Hà Nội xem xét tái lập thành phố Sơn Tây
Người đứng đầu thành ủy Hà Nội cho hay đã giao các đơn vị liên quan làm thủ tục đề nghị tái thành lập thành phố Sơn Tây, theo Luật tổ chức chính quyền địa phương mới.
Chiều 12/8, Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã có buổi tiếp xúc cử tri thị xã Sơn Tây sau kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 14.
Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho hay đã giao các đơn vị liên quan làm hồ sơ đề xuất tái lập thành phố Sơn Tây. Ảnh: Võ Hải.
Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp xúc, Trưởng phòng Kinh tế Thị xã Sơn Tây Phùng Huy Minh kiến nghị cho phép tái thành lập thành phố Sơn Tây bằng đô thị vệ tinh Sơn Tây.
“Đề nghị xin Thành uỷ cho Nghị quyết riêng để chỉ đạo việc này. 5 đô thị vệ tinh (theo Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm Hoà Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn) nhưng xin cho Sơn Tây đi trước, thực hiện trước bằng một nghị quyết”, ông Phùng Huy Minh nói.
Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải cho hay chủ trương tái thành lập thành phố Sơn Tây là “không có vấn đề gì”. Trước đó, Thành uỷ cũng đã giao cho UBND thành phố, Sở Nội vụ phối hợp với các Bộ, ban, ngành nghiên cứu, theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới.
Video đang HOT
Về đề nghị có nghị quyết riêng về phát triển đô thị vệ tinh Sơn Tây, người đứng đầu thành ủy cho rằng đây là đề xuất đúng, phải có cơ chế để các đô thị vệ tinh phát triển. Bí thư Thành ủy giao UBND thành phố nghiên cứu cơ chế đặc biệt trình thành ủy để ra nghị quyết về đô thị vệ tinh.
Theo quy hoạch đến năm 2030, thị xã Sơn Tây là đô thị du lịch nghỉ dưỡng. Ảnh:Ngọc Thành.
Trước đó, bằng nghị định 130 của Chính phủ ngày 2/8/2007, thị xã Sơn Tây đã được công nhận là thành phố. 10 tháng sau, ngày 29/5/2008, Quốc hội thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội từ ngày 1/8.
Giữa tháng 11/2008, HĐND thành phố Sơn Tây họp bất thường ra nghị quyết đề nghị chuyển đơn vị này thành thị xã. Đề xuất được HĐND Hà Nội thông qua vào cuối năm.
Thị xã Sơn Tây hiện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 9 phường: Lê Lợi, Quang Trung, Phú Thịnh, Ngô Quyền, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Trung Hưng,Viên Sơn, Trung Sơn Trầm; và 6 xã: Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông. Sơn Tây có diện tích trên 11.300ha; dân số hơn 230.000 người.
Võ Hải
Theo VNE
Sở Giao thông Hà Nội: 'Cấm xe máy chứ không cấm mua, sở hữu'
Thành phố sẽ hạn chế và tiến tới cấm xe máy ở một số tuyến phố nội đô, nhưng không hạn chế quyền sở hữu, mua sắm phương tiện. Người dân vẫn có thể mua xe và lưu thông bình thường tại các tuyến phố không cấm.
Trao đổi với báo chí chiều 29/6, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, Sở đang được thành phố giao nhiệm vụ xây dựng đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc trên địa bàn, dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2016. Một trong những mục tiêu của đề án là hạn chế phương tiện cá nhân tiến tới cấm xe máy tại một số tuyến phố nội đô.
Hà Nội đang xây dựng kế hoạch cấm xe máy vào năm 2025. Ảnh minh họa: Bá Đô.
Theo ông Viện, để giảm ùn tắc giao thông, Hà Nội đưa ra nhiều giải pháp. Ví dụ, tại cuộc làm việc của lãnh đạo UBND thành phố với Sở sáng cùng ngày, đại diện công an đề xuất thu phí phương tiện tham gia giao thông tại một số tuyến phố có lưu thông lớn.
Phương án cấm xe máy cũng là một trong những giải pháp để giảm ùn tắc. Lãnh đạo Sở Giao thông cho biết, cơ sở để đưa ra mốc thời gian 2025 cấm xe máy cũng như việc thực hiện lộ trình là do xu thế của các đô thị hiện đại thế giới và trong khu vực, khi phát triển đến mức độ nào đó phải có lộ trình giảm dần phương tiện cá nhân và tiến tới cấm xe máy hoạt động ở nội đô.
Bên cạnh đó, Hà Nội hiện đứng trước nguy cơ ùn tắc giao thông rất lớn với xe cá nhân tăng nhanh. Thành phố hiện có 5,5 triệu xe cá nhân, trong đó 500.000 ôtô, hơn 5 triệu xe máy và với tốc độ tăng bình quân 10%/năm, dự báo đến năm 2025 có khoảng 11 triệu xe máy. Lượng xe máy lớn không chỉ gây ùn tắc giao thông mà còn ảnh hưởng đến môi trường, khí thải.
"Vì thế giảm xe cá nhân, tiến tới cấm xe máy hoạt động ở nội thành là xu thế tất yếu. Việc này Thủ tướng đã có chủ trương giao cho các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM phải xây dựng lộ trình. Hà Nội cũng đã quyết tâm đưa ra lộ trình như vậy", ông Viện nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông, quan điểm rõ ràng của thành phố là hạn chế và tiến tới cấm xe máy ở một số tuyến phố nội đô, nhưng không hạn chế quyền sở hữu, mua sắm phương tiện của người dân. Người dân vẫn có thể mua xe và lưu thông bình thường tại các tuyến phố không cấm.
Để hạn chế dần và tiến tới cấm xe máy phải đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân. Năm 2025, Hà Nội cơ bản đầu tư xong hạ tầng khung như các tuyến đường vành đai, xuyên tâm. Phương tiện vận tải hành khách công cộng có tốc độ nhanh, khối lượng vận chuyển lớn như 8 tuyến đường sắt đô thị. Đến năm 2020, phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội phải đáp ứng được 20% nhu cầu đi lại của nhân dân, đến 2025 được 30-40%.
Tại hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội sáng 27/6, lần đầu tiên nội dung hạn chế phương tiện cá nhân có lộ trình cụ thể, hướng tới mục tiêu phát triển đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị. Theo đó, Hà Nội định hướng đến 2025 sẽ dừng hoạt động xe máy cá nhân trong nội đô.
Kết quả khảo sát trên VnExpress với gần 13.500 người tham gia cho thấy số đồng tình cấm xe máy vào năm 2025 cao hơn số người phản đối (52% ủng hộ và 48% phản đối).
Võ Hải
Theo VNE
Thị xã Sơn Tây: Bao giờ thu hồi được tiền thuê đất? Báo Hànộimới số ra ngày 6-1-2014 đăng bài: "Sử dụng đất nông nghiệp không đúng mục đích ở thị xã Sơn Tây: Buông lỏng quản lý, thất thu ngân sách", phản ánh: Trên địa bàn thị xã Sơn Tây vẫn tồn tại tình trạng việc quản lý đất công ích và thu - chi tiền quỹ đất chủ yếu do các hợp tác...