Hà Nội xin ý kiến Chính phủ về đường ống dẫn nước sạch sông Đà
Báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, UBND TP Hà Nội nêu rõ, sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án liên quan đến sự cố vỡ đường ống nước giai đoạn 1 tại Vinaconex, thì việc để Vinaconex triển khai giai đoạn 2 dự án phải được xem xét cụ thể…
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa ký công văn gửi Văn phòng Chính phủ phúc đáp những thông tin liên quan đến việc đầu tư xây dựng tuyến ống phân kỳ 1 thuộc giai đoạn II dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hoà Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông do Vinaconex là chủ đầu tư.
Xin Chính phủ cơ chế đặc thù
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, UBND thành phố Hà Nội đang tập trung chỉ đạo các cơ quan của Thành phố và Tổng Công ty Vinaconex thực hiện các giải pháp khắc phục sự cố đường ống nước giai đoạn 1 đảm bảo cung cấp nước sạch cho nhân dân và triển khai giai đoạn 2 của dự án (theo đúng nội dung Văn bản số 315/TTg-CN ngày 21/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ)trong thời gian nhanh nhất, đảm bảo đúng quy định và quy hoạch.
Mỗi lần đường ống nước sạch sông Đà vỡ ảnh hưởng đến 70.000 hộ dân Hà Nội
Tuy nhiên, ngày 29/7 vừa qua, Tổng Công ty Vinaconex báo cáo UBND Thành phố việc Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự liên quan đến sự cố vỡ đường ống nước (giai đoạn 1). Do vậy, việc Tổng công ty Cổ phần Vinaconex triển khai giai đoạn 2 của dự án phải được xem xét cụ thể về năng lực, các điều kiện để thực hiện dự án và quy định của pháp luật.
Theo ông Tuấn, trường hợp Vinaconex không được phép tiếp tục triển khai dự án, UBND Thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND Thành phố thực hiện các cơ chế đặc thù, chỉ đạo Công ty nước sạch của Thành phố triển khai dự án trong thời gian sớm nhất và theo đúng quy định, kịp thời cung cấp nước sạch phục vụ nhân dân.
Trong thời gian này, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Tổng công ty Vinaconex, Công ty CP Viwasupco đảm bảo an toàn khai thác tuyến ống nước số 1, kịp thời khắc phục nhanh nhất sự cố nếu tiếp tục xảy ra. Sở Xây dựng chủ trì, kiểm tra, chỉ đạo các công ty nước sạch của Thành phố thực hiện các biện pháp điều tiết nguồn nước, vận hành mạng lưới cấp nước đảm bảo cấp nước ổn định cho nhân dân Thủ đô.
Video đang HOT
Để Vinaconex làm đường ống thứ 2 là có cơ sở
Trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, ông Tuấn cũng khoẳng định, việc UBND thành phố Hà Nội thống nhất để Tổng Công ty Vinaconex triển khai giai đoạn 2 là có cơ sở. Vì đây là một trong các giải pháp để khắc phục sự cố vỡ ống nước giai đoạn 1 mà trách nhiệm thuộc về Vinaconex, để kịp thời cung cấp ổn định nước sạch cho nhân dân và thực hiện theo đúng chủ trương và quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đường ống nước sạch làm bằng cốt sợi thủy tinh
Theo ông Tuấn, cùng với việc chỉ đạo khắc phục sự cố xảy ra ở đường ống số 1, thành phố đã giao các cơ quan chức năng nghiên cứu 2 phương án đầu tư tuyến ống số 2. Theo đó, phương án 1 là Tổng Công ty Vinaconex khẩn trương đầu tư tuyến ống số 2 theo quy hoạch, Thành phố mua nước sạch tại điểm cuối là đường vành đai 3. Phương án 2, trong trường hợp Tổng Công ty Vinaconex không đủ năng lực tài chính và không thể huy động vốn để đầu tư tuyến ống.
Nếu làm theo phương án 2 thì Hà Nội sẽ mua nước sạch của Tổng Công ty tại khu vực Hòa Lạc và giao cho Công ty Nước sạch Hà Nội phối hợp với các doanh nghiệp khác để thu hút xã hội hóa đầu tư tuyến ống. Trong đó, Hà Nội sẽ nghiên cứu làm đường ống khẩn cấp từ quốc lộ 21 về đường vành đai 3, sử dụng ống thép hoặc ống gang đường kính 700-1000 mm, với mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, thời gian thi công nhanh nhất khoảng 6 tháng.
Theo ông Tuấn, trong quá trình Thành phố đang nghiên cứu các phương án xây dựng đường ống truyền dẫn bảo đảm cung cấp ổn định nước sạch cho nhân dân thì Bộ Xây dựng thông báo kết luận giám định, trong đó có đề nghị UBND thành phố Hà Nội “hỗ trợ và chỉ đạo Tổng công ty Vinaconex triển khai đầu tư xây dựng tuyến ống truyền tải nước sạch giai đoạn II trong thời gian nhanh nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng nước sạch và phát triển đô thị. Trường hợp Công ty Vinaconex chậm trễ việc đầu tư tuyến ống giai đoạn II thì cần chủ động chỉ đạo giao đơn vị khác thực hiện đầu tư lắp đặt tuyến ống”. Cùng với đó, Tổng công ty Vinaconex cũng đề nghị với UBND Thành phố được triển khai tuyến ống số 2 bằng nguồn vốn của Công ty và vốn huy động, đồng thời cam kết về tiến độ thời gian, chất lượng công trình.
Theo ông Tuấn, để khẩn trương khắc phục ảnh hưởng của sự cố vỡ đường ống nước đến đời sống sinh hoạt của nhân dân và xuất phát từ nhu cầu cấp thiết về cung cấp nước sạch của nhân dân Thủ đô ngày càng tăng, trên cơ sở đề nghị của Bộ Xây dựng tại Thông báo số 15/TB-BXD ngày 4/7 và đề nghị, cùng cam kết của Tổng Công ty Vinaconex, UBND Thành phố thống nhất với đề nghị của Bộ Xây dựng để Tổng Công ty Vinaconex tiến hành lập dự án đầu tư Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai – Miếu Môn – Hà Nội – Hà Đông giai đoạn II.
Quang Phong
Theo Dantri
"Đối mặt" mùa hè 2014: Đường ống nước sông Đà sẽ... còn vỡ
Sau 6 lần vỡ ống dẫn nước sông Đà, họp báo Thành ủy Hà Nội chiều 6/5, đại diện Công ty CP nước sạch Vinaconex nhận nhiều chất vấn. Chưa tìm ra nguyên nhân đường ống liên tục vỡ, cơ quan chức năng cảnh báo, hè này các sự cố sẽ tiếp tục xảy ra...
Theo Công ty CP nước sạch Vinaconex, kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2009, đường ống nước Sông Đà bị vỡ 6 lần và lần vỡ gần đây nhất là vào ngày 25/4/2014. Đơn vị chủ quản lý giải, đường ống này là tuyến độc đạo dài 47km trài dài qua các vùng đất có địa chất phức tạp nên khi có sự cố xảy ra hoặc công tác bảo dưỡng sửa chữa định kỳ khó tránh khỏi việc bị gián đoạn cấp nước tạm thời.
Tuy nhiên, điều quan trọng là sau đợt sự cố đầu tiên, thời gian xử lý sự cố được giảm từ 72h xuống còn 11h.
Khó tránh lại xảy ra sự cố "Chúng tôi đã rất cố gắng bảo trì, bảo dưỡng nhưng cũng khó tránh khỏi sự cố. Chúng tôi luôn ý thức được việc mất nước do vỡ đường ống ảnh hưởng rất lớn đến người dân nên mỗi khi có sự cố, chúng tôi đã chủ động vào cuộc khắc phục sớm nhất. Đây là sự cố không mong muốn, bất khả kháng nên công ty chỉ biết dồn tổng lực để nhanh chóng khắc phục, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất đối với người dân", ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng Giám đốc Công ty CP nước sạch Vinaconex.
Nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư đường ống nước sạch sông Đà Hoàng Thế Trung cho biết, suốt 2 năm qua, dù đã phân tích, mổ xẻ rất nhiều nhưng tới nay, chủ đầu tư dự án (Tổng Công ty CP Vinaconex) vẫn không trả lời được câu hỏi vì sao đường ống liên tục bị vỡ.
"Hiện nay, tôi không còn phụ trách đơn vị cấp nước nữa, nhưng tôi vẫn quan tâm và chúng tôi thường xuyên trao đổi trong quá trình vận hành dự án. Dự án đó có nhiều khâu, nhiều công đoạn. Mỗi người cùng đã đưa ra suy nghĩ về nguyên nhân sự cố. Người cho rằng thi công có vấn đề, người nói sử dụng đường ống không đạt yêu cầu... Chúng tôi cũng đã nhiều lần họp bàn, phân tích, tranh luận về những ý kiến đó nhưng tới nay, với khả năng, trình độ hiểu biết của mình, chúng tôi cũng chưa tìm được nguyên nhân có thể chấp nhận được" - ông Trung nói.
Trước các câu hỏi nghi vấn về chất lượng trong quá trình thi công, dự án không khảo sát kỹ khu vực nền đất yếu có đường ống đi qua, ông Trung khẳng định, các khâu từ lập dự án đến khảo sát và thi công đều tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy định pháp luật.
Theo ông Trung, khi thi công qua những đoạn nền đất yêu, đơn vị thi công thay vì sử dụng những đoạn ống dài từ 6 - 12 m thì dùng những đoạn ống ngắn từ 2 - 6 m để làm "mềm hóa" đường ống dẫn nước cho phép độ lệch trục 2 độ.
"Tôi cũng rất ngạc nhiên, không hiểu thông tin từ đâu nói chúng tôi không khảo sát khi làm dự án. Từ tài liệu có được trong quá trình triển khai dự án, chúng tôi đã xác định được những khu vực có nền đất yếu phải xử lý, gia cố. Tổng cộng có 11 đoạn, với chiều dài khoảng 3.400 mét. Để thi công lắp đặt ống qua những đoạn có xử lý nền đất yếu, chúng tôi có thuê các đơn vị tư vấn có thẩm quyền. Tóm lại, chúng tôi đã có giải pháp thi công, lắp đặt phù hợp" - ông Trung phân trần.
Nguyên GĐ BQLDA đầu tư đường ống nước sạch sông Đà Hoàng Thế Trung (đứng) tại buổi họp báo.
Nguyên GĐ BQLDA đầu tư đường ống nước sạch sông Đà cũng xác nhận, dự án đầu tư xây dựng đường ống nước sạch sông Đà không xử lý nền đất yếu, vì cùng thời điểm đó, dự án đường Láng - Hòa Lạc đang thi công và đã xử lý nền đất yếu rồi, nên không thể nào làm trùng lắp, sẽ lãng phí.
Về quyết định lựa chọn loại ống sợi thủy tinh, dư luận cho rằng thời điểm đó, nhiều chuyên gia đã khuyến cáo không nên sử dụng, ông Trung giải thích, ống thông thường có chiều dài 12 mét nhưng Vinaconex không dùng loại này mà dùng ống ngắn hơn (chỉ từ từ 2 - 6 mét) để sử dụng độ lệch trục cho phép, làm theo đúng bản vẽ thi công. Về vật liệu ống, ông Trung khẳng định, đến bây giờ mới được nghe nói có những khuyến cáo này kia, chứ trong quá trình thi công, không nhận được khuyến cáo bằng văn bản nào. Tới giờ, tôi vẫn cho rằng, loại ống và vật liệu ống đã sử dụng cho dự án là phù hợp. Việc lựa chọn, quyết định vật liệu ống cũng được thực hiện đúng quy trình.
Với câu hỏi về trách nhiệm khi liên tiếp để xảy ra các sự cố vỡ đường ống, đại diện Vinaconex giải thích, vừa qua, Bộ Xây dựng đã yêu cầu Cục Giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng và các cơ quan hữu quan khác đã vào cuộc đánh giá lại toàn bộ dự án và xác định nguyên nhân gây ra sự cố. Lãnh đạo đơn vị cũng mong muốn, với khả năng, trình độ cao, các chuyên gia sẽ tìm ra được nguyên nhân. Từ chỗ thấy rõ được nguyên nhân mới có được biện pháp khắc phục và khi đó, sẽ biết sai sót ở khâu nào, do tổ chức, cá nhân nào, từ đó mới biết được trách nhiệm thuộc về ai và việc xử lý như thế nào sẽ thuộc cơ quan có thẩm quyền.
Ông Trung quả quyết: "Là người phụ trách thi công dự án, tôi rất buồn khi sự cố liên tiếp xảy ra. Không có cái gì là tuyệt đối cả".
Công ty Cấp nước sạch Hà Nội chỉ ra nhiều khó khăn cho kế hoạch cấp nước hè 2014 như nguồn nước ngầm tiếp tục suy giảm 4-6% trong khi nhu cầu sử dụng nước dự kiến tăng 3-4%. Do vậy, vào những đợt nắng nóng kéo dài trong mùa hè này, lượng nước thiếu hụt từ 40.000 - 60.000 m3/ngày đêm. Nguồn nước sông Đà có thể đạt tối đa đến 60.000m3/ngày đêm nhưng vẫn tiếp tục có khả năng xảy ra các sự cố, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình quản lý vận hành điều phối cấp nước, đặc biệt là gây thiếu nước tại địa bàn quận Đống Đa, Cầu Giấy và các khu vực khác. Trong quý I/2014, nhiều sự cố đã xảy ra như mất điện 43 lần (tương ứng khoảng 135 giờ tại các nhà máy, trạm sản xuất nước), vỡ 11 điểm trên các tuyến truyền dẫn, phân phối và 1 lần sự cố nguồn sông Đà. Dự báo hè 2014, với thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng nước của người dân tăng cao, tình hình xảy ra các sự cố như mất điện, sự cố trên mạng lưới cấp nước, đặc biệt là sự cố nguồn sông Đà vẫn thường xuyên xảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tình hình cấp nước trên địa bàn thành phố.
P.Thảo
Theo Dantri
Sau 9 lần vỡ, vì sao Vinaconex vẫn được giao làm đường ống nước sông Đà? "Hà Nội đã xem xét rất kỹ trước khi chọn Vinaconex làm đường ống nước sông Đà số 2. Cũng đơn giản là vì Bộ Xây dựng đề nghị, Vinaconex có nhiều kinh nghiệm, họ còn cam kết về chất lượng, vật liệu, tiến độ, nguồn vốn đầu tư nên được giao". Ngày 29/7, ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó chánh Văn phòng...