Hà Nội: Xe vi phạm bị thu phù hiệu vẫn ngang nhiên chạy trên phố
Thực tế hiện nay trên địa bàn TP. Hà Nội có nhiều nhà xe được cấp luồng tuyến cố định nhưng lại không vào bến đón, trả khách đúng nơi quy định. Một số nhà xe bị Sở GTVT ra Quyết định thu hồi phù hiệu do vi phạm, nhưng những chiếc xe trên vẫn ngang nhiên khai thác.
Theo phản ánh của nhiều bạn đọc, đã từ lâu, tình trạng xe “dù” và xe có luồng tuyến ngang nhiên chạy xuyên tâm nội đô vừa gây mất trật tự an toàn giao thông (ATGT), vừa khiến nhà nước thất thu, còn những đơn vị vận tải kinh doanh chân chính phải chịu thiệt thòi.
Tình trạng xe đón, trả khách sai luồng tuyến được cấp phép vẫn diễn ra tại khu vực bến xe Mỹ Đình.
Trong khi xe “dù”, xe tuyến cố định chạy sai lộ trình có thể chạy bất cứ nơi đâu, chỗ nào có khách là đến đón – trả khách theo ý của khách, không cần phải vào bến, không bị cơ quản lý tuyến quản lý, không mất tiền chi phí bến bãi, thì các xe chạy đúng luồng tuyến buộc phải vào bến đón, trả khách, buộc phải nộp thuế, đóng nhiều khoản phí…
Xe chạy đúng luồng tuyến không những bất lợi về việc đón khách mà còn phải mất nhiều chi phí so với xe không luồng tuyến chạy trên cùng một tuyến đường. Thực tế, trên địa bàn Hà Nội hiện nay có nhiều nhà xe khách có tuyến cố định nhưng không vào bến đón – trả khách đúng nơi quy định. Lực lượng chức năng đã nhiều lần ra quân, áp dụng các biện pháp răn đe nhưng tình trạng này chưa chấm dứt.
Quyết định xử phạt thu hồi phù hiệu đối với 2 xe ôtô của nhà xe Khai Nguyên do thực hiện khai thác sai luồng tuyến.
Cụ thể, ngày 11/8/2015, Sở GTVT Hà Nội đã ra Quyết định thu hồi phù hiệu “ Xe chạy tuyến cố định” thời hạn 1 tháng đối với đối với 2 xe khách thuộc sở hữu của nhà xe Khai Nguyên hoạt động trên tuyến bến xe Sơn Tây (Hà Nội) – bến xe Thái Bình. Nguyên nhân xử phạt do các xe BKS 29B- 037.51 và 29B-038.06, không thực hiện đúng biểu đồ chạy xe theo phương án khai thác tuyến đã được cơ quan quản lý chấp thuận. Theo quyết định này, nhà xe Khai Nguyên phải nộp phù hiệu “ Xe chạy tuyến cố định” về Phòng Quản lý vận tải sau 7 ngày.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, sáng ngày 22/8/2015, tại khu vực cổng ra bến xe Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm), ôtô khách mang BKS 29B-037.51 của nhà xe Khai Nguyên (đã bị thu hồi phù hiệu) đỗ ngay phía ngoài cổng. Ngoài lái, phụ xe, có thêm cả 2- 3 “cò” xe túa ra mọi hướng chèo kéo khách. Sau 30 phút dừng đỗ tại đây, xe BKS 29B-037.51 đã bắt được gần kín khách, sau đó di chuyển ra đầu đường Phạm Hùng (cổng trước bến xe Mỹ Đình).
Sau khi Sở GTVT Hà Nội ra Quyết định xử phạt thu hồi phù hiệu, xe ôtô BKS 29B- 037.51 vẫn vô tư hoạt động vào ngày 22/8/2015.
Thế chỗ chiếc xe này ở cổng sau bến Mỹ Đình là một xe khác của nhà xe Khai Nguyên, BKS 29B-068.94. Dừng bắt khách khoảng 20 phút, xe này lại di chuyển ra phía đường Phạm Hùng và lập tức có ngay một chiếc xe khác thế chỗ bắt khách, đó là xe mang BKS 29B-038.06 (chiếc xe đã bị thu hồi phù hiệu).
Ông Hoàng Ngọc Đức, Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông (TTGT) quận Nam Từ Liêm, đơn vị phụ trách, quản lý khu vực bến xe Mỹ Đình cho biết: Hàng ngày đều có TTGT kiểm tra. Tuy nhiên, có thể khi TTGT xuất hiện các xe khách không có luồng tuyến tại đây không dám hoạt động. “Thời gian tới chúng tôi sẽ có văn bản đề xuất với Thanh tra Sở GTVT Hà Nội tăng cường lực lượng xuống kiểm tra xử lý dứt điểm tình trạng của nhà xe Khai Nguyên hay bất kỳ nhà xe nào vi phạm…”, ông Đức nói.
Đại úy Đặng Thành Trung, Đội phó Đội Cảnh sát Giao thông (CSGT) số 6, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội cho biết: Hàng ngày Đội CSGT 6 đều có các tổ chuyên đề kiểm tra xử lý ô tô khách.Tuy nhiên, CSGT cũng đề nghị cơ quan quản lý chấp thuận tuyến cần ghi rõ cho xe chạy trên đường trên cao hay chỉ ở đường dưới để khi CSGT kiểm tra phát hiện xe đi sai lộ trình xử lý nghiêm, còn như hiện nay chỉ ghi cho phép chạy tuyến đường Phạm Hùng nên rất khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý.
Trao đổi với phóng viên ngày 23/8/2015, ông Đào Việt Long, Trưởng Phòng Quản lý Vận tải đường bộ, Sở GTVT Hà Nội khẳng định, đối với các xe của nhà xe Khai Nguyên tái vi phạm, Sở sẽ tiến hành xử lý nghiêm, không chỉ thu hồi phù hiệu một tháng mà sẽ xem xét cắt nốt, thu hồi chấp thuận tuyến không cho hoạt động, trường hợp nếu nhà xe Khai Nguyên vẫn tiếp tục tái vi phạm Phòng Vận tải sẽ làm văn bản đề xuất thu hồi Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
Thành Vinh – Nguyễn Lê
Theo Dantri
Vì sao bến xe Nước Ngầm "ế" khách?
Là bến xe tư nhân ở Hà Nội, hạ tầng khang trang, dịch vụ cũng được đánh giá là tốt, tuy nhiên bến xe Nước Ngầm lại đang rơi vào tình cảnh "ế" khách. Theo lãnh đạo bến xe này, nguyên nhân là do "lỗi" điều hành của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.
Khách quốc tế thích, khách trong nước chê!
Bến xe Nước Ngầm là bến xe xã hội hoá trực thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngành nước & Môi trường (WEDICO) có diện tích 10.300 m2. Năm 2006, Sở Giao thông vận tải Hà Nôi công bố công suất thiết kế của bến là 350 lượt xe/ngày. Đến tháng 3/2014, UBND Thành phố Hà Nội đã cho phép bến xe Nước Ngầm mở rộng lên tổng diện tích là 17.800m2, có thể phục vụ tối thiểu khoảng 800 lượt xe/ngày.
Hoạt động của bến xe Nước Ngầm trong nhiều năm qua được các cơ quan hữu quan, các đơn vị vận tải đánh giá là bến xe có nề nếp, trật tự, vệ sinh, là một trong những bến xe quản lý tốt hiện nay. Vì vậy, các cơ quan chức năng đã chọn Bến xe Nước ngầm là nơi xuất bến các chuyến xe khách quốc tế từ Hà Nội đi Lào và Trung Quốc.
Tuy vậy, việc bố trí các tuyến xe khách liên tỉnh về TP Hà Nội vào đón trả khách tại bến xe Nước Ngầm chưa đúng quy định của thành phố và chưa tương xứng với khả năng phục vụ của bến xe, gây lãng phí cho xã hội và nhà đầu tư.
Bến xe nước ngầm là bến xe xã hội hóa đầu tiên ở Hà Nội
Ông Nguyễn Văn Lập - Giám đốc bến xe Nước Ngầm - cho biết: "Nguyên nhân chính là do cơ quan trực tiếp quản lý, điều hành không thực hiện, cụ thể là Sở Giao thông Vận tải Hà Nội không điều hành xe đúng theo các hướng ra vào thành phố. Lợi thế của bến xe này là nằm ở phía nam Hà Nội, thuận tiện cho các xe chạy tuyến phía nam. Tuy nhiên, sau gần 10 năm hoạt động, dù bến được đánh giá có chất lượng dịch vụ tốt nhưng số xe xuất bến hàng ngày chỉ đạt 150-200 lượt, bến xe Nước Ngầm không đủ xe hoạt động".
Theo ông Lập, trong những năm qua, bến xe Nước Ngầm đã nhiều lần đề nghị Sở Giao thông Vận tải Hà Nội quan tâm bố trí một số tuyến đón và trả khách tại bến theo đúng định hướng của UBND TP Hà Nội, nhưng đề nghị này chưa được giải quyết. Vì vậy, đến nay bến xe Nước Ngầm mới chỉ được phục vụ khoảng 25-30% công suất thiết kế, trong khi một số bến xe trên địa bàn thành phố đã và đang khai thác quá công suất thiết kế.
Sở điều đi, doanh nghiệp không chịu?
Trước những kiến nghị của bến xe Nước Ngầm, tháng 7/2013, UBND TP Hà Nội đã có chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải về phương án rà soát, sắp xếp điều chuyển một số tuyến vận tải khách liên tỉnh từ bến xe Mỹ Đình về các bến xe trên địa bàn thành phố. Cuối năm 2014, Chủ tịch UBND TP Hà Nội - ông Nguyễn Thế Thảo - đã giao Sở Giao thông Vận tải căn cứ vào khả năng đáp ứng của bến xe Nước Ngầm, xem xét, điều chuyển một số tuyến vận tải khách tại các bến xe có lưu lượng hành khách lớn và các tuyến vận tải hành khách mới tăng thêm về bến xe Nước Ngầm.
Hôm 19/3 vừa qua, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã mời lãnh đạo các Sở Giao thông Vận tải, các Hiệp hội vận tải và các doanh nghiệp vận tải khách liên tỉnh thuộc các tỉnh phía Nam (Hà Tĩnh trở ra) có xe hoạt động tại bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát đến Sở họp nhằm "tháo gỡ khó khăn của Bến xe Nước Ngầm". Cuộc họp diễn ra, nhưng điều đáng nói là các doanh nghiệp vận tải không đồng ý rời bỏ những bến đang khai thác để về bến xe Nước Ngầm, vì theo họ việc này sẽ gây xáo trộn hoạt động kinh doanh, khó khăn việc đi lại của hành khách.
Đại diện cho đơn vị trực tiếp điều hành luồng tuyến bến xe khách, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội - cho hay, sau khi có chỉ đạo của UBND thành phố năm 2013, đơn vị này đã dự kiến điều chuyển 525 phương tiện thuộc 59 doanh nghiệp trên các tuyến đi Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An... từ bến Mỹ Đình về các bến khác trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, kế hoạch này gặp sự phản ứng của địa phương, doanh nghiệp.
Cũng theo ông Linh, quan điểm của Sở là tháo gỡ khó khăn cho bến xe Nước Ngầm song việc điều chỉnh sẽ ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp vận tải. Trước mắt, Sở sẽ yêu cầu các doanh nghiệp vận tải mới đón khách phía Tây và Tây nam phải hoạt động tại bến xe Nước Ngầm và Yên Nghĩa, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang dự thảo quy hoạch mạng lưới tuyến xe khách, sau khi được phê duyệt sẽ công bố công khai để các doanh nghiệp vận tải tính toán, tham gia hành trình.
Không đồng tình với các giải quyết của Sở Giao thông Vận tải, Giám đốc bến xe Nước Ngầm cho rằng: "Các doanh nghiệp vận tải không chịu thay đổi luồng tuyến cũng là do Sở GTVT Hà Nội đã nhiều năm nay không thực hiện nghiêm chỉnh việc sắp xếp tuyến vận tải khách liên tỉnh tại các bến xe trên địa bàn thành phố theo đúng quy định của chính Sở này và UBND thành phố. Đây cũng là khó khăn cho bất cứ doanh nghiệp nào đầu tư xây dựng bến xe theo hình thức xã hội hóa".
Được biết, lãnh đạo bến xe Nước Ngầm vừa tiếp tục có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP Hà Nội và Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, đề nghị quan tâm, chỉ đạo để một bến xe đầu tư theo hình thức xã hội hoá đầu tiên trên địa bàn Hà Nội có thể phát triển ổn định.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Tài xế xe tải bị phạt nguội vì chạy ngược chiều trên cầu Nhật Tân Bất chấp sự nguy hiểm cho bản thân và người đi đường, 1 tài xế xe tải đã liều mình cho xe "phi" ngược chiều trên cầu Nhật Tân (Hà Nội). Ngay sau đó, tài xế này đã bị CSGT Hà Nội phạt 1 triệu đồng và "treo" GPLX 30 ngày. Tài xế xe tải trong vòng tròn đỏ đã bị xử phạt...