Hà Nội xem xét chủ trương đấu thầu Khu đô thị mới Liên Ninh
Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội vừa có báo cáo, trình Thường trực Thành ủy Hà Nội xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư Khu đô thị mới Liên Ninh (tại xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì), thực hiện theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Hà Nội xem xét chủ trương đấu thầu Khu đô thị mới Liên Ninh tại xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN
Dự án do UBND huyện Thanh Trì đề xuất có vốn đầu tư dự kiến 1.423,4 tỷ đồng, quy mô sử dụng đất khoảng 27,7 ha, dân số khoảng 4.500 người. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm (được tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, cho thuê đất). Tiến độ thực hiện dự kiến từ năm 2022 đến năm 2026.
Mục tiêu đầu tư của dự án là xây dựng khu đô thị mới phù hợp với quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chi tiết được duyệt, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhằm nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần tạo diện mạo đô thị mới cho huyện Thanh Trì. Đồng thời, khai thác và sử dụng hiệu quả quỹ đất, phát triển và đáp ứng nhu cầu nhà ở cho nhân dân trên địa bàn; tạo nguồn thu ngân sách từ đấu thầu quyền sử dụng đất đảm bảo phù hợp với mục tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của thành phố và huyện.
Quy mô dự án được xác định theo Quy hoạch chi tiết Khu đô thị tại xã Liên Ninh, tỷ lệ 1/500 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2820/QĐ-UBND ngày 8/6/2018.
Với tổng diện tích 27,7 ha, sau khi hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chủ đầu tư bàn giao lại cho huyện Thanh Trì khoảng 14.892 m2 đất công cộng, đơn vị ở (UBND phường, nhà văn hóa, trạm y tế); khoảng 13.415 m2 đất trường tiểu học; khoảng 12.696 m2 đất trường THCS; khoảng 31.970 m2 đất cây xanh, đơn vị ở (kí hiệu từ CX1-CX5).
Video đang HOT
Chủ đầu tư sẽ thực hiện đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới theo quy hoạch chi tiết được cấp thẩm quyền phê duyệt; đầu tư xây dựng công trình cây xanh khu ở diện tích đất khoảng 32.203 m2; đầu tư xây dựng công trình giao thông với diện tích đất khoảng 90.709,5 m2; Trường mầm non diện tích khoảng 7.796 m2.
Đối với các công trình nhà ở có tổng diện tích khoảng 73.253 m2, chủ đầu tư sẽ xây dựng 197 căn biệt thự (ký hiệu từ BT1 – BT12) với tổng diện tích đất gần 46.000 m2, mật độ xây dựng 42 – 55%, tầng cao tối đa 04 tầng; 76 căn liền kề (ký hiệu từ LK1 – LK5) với tổng diện tích đất khoảng 9.188 m2, mật độ xây dựng 70%, tầng cao tối đa 5 tầng. Tại dự án này dự kiến dành khoảng 18.313 m2 (chiếm khoảng 25% diện tích đất ở) để xây dựng nhà ở xã hội với tổng diện tích sàn khoảng 144.215 m2, tầng cao tối đa 30 tầng.
UBND thành phố Hà Nội cho biết, dự án Khu đô thị mới Liên Ninh thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Đầu tư trước khi tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư. Qua xem xét, Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương dự án do UBND huyện Thanh Trì đề xuất đã cơ bản phù hợp với quy định của Luật Đầu tư; các Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021, sổ 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021.
Sau khi được cập nhật, bổ sung trong Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 và Chương trình phát triển nhà ở Hà Nội giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2040, Dự án đủ điều kiện chấp thuận chủ trương đầu tư để đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 108 Nghị định số 31/2021 /NĐ-CP ngày 26/3/2021). Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội đã họp và có Thông báo số 550- TB/BCSĐ ngày 1/7/2022 thống nhất về chủ trương đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị mới Liên Ninh.
Tận mắt xem địa điểm di dời Ga Hà Nội đặt tại Thường Tín và Ngọc Hồi
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hà Nội về việc đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Tổ hợp ga Ngọc Hồi trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Tổ hợp ga Ngọc Hồi được xây dựng vừa là nhà ga trung chuyển, vừa là khu depot (nơi lập tàu, tập kết tàu, thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tàu và các tác nghiệp kỹ thuật khác). Đây sẽ là Depot lớn nhất Việt Nam, tàu khách tuyến Quốc gia sẽ dừng ở ga này để giảm ách tắc cho nội đô thay vì dừng ở ga Hà Nội như hiện nay. Còn ga Hà Nội sẽ được nâng lên thành ga trên cao nhiều tầng, đóng vai trò là ga trung chuyển.
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, ngày 22/3/2022, Bộ Giao thông vận tải sẽ chịu trách nhiệm đầu tư các hạng mục với chức năng lập tàu của đường sắt Quốc gia, còn UBND TP Hà Nội sẽ đầu tư các hạng mục khu Depot thuộc Dự án đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi.
Khu Tổ hợp Depot Ngọc Hồi mới sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 151,8 ha với tổng diện tích 171 ha. Tổ hợp Depot ga Ngọc Hồi mới cách ga Hà Nội khoảng 13km theo hướng QL1A về phía nam (nằm cạnh QL1A) quy hoạch với mục tiêu trước mắt đảm bảo hoàn trả chức năng của ga Hà Nội và ga Giáp Bát.
Để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án, tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam sẽ được tạm dịch chuyển về ga Thường Tín nằm trên mặt đường QL1A (phía sau lưng là Sân vận động và Nhà thi đấu huyện Thường Tín) để khai thác.
Được biết, ga Thường Tín là một nhà ga xe lửa trên tuyến đường sắt Bắc - Nam thuộc địa phận TP Hà Nội, tiếp nối sau ga Văn Điển và trước ga Chợ Tía. Ga nằm trên mặt đường quốc lộ 1 cũ, thuộc thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín cắt ngang với ga Thường Tín là tỉnh lộ 427 - đường 71 cũ.
Được biết, Bộ Giao thông thông vận tải sẽ phối hợp Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị liên quan di dời cơ sở hạ tầng đường sắt quốc gia như ga Hà Nội, ga Giáp Bát để bàn giao mặt bằng cho Hà Nội triển khai thực hiện Dự án metro Yên Viên - Ngọc Hồi.
Dự án đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi giai đoạn 1) được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư năm 2008, thời gian thực hiện từ năm 2007-2017; đến năm 2017 được phê duyệt điều chỉnh với dự kiến thực hiện từ năm 2017-2024. Dự án sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản. Tổng mức đầu tư của dự án đến nay ở mức hơn 80.000 tỷ đồng.
Vì sao Hà Nội chậm giải ngân vốn đầu tư công? Mặc dù đã hết quý 2/2022, nhưng theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, đến nay, toàn thành phố mới giải ngân được hơn 10.700 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 21,1% kế hoạch, thấp hơn mức trung bình của cả nước. Đáng chú ý, một số đơn vị của thành phố chưa giải ngân được đồng nào trong kế...