Hà Nội xử lý 2.159 trường hợp vi phạm Luật Giao thông
Mặc dù 2 ngày cuối tuần mật độ người và phương tiện vắng hơn, nhưng lực lượng CSGT vẫn bám đường, thực hiện việc kiểm tra, xử lý người vi phạm Luật Giao thông.
Nhiều trường hợp khi bị tuýt còi đều bỡ ngỡ về việc nâng mức phạt.
Nhiều người… chưa biết
Theo trung úy Nguyễn Văn Hanh – Tổ trưởng tổ công tác Đội CSGT số 4 – để chủ động triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định 71, dù là ngày cuối tuần, song lực lượng CSGT vẫn thực hiện xử lý nghiêm các vi phạm. Qua quá trình kiểm tra, xử lý, số người tham gia giao thông vi phạm thường cao. Bởi lẽ họ nghĩ rằng dịp cuối tuần thường vắng cảnh sát.
Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, mặc dù nghị định đã có hiệu lực 2 ngày (từ 10.11), nhưng có khá nhiều trường hợp khi bị tuýt còi đều bỡ ngỡ về việc nâng mức phạt.
Video đang HOT
Anh Lục Minh Tuấn ở Hoàng Văn Thụ (Hà Nội), điều khiển xe máy BKS 30N1-5344 thành thật nói rằng, hoàn toàn không hề biết gì về việc Nghị định 71 có hiệu lực. Do đó, anh không biết lỗi đi sai làn đường thay vì bị phạt 200.000 – 400.000đ, từ nay sẽ bị nâng lên từ 400.000 – 800.000đ.
Anh Nguyễn Văn Khương (Gia Lâm, Hà Nội)- điều khiển xe mang BKS 19G1- 018.18 vi phạm lỗi đi không đúng làn đường, phần đường quy định cũng có bộc bạch tương tự. Tại một số nút giao thông thuộc các đội CSGT số 3, số 1, số 5, số 6, 7…, nhiều người vi phạm cũng chưa hề hay biết Nghị định 71. Điều này trong quá trình xử lý, cán bộ, chiến sĩ lại phải mở nghị định ra để giải thích cho người vi phạm.
Nâng mức phạt sẽ nâng ý thức(!?)
Đó là khẳng định của đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT- CA TP. Theo đại tá Thắng, ngay sau khi Nghị định 71 được ban hành, từ giữa tháng 10.2012, phòng CSGT đã tổ chức thông báo rộng rãi đến người dân, chủ phương tiện biết về sự thay đổi của các mức xử phạt đối với từng lỗi vi phạm. “Trong những ngày đầu, cảnh sát sẽ chủ yếu là nhắc nhở chủ phương tiện vi phạm lỗi nhẹ, sau đó sẽ xử phạt theo đúng quy định.
Tuy nhiên, với những trường hợp cố tình vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu… thì chúng tôi sẽ vẫn xử lý nghiêm theo nghị định mới. Còn riêng lỗi không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện hoặc làm thủ tục đăng ký mới, trước mắt CSGT chỉ nhắc nhở, chưa xử lý” – đại tá Thắng khẳng định.
Báo cáo nhanh của Phòng CSGT- CA TP.Hà Nội, trong hai ngày 10-11.11, các đơn vị trực thuộc phòng đã xử lý được 2.159 trường hợp, tạm giữ 9 ôtô, 15 môtô, 65 bộ giấy tờ. Trong đó, đa phần là các lỗi đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển phương tiện không có gương, vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông…
Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT- CA TP.Hà Nội: Có đủ giấy đăng ký, GPLX sẽ chưa xử lý
Theo quy định tại -thông tư 36/2010/TT-BCA, người dân sau khi mua, bán, cho, tặng phương tiện trong vòng 30 ngày phải đến cơ quan đăng ký, làm thủ tục sang tên, chuyển quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện đã mua bán qua nhiều đời thì chủ phương tiện cuối cùng, đang sử dụng xe phải có trách nhiệm đến các cơ quan đăng ký làm thủ tục đăng ký lại, chuyển quyền sở hữu chỉ cần người này xuất trình được giấy tờ mua bán của mình, cơ quan đăng ký sẽ cấp đăng ký mới sau 3 ngày. Đối với trường hợp chủ xe đã mất, thì người được thừa kế phải đứng ra chịu trách nhiệm thay chủ xe làm các thủ tục cần thiết.
- Trong thời gian đầu, vì là nghị định mới nên lực lượng CSGT sẽ tập trung tuyên truyền, nhắc nhở hướng dẫn người dân, nhất là đối với người ngoại tỉnh vào thủ đô, người già, sinh viên… Đối với xe lưu thông trên đường, nếu CSGT kiểm tra, phát hiện người điều khiển không phải là chính chủ, mà là xe đi mượn của người thân, bạn bè, song có đầy đủ giấy tờ như GPLX, giấy đăng ký xe và quan trọng người điều khiển không cố tình vi phạm các lỗi giao thông khác, thì có thể sẽ chỉ bị nhắc nhở rồi cho đi tiếp chứ không xử phạt.
CSGT TP.Hồ Chí Minh nhắc nhở tuyên truyền
Chiều 11.11, nguồn tin Phòng CSGT (PC67)- Công an TPHCM, sau 2 ngày áp dụng Nghị định 71 xử phạt trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, lực lượng CSGT chỉ nhắc nhở và tuyên truyền trường hợp xe không đúng chủ. Sau 2 ngày áp dụng Nghị định 71, CSGT Công an TPHCM đã xử phạt đối với hàng trăm trường hợp vi phạm, trong đó nhiều nhất là đi lấn phần đường, đi vào đường cấm…
Riêng đối với trường hợp người điều khiển phương tiện (ôtô và xe gắn máy) không đúng tên chủ xe, CSGT chỉ tuyên truyền về Nghị định 71 và nhắc nhở, chứ chưa xử phạt. Theo anh Nguyễn Văn Sáng (ngụ đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp), hiện nhà anh có 5 chiếc xe gắn máy, nhưng có đến 4 chiếc xe cũ mua ở cửa hàng xe máy cũ mà chưa sang tên đổi chủ.
Gia đình anh đều là lao động phổ thông, chiếc xe là phương tiện đi lại hằng ngày, áp dụng phạt mức 1 triệu đồng/xe, thì quá cao, hiện cả 4 chiếc xe này đều quá cũ, trị giá chỉ 1-2 triệu đồng/chiếc, nếu bị CSGT phạt, chắc khó có tiền đóng phạt, thậm chí suy nghĩ của anh Sáng là có thể bỏ luôn xe nếu bị mức phạt cao như vậy cho việc sử dụng xe không đúng tên chủ xe ghi trong giấy đăng ký.
Theo laodong
Quả bóng trách nhiệm và những cầu thủ giỏi
Dù đã được liệt vào diện xe cấm lưu hành, cần phải dẹp bỏ, nhưng đến nay, qua 5 năm, các bộ, ngành cũng như các tỉnh, thành vẫn không thể dẹp bỏ được các loại xe ba, bốn bánh, xe tự chế. Dù rằng, nỗi bức xúc về các loại xe này khi tham gia giao thông thì ngày một nhiều, lạng lách, vượt đèn đỏ, chở quá khổ, quá tải, bất chấp những quy định về ATGT. Thậm chí, lực lượng chức năng cũng ngại xử phạt những đối tượng chạy xe ba gác, xe tự chế vì... sợ bị ăn vạ.
Trong khi đau đầu nghĩ cách dẹp xe ba, bốn bánh thì trên phố phường đã kịp thời xuất hiện những loại xe tự chế mới, như xe nạp điện hai, ba bánh. Dù kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng đã phát hiện nơi sản xuất, tự lắp ráp loại xe này để đưa vào lưu thông, không giấy tờ, nguồn gốc. Nhưng làm thế nào, căn cứ vào đâu để xử lý triệt để loại xe vi phạm trên thì lại bó tay.
Nghị quyết 32/2007 đã nêu rõ về việc xử lý, đình chỉ các loại xe ba, bốn bánh, xe tự chế khi lưu thông đình chỉ cơ sở sản xuất các loại xe này nếu phát hiện, nhưng đến nay, NQ 32 vẫn thiếu các chế tài cụ thể. Hơn nữa, NQ 32 lại không quy định rõ trách nhiệm xử lý cuối cùng của vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, khiến ngành nào cũng cho rằng mình không có nghĩa vụ chính. Quản lý thị trường không thể xử phạt, giao thông cũng "bó tay"... Quả bóng trách nhiệm cứ đá qua đá lại để đến cơ sự, phát hiện rồi lại phải thả ra vì không xử lý được. Và cuối cùng, người tham gia giao thông hàng ngày sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Câu chuyện về "quả bóng trách nhiệm" đã được nhắc tới từ lâu, nhưng căn bệnh này dường như đã trở thành trầm kha. Chẳng qua trường lớp, chẳng qua đào tạo, nhưng bộ, ngành nào cũng là những cầu thủ giỏi. Đá qua đá lại, sự việc rồi cũng đùn hết trách nhiệm. Sẽ là "hòa cả làng" với các bộ, ngành quản lý, nhưng quá bất công đối với người dân.
Theo ANTD
Vượt đèn đỏ, phụ nữ bị xe tải cán Sáng nay, trên đường đi chợ về, một phụ nữ đi xe đạp vượt đèn đỏ đã bị xe tải tông từ phía sau và cán ngang người, tại TP Thanh Hóa. Sau vụ va chạm, người phụ nữ và chiếc xe đạp dưới gầm xe tải. Ảnh: Lê Hoàng. Khoảng 8h sáng, sau khi rời khỏi chợ Phú Thọ, phụ nữ trạc...