Hà Nội: Xử lý gần 34.000 trường hợp không đội mũ bảo hiểm
Trong 15 ngày đầu ra quân đợt cao điểm xử lý người không đội MBH khi tham gia giao thông, các lực lượng chức năng – CATP đã kiểm tra, xử lý gần 34.000 trường hợp. Đồng thời, CATP đã gửi gần 2.500 thông báo người vi phạm về nơi công tác, cư trú.
Tình trạng người điều khiển mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm còn khá phổ biến.
Theo báo cáo nhanh của Công an thành phố Hà Nội, sau 15 ngày tập trung kiểm tra, xử lý các trường hợp đi mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm, tình hình vi phạm có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trên một số tuyến phố, vào giờ cao điểm vẫn còn một số trường hợp lợi dụng đường đông người, lực lượng chức năng không thể xử lý để vi phạm.
Tại các tuyến đường liên thôn, liên xã, còn nhiều trường hợp điều khiển mô tô, xe máy đi tuyến đường ngắn, đi chợ… không đội mũ bảo hiểm. Các trường hợp vi phạm không đội mũ bảo hiểm tập trung ở độ tuổi từ 18 đến 30 (chiếm trên 70%).
Thống kê cho hay, trong 15 ngày qua, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 17 vụ tai nạn giao thông làm 17 người chết và 5 người bị thương xảy ra 9 vụ chống lại người thi hành công vụ, làm bị thương 3 cán bộ chiến sỹ, dân phòng. Lực lượng chức năng đã bắt giữ, xử lý 10 đối tượng.
Những hình ảnh không lạ với người Hà Nội.
Đáng chú ý, tại địa bàn huyện Hoài Đức đã xảy ra vụ 3 đối tượng không đội mũ bảo hiểm khi bị lực lượng tuần tra kiểm soát phát hiện, yêu cầu dừng xe đã dùng dao, tuýp sắt và gạch vỡ tấn công tổ tuần tra rồi bỏ chạy. Công an huyện Hoài Đức đã bắt được 2 đối tượng và đang tổ chức xác minh, truy bắt đối tượng còn lại.
Thực hiện Thông tư 38 của Bộ Công an quy định việc thông báo thông tin về người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, CATP đã gửi 2.493 thông báo về trường học, nơi cư trú… Tuy nhiên, đến nay mới có 18 trường hợp phúc đáp.
Trong 15 ngày, toàn thành phố kiểm tra, xử lý gần 34.000 trường hợp vi phạm về mũ bảo hiểm, phạt tiền gần 5,3 tỷ đồng, tạm giữ hơn 3.200 mô tô, xe máy và gần 2.250 bộ giấy tờ.
Video đang HOT
Qua công tác tuần tra, kiểm soát, kiểm tra xử lý vi phạm không đội mũ bảo hiểm đã phát hiện 7 vụ có dấu hiệu tội phạm. Điển hình, lực lượng chức năng đã phát hiện đối tượng Nguyễn Trung Hiếu (SN 1986, ở 82 Kim Mã, quận Ba Đình) điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, có dấu hiệu nghi vấn.
Tiến hành kiểm tra hình chính, công an phát hiện trong người đối tượng có 1 vam chuyên dùng để phá khoá xe. Đối tượng khai nhận vừa trộm cắp xe máy và đang trên đường đi tiêu thụ. Đối tượng đã được bàn giao công an phường Kim Mã để xử lý.
Theo Dân Trí
Thừa Thiên - Huế: Học sinh ồ ạt đi xe máy đến trường
Qua 2 ngày khảo sát tại các trường cấp 3 ở TP Huế, PV Dân trí ghi nhận có rất nhiều học sinh đi xe máy đến trường. Các em gửi xe máy tại nhà dân gần trường. Thậm chí có trường còn nhận giữ xe máy cho HS.
Học sinh đi xe máy tới trường: Chuyện cơm bữa
Theo ghi nhận của Dân trí, ở một số trường THPT ở TP Huế như: Trường THPT Đặng Trần Côn, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Trường Tộ, Chuyên Quốc Học Huế..., học sinh (HS) vẫn đi xe máy đến trường rồi gửi ở ngoài từ khoảng vài chục cho đến hơn 100 em mỗi buổi học.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đi xe máy không đội mũ bảo hiểm tụ tập trước cổng trường sau giờ học thể dục. (Ảnh chụp sáng 17/2)
Dù có trường đã có biển cấm đi xe máy nhưng sau giờ học, HS vẫn "tấp nập" ra ngoài nhà dân lấy xe. Không những thế nhiều phụ huynh đón con em không thực hiện quy định của Bộ khi HS ngồi sau không đội mũ bảo hiểm. Nhiều nhóm sau khi có xe máy ngoắc thêm vài bạn lên xe, sau khi đủ 3-4 người, chiếc xe máy lắc lư rồi phóng vù nhả khói lao vào dòng người đông giờ tan tầm.
Học sinh không đội mũ bảo hiểm ngồi sau xe phụ huynh từ trường về nhà. (Ảnh: Doãn Công - chụp trưa 17/2)
Nhiều nhà dân quanh các trường từ lâu đã trở thành địa điểm giữ xe máy lấy tiền với mỗi lần gửi xe có giá từ 1.000-1.500đ. Nếu gửi theo tháng thì từ 30.000-40.000đ/tháng. Một người dân sống cạnh trường làm dịch vụ gửi xe cho biết HS gửi xe nhiều nhất là khối 12, HS khối 11 và 10 ít hơn nhưng những năm trở lại đây đang gia tăng do nhà có điều kiện kinh tế.
Dễ nhận ra nhiều khu vực nhà dân hay con hẻm ở gần Trường THPT Bùi Thị Xuân giữ xe máy cho học sinh. (Ảnh: Doãn Công)
Phần lớn nhà xe ở các trường qua PV ghi nhận đều không có xe máy của HS. Tuy nhiên ở Trường THPT Chuyên Quốc Học, trong 2 bãi xe của HS có "lẫn" vào khoảng trên 20 chiếc xe máy trên 50cm3 với nhiều xe đạp, xe máy điện. Hỏi một HS vừa lấy xe ra về trưa 17/2 được biết "trong bãi xe của trường có giữ xe máy cho HS đi xe máy".
Bãi xe của Trường THPT Quốc Học Huế dành cho học sinh có dưới 20 xe máy nằm lẫn với xe đạp, xe máy điện. (Ảnh chụp sáng 17/2)
Học sinh Trường THPT Quốc Học Huế "vô tư" lấy xe máy từ bãi xe ra về dù trường có lệnh cấm không cho HS đi xe máy đến trường. (Ảnh chụp sáng 17/2)
Khó hạn chế "vấn nạn" HS đi xe máy đến trường
Sáng 18/2, chúng tôi đã gặp thầy Nguyễn Đình Thí, phó hiệu trưởng THPT chuyên Quốc Học Huế để xác minh sự việc có hay không bãi giữ xe dành trường có lẫn xe máy HS thì được biết "trường không có quy định giữ xe máy trong bãi xe". Thầy Thí nói: "Xin cảm ơn báo Dân trí, trường sẽ kiểm tra lại tình hình như báo phản ánh, nếu có sẽ xử lý nghiêm. Có thể do bảo vệ nhà xe và HS không nghiêm túc trong việc chấp hành nội quy trường".
1 học sinh Trường THPT Quốc Học Huế đến lấy xe máy tại bãi giữ xe Nhà văn hóa thiếu nhi gần trường. (Ảnh chụp trưa 17/2)
Tâm sự về vấn đề vẫn còn nhiều HS đến trường bằng xe máy, thầy Thí cho biết: "Rất khó kiểm soát việc các em để xe máy ngoài trường do không có lực lượng chuyên trách dù giáo viên chủ nhiệm đã nhiều lần phản ánh lên Ban giám hiệu. Giờ chào cờ đầu tuần chúng tôi đã thông báo sẽ xử lý nghiêm nếu em nào có giấy công an gửi về trường vi phạm điều khiển xe như không có bằng lái, không đội mũ bảo hiểm. Trong năm 2009, chúng tôi đã cho thuyên chuyển 1 HS nam và 1 HS nữ từ lớp chọn qua lớp thường do đã vi phạm giao thông nhưng lại không có thái độ tiếp thu khi trường nhắc nhở ".
2 nữ sinh Trường THPT Đặng Trần Côn lấy xe máy ở ngoài nhà dân sau khi tan học trưa 17/2.
Chị Thái Thị Thanh Thuỷ, chuyên viên Phòng GD Trung học thuộc Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế cho hay: "Các trường THPT đều đã làm cam kết với Sở không cho HS đi xe máy đến trường. Nhưng các em vẫn đi xe không đến gửi trường mà gửi ngoài nên không tài nào biết hết được. Tình trạng này tồn tại đã lâu nhưng chưa "có thuốc chữa" ".
Trong báo cáo Công tác giáo dục an toàn giao thông năm 2010 ngành GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế có nêu: "Tuy nhiều trường đã có cố gắng triển khai, thực hiện an toàn giao thông minh chứng qua số lượng vi phạm của HS khi đi xe máy giảm nhưng vẫn còn có HS vi phạm..., như ở một số trường vẫn có HS sử dụng xe máy đi học mượn xe bạn ngoài trường, chạy quá tốc độ có va quệt với người đi bộ rồi bỏ trốn đi hàng 2 hàng 3 khi tan trường vẫn còn việc truờng phối hợp với CSGT, kiểm tra nền nếp chưa được thường xuyên, chưa kiên quyết xử lý HS...".
Nguyên nhân chính là do ý thức HS. Tiếp đến là phong trào tuyên truyền giáo dục giao thông của trường học chưa có sức hút HS và một phần do cha mẹ HS không quản lý con em tốt.
Nhiều bãi xe gần trường nhận giữ xe máy cho học sinh với giá từ 1.000-1.500đ/chiếc/buổi.
Tình trạng HS ở Thừa Thiên -Huế đi xe máy vẫn không giảm trong những năm qua. Riêng từ Tết Nguyên đán 2011 đến nay qua thống kê chưa đầy đủ thì lực lượng Công an Giao thông Thừa Thiên -Huế đã kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông 16 trường hợp HS, thanh thiếu niên. Trong đó tạm giữ 8 xe mô tô. Các lỗi vi phạm chủ yếu là "không đội mũ bảo hiểm", "không có giấy phép lái xe", "quá tốc độ quy định" và 1 trường hợp điều khiển xe chạy lạng lách, đánh võng.
Theo số liệu Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế trong năm 2010, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt đã phối hợp với các trường tuyên truyền phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ cho 22.772 lượt học sinh, sinh viên (HS, SV). Dù vậy nhưng số HS, SV vi phạm luật giao thông đường bộ chiếm 31,38% trong tổng số trường hợp vi phạm.
Công an đã thông báo về các trường 29 trường hợp vi phạm luật giao thông (16 trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển xe trên 50cm3, 13 trường hợp không đội mũ bảo hiểm). Có 1 trường hợp HS bị xử lý hình sự về vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ bắt 2 trường hợp HS sử dụng xe mô tô gây ra 10 vụ cướp giật trên địa bàn.Theo Dân Trí
Xử phạt mạnh người không đội mũ bảo hiểm Ngày 9/2, ông Trần Ngọc Ánh, Đội trưởng Đội Tham mưu Phòng CSGT Hà Nội cho biết, sẽ tăng cường xử lý các vi phạm giao thông sau dịp Tết, đặc biệt là các trường hợp coi thường không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia phóng nhanh trên đường. Theo đó, 12 Đội CSGT của TP Hà Nội cùng Công an 29...