lý tình trạng này.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, thành phố có đầy đủ danh sách đơn vị vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý thu hồi dự án. Những dự án cụ thể đại biểu Nam nêu, thành phố sẽ lưu ý xử lý.
Quang Phong
Theo Dantri
Điều chế nước thành xăng
Chiếc máy biến nước thành xăng là sản phẩm của KS Vũ Hồng Khánh, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Khánh Hòa, Hải Phòng.
Hướng nghiên cứu năng lượng mới
KS Vũ Hồng Khánh cho biết, với chiếc máy điện phân này, hydro và oxy đồng thời được sinh ra trong quá trình điện phân nước, có tốc độ cháy nhanh và nhiệt độ cao. Mấu chốt là dung dịch điện phân. Dung dịch này được coi là bí mật nghiên cứu của tác giả.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, để điện phân 1 lít nước mất khoảng 7kW điện, lượng hydro và oxy giải phóng tham gia phản ứng cháy sẽ tỏa ra lượng nhiệt tương đương với đốt khoảng 1,6 tạ than. Với chiếc máy này, chi phí cho việc điện phân 1 lít nước là khoảng gần 40.000đ. Trong khi đó nếu phát điện bằng 160kg than đá thì sẽ mất khoảng 560.000đ.
Đây là phương pháp đốt cháy không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho người trực tiếp sản xuất, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu năng lượng mới trong khi các nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt. Hiện ông Khánh đang dùng chiếc máy này để phát điện, hàn xì, nấu sắt thép... trong xưởng của mình. Khi được hỏi về chất có trong dung dịch điện phân, ông Khánh cho biết đó là thành quả nghiên cứu cả đời của mình, là bí mật công nghệ. Giá 1 lít dung dịch điện phân là 15.000đ.
Ông Khánh phân tích: Trong số những nhiên liệu được sử dụng làm chất đốt thì có thể nói hydro là một trong những nhiên liệu cho nhiệt lượng cao nhất, lên tới 3.000 độ C (nhiệt độ than chỉ được 1.600 - 1.700 độ C). Vì vậy, khi ứng dụng trong sản xuất thì tính hiệu quả sẽ nhân lên nhiều lần và đặc biệt tiết kiệm được chi phí rất lớn cho các doanh nghiệp.
KS Vũ Hồng Khánh bên chiếc máy điều chế hydro.
Cho không tiền tỷ?
Khi phóng viên hỏi chuyện về chiếc máy này, ông Khánh buồn rầu bảo: "Tôi chán rồi. Già rồi. Nghiên cứu mãi mà không được ứng dụng. Tháng 7/2013, tôi đã xin được bằng sáng chế độc quyền cho chiếc máy này. Trước đó thì Bộ KH&CN bảo là sẽ kết nối cung cầu cho sản phẩm. Theo đó tôi sẽ bán chiếc máy này cho nhà nước với giá 28 tỷ đồng, sau đó nhà nước sẽ bán lại cho các doanh nghiệp. Nhưng sau đó có lẽ vì suy thoái kinh tế nên họ không làm nữa mà phải chờ. Tôi chỉ sợ là chờ đến lúc họ có tiền để mua thì chiếc máy đã không còn hợp thời, không còn sử dụng được nữa".
Đến thời điểm này, ông Khánh cho hay sẽ sẵn sàng tặng cho bất cứ doanh nghiệp nào tha thiết ứng dụng sản phẩm của ông. Chỉ cần đưa lại ông một phần số tiền ông đã bỏ ra nghiên cứu, nhưng trên tinh thần không phải là mua bán. Từ trước đến nay cũng có nhiều đơn vị đến hỏi, nhưng cũng chỉ là để biết xem nó như thế nào thôi.
GS.TSKH Nguyễn Đức Hùng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, việc ứng dụng hydro vào xe hơi thì nước Nhật Bản đã áp dụng thử nghiệm, ban đầu nhiều người nghĩ rằng lấy hydro từ tách nước nhưng lại không kinh tế, nếu để ở dạng hydro lỏng thì giá cao và nghĩ tới việc dùng hydro ở dạng khí nén. Nhưng vấn đề là giá thành cao. Trên thế giới, việc sử dụng hydro tăng năng lượng cũng đã gần với thực tế nhưng ở Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ.
Hiện tại, điều này có thể tạo ra được trong phòng thí nghiệm nhưng áp dụng vào thực tế vẫn còn khá xa. Nhiều mô hình thử nghiệm trên thế giới vẫn chưa vượt qua rào cản về hiệu quả kinh tế. Nếu dùng hydro để chạy xe thì phải thiết kế lại xe chạy hydro chứ không giống xe chạy xăng và tính an toàn vì dùng khí hydro để chạy xe dễ gây cháy nổ.
Ngoài chiếc máy điều chế hydro, ông Khánh còn có chiếc máy tái chế rác thải thành nhiên liệu đang sẵn sàng chuyển giao. Chiếc máy đặc biệt này hoạt động theo quy trình như sau: Rác nhựa, cao su được đưa vào hệ thống phân loại, làm vệ sinh, sấy khô, nghiền nhỏ, trộn phụ gia. Băng chuyền đưa rác vào lò kín, đốt ở nhiệt độ 700 độ C để tạo thành khí. Khí bay vào lò tiếp theo và bị hóa chất làm ngưng đọng. Khí bị nén ở áp lực cao trong hệ thống gồm 7 buồng ngưng hoàn toàn. Tiếp đó, nhiệt độ giảm đột ngột xuống -12 độ C, sẽ thu được chất đốt hóa lỏng.
Theo Kiến Thức
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tiết kiệm khi xây nhà vệ sinh công cộng Trước ý kiến của dư luận về việc Hà Nội chi tiền tỉ xây nhà vệ sinh công cộng, ngày 22/11, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo việc xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng cần công khai và tiết kiệm, tránh lãng phí. Trước đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn...