Hà Nội: Xe rơ-moóc lật nghiêng, hàng nghìn chai bia tràn ra đường
Mất lái, chiếc xe rơ-moóc chở theo 50.000 vỏ chai bia leo lên dải phân cách đường trên cao và đường dẫn. Chiếc xe lật nghiêng khiến hàng nghìn vỏ chai vỡ vụn khắp mặt đường.
Vụ tai nạn xảy ra khoảng 4h30 sáng nay, 27/6, tại đường vành đai 3 trên cao Hà Nội, khu vực thuộc địa bàn phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Chiếc xe lật nghiêng khiến hàng ngàn vỏ chai bia tràn ra đường.
Tại hiện trường, chiếc xe đầu kéo mang BKS 16H-4469 kéo theo rơ-moóc BKS 16R-0359 chở 50 nghìn vỏ chai bia bị lật nghiêng. Đầu xe “gác” lên dải phân cách. Cabin xe hư hỏng nặng, dầu chảy lênh láng khắp mặt đường.
Hàng nghìn vỏ chai vỡ tung tóe khắp mặt đường, khiến các phương tiện không thể lưu thông qua. Toàn bộ các ô tô đi trên đường vành đai 3 trên cao phải đi xuống đường Nguyễn Xiển, gây ùn ứ kéo dài trên đường Nguyễn Xiển.
Đầu xe “gác” lên dải phân cách, cabin hư hỏng nặng.
Video đang HOT
Tài xế Đào Văn Thái cho hay, anh điều khiển chiếc xe đầu kéo trên chở theo 50 nghìn vỏ chai bia vận chuyển tới nhà máy bia ở Mê Linh (Hà Nội). Khi đang lưu thông ở đường vành đai 3 trên cao (hướng Hà Nội – Nội Bài), đến đoạn có đường dẫn xuống đường Nguyễn Xiển, chiếc xe mất lái, leo lên dải phân cách cao gần 1m rồi lật nghiêng.
Hàng ngàn vỏ chai bia bịt kín toàn bộ một chiều đường.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, Đội CSGT số 7 đã cử chiến sỹ đến hiện trường, lập biên bản sự việc, tổ chức điều tiết giao thông, đồng thời thông báo cho công ty môi trường đến tham gia thu dọn vỏ chai bia vỡ vụn trên mặt đường.
Vụ tai nạn đã khiến giao thông khu vực này ùn ứ kéo dài.
Nguyên nhân vụ tai nạn đang được làm rõ.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Giải quyết được "hằn lún" con người" sẽ kiểm soát được hằn lún mặt đường?
"Quản lý là vấn đề then chốt, vì quản lý không tốt thì dễ dàng bị lách luật. Giải pháp về mặt kỹ thuật phải đi sau giải pháp quản lý, nếu giải quyết được cơ bản vấn đề "hằn lún" con người thì sẽ giải quyết được hằn lún mặt đường".
PGS.TS Trần Thị Kim Đăng - Bộ môn Đường bộ, trường Đại học Giao thông Vận tải (GTVT) - đã khẳng định như vậy liên quan đến sự cố hằn lún vệt bánh xe (HLVBX) đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng ở các tuyến quốc lộ hiện nay.
Theo PGS.TS Trần Thị Kim Đăng, HLVBX xảy ra do tổng hòa của nhiều mối nguyên nhân, trong đó có ngoại yếu tố là tải trọng và nhiệt độ, nội yếu tố là quá trình thi công và giám sát chất lượng thi công. Để nói yếu tố nào là chính thì rất là khó, bởi vì mỗi công trình có một đặc thù, công trình nào có số liệu điều tra cho công trình đó và trong một dãy các nguyên nhân có thể kiểm tra nguyên nhân nào là chính của một công trình cụ thể. Tuy nhiên, theo tôi yếu tố ngoại quan không phải nguyên nhân chính gây HLVBX, bởi vì một con đường tốt là trong quá trình thiết kế và thi công nếu xét đến được điều kiện khai thác là nhiệt độ cao và tải trọng lớn thì hoàn toàn có thể kiểm soát được.
"Ngưỡng nhiệt độ cao đến mức nào và tải trọng lớn đến đâu là không hoặc chưa được xét đến trong các hướng dẫn thiết kế hiện hành ở Việt Nam. Với việc chỉ ra rõ ràng ngưỡng các điều kiện ngoài có rủi ro gây HLVBX và giải pháp kỹ thuật tương ứng trong thiết kế để kiểm soát được rủi ro này" - bà Đăng cho biết.
Quốc lộ 5 và vệt lún kéo dài tạo nhiều tầng bậc như... ruộng bậc thang (hình ảnh ghi nhận ngày 13/6)
Thực trạng HLVBX không phải bây giờ mới xuất hiện mà đã xảy ra nhiều năm nay. Có một thực tế là trên các tuyến đường do Pháp, Mỹ hay Cuba làm từ mấy chục năm trước nhưng đến nay vẫn không bị vệt hằn lún nào cả, chất lượng đường rất tốt, còn nhiều con đường mới do Việt Nam làm nhưng vừa xong đã sụt lún, trong khi đó nhiệt độ ở trên cùng một lãnh thổ hay một khu vực thì chịu ảnh hưởng là như nhau.
Theo giải thích của bà Đăng, những con đường của Mỹ, Pháp hay Cuba dù được làm rất lâu rồi, khi đó không có sự tác động của tải trọng lớn nên không bị ảnh hưởng nhiều. Còn hiện nay, tải trọng xe lớn, lưu lượng xe cũng rất lớn, mà xe quá tải trọng thì không thể chạy được nhanh nên tác động lên mặt đường càng lớn. Những đường ngày xưa khi mà tải trọng chưa thật lớn thì đường chưa hỏng. Hơn nữa, có một vấn đề là đường bê tông nhựa nếu đã trải qua được một số năm đầu thì nhựa đường theo thời gian sẽ có quá trình cứng hóa, khi đó rủi ro về HLVBX sẽ giảm đi nhiều và thay vào đó là rủi ro về nứt.
Đặt ra vấn đề chất lượng giữa những con đường xưa và nay, bà Đăng đưa ra sự lý giải cụ thể ở chính yếu tố con người đã tạo ra sự khác biệt, đặc biệt là điều kiện tiên quyết của chất lượng công trình đó là hệ thống kiểm soát chất lượng thi công.
"Với những con đường, thiết kế, kết cấu trước kia và bây giờ vẫn như vậy nhưng tôi cho rằng trong quá trình thi công thì hệ thống quản lý chất lượng ngày xưa ổn hơn bây giờ (bây giờ làm nhiều, làm nhanh thì đi đôi với việc quản lý chất lượng sẽ bị hạn chế). Trong hệ thống quản lý chất lượng thi công thì nhân tố quan trọng nhất, mang tính chất quyết định nhất là nhà thầu. Trong hợp đồng xây lắp, dù ở bất kỳ hình thức hợp đồng nào thì cũng là sự cam kết của nhà thầu đảm bảo cung cấp một sản phẩm và các tiêu chí kỹ thuật cho xã hội, cho người sử dụng. Khi rủi ro càng nhiều thì việc tự kiểm tra chất lượng thi công của nhà thầu càng mang tính chất quyết định, sự tham gia của nhà thầu trong kiểm soát chất lượng là then chốt" - bà Đăng phân tích.
Bà Đăng cho rằng việc này hoàn toàn có thể kiểm soát được khi Bộ GTVT rõ ràng minh bạch ngay từ khâu chọn nhà thầu thi công, các nhà thầu thi công khi có biểu hiện chất lượng kém hoặc năng lực kém thì cần đưa vào danh sách đen, cấm không được tham gia đấu thầu. Khi đó, nếu không có nhân lực tốt thì họ phải đưa nhân lực đi đào tạo, nếu chưa có công nhân tốt thì buộc phải tuyển công nhân có trình độ và qua trường lớp đào tạo.
Nói về giải pháp khắc phục sự cố HLVBX hiện nay, bà Đăng cho rằng đó là những giải pháp khả thi để giải quyết tình hình. Bởi điều quan trọng nhất là vấn đề quản lý thì hiện Bộ GTVT đang tập trung và quyết tâm cao, đó là kiểm soát tải trọng xe, tiếp đó là quản lý chất lượng thi công, cùng với các giải pháp quản lý là các giải pháp về mặt kỹ thuật.
"Quản lý là vấn đề then chốt, vì quản lý không tốt thì dễ dàng bị lách luật. Giải pháp về mặt kỹ thuật phải đi sau giải pháp quản lý, nếu giải quyết được cơ bản vấn đề "hằn lún" con người thì sẽ giải quyết được hằn lún mặt đường" - bà Đăng khẳng định.
TS. Nguyễn Ngọc Long - Phó Chủ tịch Hội cầu đường Việt Nam: Cần nhấn mạnh rằng, gắn với sự xuất hiện của HLVBX không thể bỏ qua các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, trong đó có điều kiện khí hậu từng khu vực; tình trạng xe nặng lưu thông trên đường với mật độ lớn và quá tải; quy định về thiết kế, thi công, nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa thiếu cập nhật và không phù hợp, nhất là đối với trục giao thông chính quốc gia; kiểm soát vật liệu đầu vào và thiết kế cấp phối, sản xuất bê tông nhựa còn lỏng lẻo, thiếu chuyên nghiệp.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Bộ trưởng Thăng: "Con nhà nghèo" đừng tiêu tiền kiểu đại gia! "Các anh đừng đề xuất với tôi việc nhập vật liệu cao cấp về làm đường, vì đó là giải pháp của "con nhà giàu" với giá thành cao hơn vật liệu chúng ta đang dùng gấp mấy chục phần trăm. Tôi không đồng ý. "Con nhà nghèo" thì đừng tiêu tiền kiểu đại gia!". Quan điểm nói trên được Bộ trưởng GTVT...