Hà Nội xét lại việc phân cấp xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo
Ngày 12/9, UBND Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp cùng các đơn vị có liên quan rà soát lại các quy định về việc phân cấp quản lý và thẩm quyền trong việc xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo.
Liên quan đến những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng (siêu mỏng, siêu méo), Chủ tịch UBND quận Đống Đa vừa cho rằng nguyên nhân là do việc phân cấp xử lý và thẩm quyền thu hồi đất không đúng quy định của Luật Đất đai.
Đến nay việc xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo vẫn bế tắc
Video đang HOT
Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Văn Khôi giao Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch kiến trúc làm việc với UBND quận Đống Đa kiểm tra, làm rõ sự việc trên.
Từ đó, các sở, ngành nêu trên cùng phối hợp rà soát lại quy định liên quan đến việc phân cấp và thẩm quyền xử lý các trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng, đảm bảo nguyên tắc pháp chế; nghiên cứu, giải quyết các kiến nghị, đề xuất của UBND quận Đống Đa, liên quan đến nội dung trên theo quy định của pháp luật.
Ông Khôi cũng chỉ đạo quận Đống Đa có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu có liên quan để khẩn trương hoàn thành phương án xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo theo quy định và các đề xuất kiến nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phối hợp cùng các tổ chức giải quyết theo thẩm quyền quy định của pháp luật.
Theo Dân Trí
Hà Nội: Không thiếu kinh phí "xử" nhà siêu mỏng, siêu méo
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Khắc Thọ cho biết, chi phí để giải phóng mặt bằng nhà siêu mỏng đã được tính. Những hộ bị giải toả đảm bảo không bị thiệt thòi. Thành phố cũng tính đến phương án giải quyết nhà tái định cư cho những hộ này.
Ngày 22/3, trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp 22, HĐND thành phố Hà Nội, ông Thọ cho biết: "Giải quyết nhà siêu mỏng, siêu méo không sợ thiếu kinh phí, cái chính để đảm bảo thành công là phải đưa ra biện pháp thích hợp và quyết tâm của các cấp, các ngành".
Ông Thọ cho hay, đến nay thành phố đã tính chi phí giải phóng mặt bằng ở quận Ba Đình. Ước tính hết khoảng 56 tỷ đồng cho trên 50 trường hợp và thành phố cũng bố trí trên 12 căn hộ tái định cư cho những gia đình có nhà siêu mỏng, siêu méo bị giải toả ở quận này. "Như vậy tổng kinh phí cũng phải trên 100 tỷ đồng. Theo tôi, với số tiền này cũng không sợ thiếu", ông Thọ nói.
Theo ông Thọ, trước mắt thành phố mở ra hướng cho các gia đình tự thoả thuận hợp khối. "Thành phố đã quyết tâm như vậy và chúng ta đẩy mạnh tuyên truyền, tôi tin rằng việc hợp khối sẽ được làm một cách thuận lợi", ông Thọ phân tích.
Đối với những mảnh đất không đủ điều kiện xây dựng nhưng không hợp khối được với những lô đất liền kề, ông Thọ cho biết, phương án tận dụng diện tích đất này được đưa ra là làm các ki ốt bán hoa, báo hay nơi để xe công cộng...
"Những tính toán như vậy sẽ khuyến khích người dân xây dựng theo thiết kế điển hình của thành phố yêu cầu, từ đó khai thác sử dụng đúng mục đích, nếu làm sai thành phố sẽ thu hồi", Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết.
Cũng theo ông Thọ, trong quá trình giải quyết nhà siêu mỏng, siêu méo sẽ gặp phải những trường hợp chống đối nhưng việc đó đã nằm trong dự tính của thành phố. "Việc đó chúng tôi không ngại vì Thành uỷ và UBND thành phố đã chỉ đạo các sở ngành vào cuộc quyết liệt giải quyết dứt điểm hiện tượng nhà siêu mỏng, siêu méo", ông Thọ khẳng định quyết tâm của thành phố.
Theo Dân Trí
Hà Nội có hơn 500 nhà siêu mỏng, siêu méo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Khắc Thọ cho biết, hiện nay Thành phố có 533 trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo. Đối với những trường hợp đất và công trình trên đất không đủ tiêu chuẩn xây dựng địa phương phải có biện pháp xử lý kịp thời. Dãy nhà siêu mỏng, siêu méo trên đường 32, đoạn...