Hà Nội xử lý gần 1.300 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả.
Thống kê của Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội cho biết, trong tháng 2 này, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã phát hiện, xử lý gần 1.300 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, với trị giá hàng hơn 176 tỷ đồng.
Một lô hàng giả được phát hiện (Ảnh minh họa)
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo, trong tháng 2, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn đã được kiểm soát tốt.
Thời gian tới, Ban chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả.
Video đang HOT
Cùng với đó là đẩy mạnh thanh tra đối với các mặt hàng lương thực thực phẩm kém chất lượng trong mùa lễ hội 2016; hoạt động vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm không đảm bảo an toàn thực phẩm…/.
Huy Nam
Theo_VOV
Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại: Vì sao còn gặp khó?
Mặc dù các cơ quan chức năng đã đấu tranh quyết liệt nhưng tình hình buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn ra phức tạp.
Chống hàng lậu, hàng giả không dễ
Theo thống kê, năm 2015, lực lượng chức năng trong cả nước đã tiến hành bắt giữ gần 205.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả. Con số này đã tăng gần 6,5% so với năm 2014. Khởi tổ hình sự 1.500 vụ với 1.800 đối tượng. Mặc dù đã đấu tranh quyết liệt nhưng tình hình buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn ra phức tạp.
Thông tin từ các cơ quan chức năng cho biết, hàng lậu và hàng cấm hiện được vận chuyển theo các đường dây, ổ nhóm cấu kết từ các tỉnh biên giới phía Bắc. Hóa đơn của các mặt hàng như điện thoại di động, máy tính bảng, thuốc lá, rượu ngoại, thuốc tân dược, vải, quần áo... thường được quay vòng để qua mặt các cơ quan chức năng. Các đối tượng cũng chia nhỏ hàng và vận chuyển thành nhiều đợt để tránh việc kiểm tra và lợi dụng thủ tục hải quan thông thoáng để gian lận thương mại trong việc kê khai số lượng, chủng loại và mã hàng.
Tết Nguyên đán là giai đoạn cao điểm hoạt động của tội phạm buôn lậu, buôn bán tiêu thụ hàng giả, hàng nhái. Do nhu cầu tiêu dùng trước Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 tăng cao nên các đối tượng buôn lậu ở cả 3 miền đã bất chấp mọi thủ đoạn để tuồn hàng từ từ nước ngoài vào nội địa, thậm chí còn lợi dụng thủ đoạn tạm nhập tái xuất và chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng để buôn lậu hàng Việt ngay tại các khu kinh tế thương mại.
Theo đó, để ngăn chặn hành vi buôn lậu và gian lận thương mại, ở thời điểm này, các lực lượng chức năng đã tăng cường tối đa về cả lực lượng thi hành công vụ và các biện pháp để ngăn chặn, triệt phá các hành vi phạm tội. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động này không dễ dàng.
Ảnh minh họa.
Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2015, ông Trịnh Văn Ngọc, Cục trưởng Cục QLTT, Bộ Công Thương cho biết, năm 2015, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, lực lượng QLTT vẫn còn gặp phải những khó khăn vướng mắc. Đặc biệt, hệ thống văn bản pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chưa đồng bộ, còn chống chéo. Nhận thức về công tác đấu tranh chống buôn lậu tuy đã nâng lên song có lúc, có nơi chưa được quán triệt đầy đủ và thống nhất giữa các ngành, địa phương. Công tác phát triển và xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn khi liên hệ và phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ phát triển trong kiểm tra, xử lý. Năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công tác QLTT chưa đồng đều nên đã ảnh hưởng đến công tác tham mưu, kiểm tra, xử lý vi phạm. Trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ vừa thiếu, vừa lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới,...
Ông Chu Xuân Kiên - Phó giám đốc Sở Công Thương, - Chi Cục trưởng Chi cục QLTT Hà Nội cho biết, qua thực tiễn công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hàng lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng vi phạm chất lượng, an toàn thực phẩm, Chi cục QLTT Hà Nội nhận thấy hệ thống văn bản còn nhiều bất cập, chưa thống nhất. Khái niệm hàng giả được quy định tản mạn tại nhiều văn bản khác nhau, còn mâu thuẫn, chồng chéo gây khó cho công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng trong đó có QLTT. Chế tài xử lý hành chính về hàng giả còn nhẹ, không đủ sức răn đe. Nhiều loại hàng hóa liên quan đến công tác an toàn thực phẩm chưa có quy chuẩn nên khó cho công tác quản lý. Nhiều văn bản quản lý còn chậm ban hành so với yêu cầu hoặc không ổn định cũng gây khó khăn cho công tác quản lý. Còn tồn tại nhiều văn bản dưới Luật gây áp lực cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, ông Chu Xuân Kiên kiến nghị, trong thời gian tới cần tăng cường công tác phối hợp và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý, lực lượng chức năng. Bổ sung kịp thời các văn bản pháp quy, nhất là lĩnh vực an toàn thực phẩm, đồng thời có văn bản hướng dẫn áp dụng đảm bảo tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong việc kiểm tra, xử lý. Các ngành, các cấp cần chủ động tham mưu, đề xuất và đưa ra phương án xử lý các vấn đề bất cập trình cấp trên trực tiếp xử lý có hiệu quả vấn đề quản lý Nhà nước theo lĩnh vực, địa bàn quản lý, đồng thời huy động sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể và quần chúng nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng vi phạm chất lượng an toàn thực phẩm.
Báo cáo tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Bách - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2015, tình hình buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn diễn biến phức tạp. Các hành vi vi phạm phần lớn là buôn bán hàng nhập khẩu không có chứng từ hóa đơn, không rõ nguồn gốc, là hàng nhập lậu, phần nhiều xuất xứ Trung Quốc, trong đó nổi cộm là tình hình hình buôn bán, vận chuyển thuốc lá ngoại nhập lậu.
Triển khai nhiệm vụ năm 2016, Chi cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh sẽ tăng cường, đổi mới nội dung và hình thức, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Xây dựng quy chế phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ban, ngành, quận, huyện và các đoàn thể. Chủ động phối hợp và triển khai công tác tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên tuyến và địa bàn giáp ranh với TP Hồ Chí Minh, nhất là tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An trong việc trao đổi và cung cấp thông tin về các đối tượng buôn lậu như thời gian hoạt động, tuyến đường vận chuyển... nhằm đề ra các biện pháp phối hợp đấu tranh. Quan tâm đầu tư trang thiết bị, phương tiện nghiệp vụ; tập trung đổi mới phương pháp trinh sát, điều nghiên nắm rõ đối tượng vận chuyển hàng nhập lậu để nhận dạng ra đầu nậu, từ đó truy tìm điểm tập kết hàng... để có biện pháp đấu tranh cụ thể, hiệu quả, triệt phá các đường dây, xử lý tận gốc; kiên quyết không để xảy ra các điểm nóng về buôn lậu thuốc lá trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.
Thị phần thuốc lá lậu đã giảm khoảng 30%
Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2015, ông Vũ Văn Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam chia sẻ, trong năm 2015 Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam đã phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai quyết liệt Chỉ thị số 30/CT-TTg, hỗ trợ các kinh phí để tổ chức sơ kết, tổng kết công tác chống buôn lậu. Cùng với các cơ quan truyền thông tuyên truyền về sự độc hại của thuốc lá nhập lậu, khuyến cáo không nên mua bán thuốc lá nhập lậu. Phối hợp với Cục QLTT tuyên truyền, vận động đến các tủ bán lẻ thuốc lá; xử phạt hành chính cá nhân, tập thể tàng trữ, vận chuyển buôn bán thuốc lá lậu; đóng góp nhiều ý kiến về biện pháp triển khai công tác chống buôn lậu. Tham gia Ban soạn thảo sửa đổi Nghị định số 185/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Để công cuộc đấu tranh chống thuốc lá nhập lậu đạt hiệu quả cao hơn, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam kiến nghị Cục QLTT tiếp tục chỉ đạo lực lượng QLTT tất cả các tỉnh thành tăng cường quản lý thị trường nội địa, thường xuyên kiểm tra các điểm bán buôn, bán lẻ thuốc lá nhập lậu để kịp thời phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm. Triển khai Nghị định và Thông tư hướng dẫn Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Kiến nghị các cơ quan, ban, ngành, địa phương ban hành văn bản yêu cầu cán bộ, công nhân, viên chức làm việc trong bộ máy hành chính Nhà nước không hút thuốc lá lậu vì hút thuốc lá lậu là tiếp tay cho buôn lậu, thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Theo NTD
Doanh nghiệp phải "gồng mình" chống hàng giả Dù đã bị xử lý quyết liệt nhưng hàng giả, hàng nhái vẫn tung hoành khiến nhiều doanh nghiệp phải tự tìm các phương thức phòng chống. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 389, tính đến ngày 15/11/2015 đã có 186.989 vụ việc vi phạm đã được phát hiện, bắt giữ, xử lý, tăng 6,47% so với cùng kỳ năm 2014. Số...