Hà Nội xét nghiệm diện rộng, hoàn tất phủ vaccine trước ngày 15/9
UBND Hà Nội đặt mục tiêu xét nghiệm diện rộng nhằm bóc tách triệt để F0 ra khỏi cộng đồng, hoàn thành tiêm chủng mũi 1 cho 100% người trên 18 tuổi trước 15/9.
Chủ tịch UBND Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký công điện hỏa tốc về tăng tốc kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Theo đó, TP đặt mục tiêu trước ngày 15/9 nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19. Nguyên tắc được Hà Nội đưa ra là phân loại các vùng theo mức độ nguy cơ và có biện pháp phù hợp với từng vùng để “bảo vệ vững chắc vùng xanh”, “xanh hóa vùng vàng”, “thu hẹp vùng đỏ”.
Hà Nội yêu cầu hoàn thành xét nghiệm 100% người dân toàn TP trước ngày 12/9. Ảnh: Đức Anh.
UBND Hà Nội yêu cầu đơn vị toàn TP tạo điều kiện tối đa cho người dân đảm bảo các sinh hoạt hàng ngày, an sinh xã hội và nhu cầu thiết yếu khác; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị duy trì sản xuất, kinh doanh an toàn đảm bảo quy định phòng, chống dịch bệnh.
TP yêu cầu khởi động ngay việc phục hồi và thúc đẩy kinh tế tại các vùng xanh, vùng vàng và tiến tới trên toàn địa bàn từ ngày 15/9.
Về xét nghiệm , UBND Hà Nội yêu cầu từ ngày 6/9 đến 12/9, xét nghiệm 100% người dân. Tại khu vực phong tỏa, khu cách ly, khu vực nguy cơ rất cao: Lấy mẫu từ 2-3 ngày/lần; khu vực nguy cơ cao lấy mẫu 5-7 ngày/lần; khu vực khác lấy mẫu toàn bộ người dân ít nhất 1 lần.
Video đang HOT
Ngành y tế hướng dẫn người dân tự lấy mẫu có sự giám sát của nhân viên y tế và áp dụng các phương pháp xét nghiệm rRT-PCR hoặc kháng nguyên nhanh kết hợp với việc gộp mẫu phù hợp, tăng cường các điểm lấy mẫu di động tại các xã, phường, thị trấn.
Về việc tiêm vaccine , Hà Nội yêu cầu hoàn thành tiêm chủng mũi 1 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn trước ngày 15/9 trên cơ sở số vaccine được Bộ Y tế phân giao; tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian theo quy định, đặc biệt ưu tiên cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và đẩy nhanh việc tăng độ bao phủ tiêm chủng.
TP yêu cầu không giới hạn số lượng người trong mỗi buổi tiêm chủng, giảm bớt thủ tục hành chính, phát huy năng lực tối đa của các điểm tiêm chủng. Ưu tiên tiêm tại chỗ, tiêm cuốn chiếu, tiêm dứt điểm cho từng khu vực theo đơn vị hành chính.
Về lộ trình dần phục hồi kinh tế , UBND TP yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm, dứt khoát việc giãn cách xã hội ở khu vực nguy cơ cao, không buông lỏng quản lý, kêu gọi, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, “ai ở đâu ở đó”.
Hà Nội có phương án giấy đi đường trong ngày 5-9 và giãn cách đến 21-9
Hà Nội chuẩn bị triển khai nhiều biện pháp kiểm soát dịch hơn trong đợt giãn cách thứ 4 kéo dài từ 6 đến 21-9.
Tối 3-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ban hành chỉ thị số 20 về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn. Chỉ thị cho biết sau 3 đợt giãn cách (từ 24-7 đến nay) bước đầu TP kiểm soát được dịch.
Tuy nhiên, tại một số địa phương khu vực có mật độ dân cư cao, nhiều ngõ, ngách nhỏ, nhiều nhà chung cư cũ, các chợ dân sinh, các khu vực phong tỏa có nơi còn biểu hiện chủ quan, lơ là trong công tác tổ chức chưa thực sự quyết tâm, chặt chẽ trong việc thực hiện giãn cách xã hội, có nơi còn hiện tượng "chặt ngoài, lỏng trong".
6 chùm ổ dịch phức tạp
Nhiều ca bệnh mới vẫn phát sinh trong cộng đồng, khu phong tỏa, tại các khu chợ dân sinh, siêu thị không rõ nguồn lây nhiễm bệnh. Một số cá nhân lợi dụng việc xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu được cấp luồng xanh, xe cứu thương đã vận chuyển những người dân từ vùng có dịch bệnh về TP...
Bà Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay (từ ngày 27-4 đến nay) Hà Nội ghi nhận 3.664 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.559 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 1.850 ca, 213 ca trong bệnh viện và 42 ca nhập cảnh.
Hiện TP có 6 chùm ca bệnh phức tạp gồm: ổ dịch Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) có 412 ca mắc; phường Văn Miếu có 113 ca mắc, Văn Chương (Đống Đa) có 89 ca mắc; phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai) có 46 ca mắc; xã Tân Lập (huyện Đan Phượng) có 17 ca mắc; chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình) có 16 ca mắc.
Hà Nội lập 30 chốt cứng tại các cầu bắc qua sông ngăn giữa vùng 1 với vùng 2, vùng 3.
Trước diễn biến dịch như vậy, chỉ thị 20 của Chủ tịch Hà Nội quyết định giãn cách đợt thứ 4 kéo dài 15 ngày từ ngày 6 đến 21-9. Theo đó, Hà Nội sẽ được chia làm 3 vùng theo mức độ nguy cơ dịch và áp dụng cấp độ phòng chống dịch khác nhau.
Cụ thể vùng 1 gồm toàn bộ địa giới của 10 quận, huyện trung tâm và 5 quận huyện khác áp dụng chỉ thị 16 của Thủ tướng. Vùng 2 (phía Bắc, Đông sông Hồng) và vùng 3 (phía Tây, phía Nam TP) áp dụng theo chỉ thị 15.
Ngày 5-9 hoàn tất phương án kiểm soát người ra đường
Để kiểm soát dịch tại 3 vùng trên, chỉ thị 20 giao Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì dựng 30 chốt cứng bằng hàng rào thép để ngăn phương tiện lưu thông từ vùng 2, 3 vào vùng 1. Đêm ngày 3-9, Sở Xây dựng cho biết đã lắp đặt các chốt cúng tại 16 điểm là các cầu bắc qua sông ngăn giữa vùng 2 và 3 đến vùng 1.
Các chốt cứng này đặt tại các cầu: Liên Mạc 2; Cầu Phố Viên; Cầu Noi; Cầu Khu CN Bộ Công an; Đông La; Bích Hòa 2; Trạm bơm Khe tang; Cầu Mỹ Hưng; Cầu Đen; Cầu Dương Hiền; Hoàng Xá 2; Cầu Khánh Vân; Cầu làng Phúc Am; Duyên Thái; 2 vị trí trên Đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Hà Nội lập 30 chốt cứng tại các cầu bắc qua sông ngăn giữa vùng 1 với vùng 2, vùng 3
Trong ngày hôm nay 4-9, Sở Xây dựng sẽ cùng chính quyền địa phương lập thêm chốt cứng 14 cầu còn lại, tại các điểm sau: Đại học Vân Canh; Cầu cạnh cầu sông Đáy; Cầu cạnh hồ câu sông Đáy; Cầu Lại Dụ; Mai Lĩnh cũ; Cầu Đồng Hoàng; Cầu xóm sông Cầu (cầu sắt); Hoàng Xá 1, Đỗ Hà; Cầu Văn Xá; Cầu cạnh cocacola; Lối lên cao tốc từ đường kênh Hồng Vân; Cầu kẹ qua kênh Hồng Vân; Đê Hồng Vân.
Đặc biệt nhằm kiểm soát chặt chẽ lượng người ra đường trong đợt giãn cách thứ tư, UBND TP Hà Nội giao Công an TP hoàn tất phương án sử dụng công nghệ thông tin cấp giấy đi đường trong ngày 5-9.
Trước đó, vào chiều ngày 3-9, Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Hải Trung thông tin Hà Nội dự kiếm cấp giấy đi đường cho 6 nhóm đối tượng. Quy trình cấp giấy phải thông qua công an TP hoặc công an xã phường (tùy theo từng nhóm đối tượng) xét duyệt. Hiện Công an TP đang hoàn tất nội dung này để trình UBND TP quyết định.
Liên quan đến các biện pháp này, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết "Do đây là việc chưa từng có tiền lệ nên Thành phố xác định quyết tâm rất cao, siết chặt hơn nữa việc giãn cách trong khu vực nội thành, hạn chế đến mức tối đa lượng người ra đường. TP đã giao Công an Thành phố chủ trì việc cấp giấy đi đường, trên cơ sở tham khảo các tỉnh, thành khác và căn cứ vào thực tiễn của Thủ đô".
Thông tin với báo chí vào chiều 3-9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cũng cho biết, Thành phố tiếp tục thực hiện chính sách đảm bảo an sinh xã hội, ban hành nhiều chính sách ngoài chính sách của Trung ương, HĐND Thành phố đã ban hành Nghị quyết 15 với 10 nhóm đối tượng ngoài các đối tượng được quy định tại Nghị quyết 68 của Chính phủ.
Ngoài ra, Thành phố đã chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp tục rà soát các đối tượng khó khăn, trong đó giao MTTQ đang xây dựng để tiếp tục hỗ trợ thêm. Thành phố cũng giao Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố tiếp tục tính toán để hỗ trợ vòng thứ 2 cho các đối tượng.
Diễn biến dịch Hà Nội 2/9: Thêm chuỗi lây mới ở quận Thanh Xuân Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị siết chặt công tác phòng, chống dịch, chỉ cho cá nhân "được phép mới ra đường". Siết chặt chống dịch, chỉ cá nhân "được phép mới ra đường" Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký, ban hành công văn gửi các cơ quan liên quan về việc tập trung thực hiện...