Hà Nội xây dựng thành phố thông minh
Thành phố đang triển khai Trung tâm giám sát, điều hành tập trung của thành phố, hệ thống giao thông thông minh, hệ thống du lịch thông minh…
Sáng nay (4.12), kỳ họp thứ 5 HĐND TP.Hà Nội khai mạc. Một trong những nội dung của kỳ họp là xem xét thông qua Tờ trình điều chỉnh mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, hướng đến mục tiêu xây dựng Hà Nội thành thành phố thông minh.
Trên 24% thủ tục hành chính của TP.Hà Nội có thể giải quyết qua mạng. Ảnh: Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội.
Với mục tiêu hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, lấy dân làm trung tâm, Hà Nội đã thực hiện hàng loạt ứng dụng công nghệ vào quản lý điều hành cũng như cung cấp dịch vụ công ích cho nhân dân.
Cụ thể, thành phố đã thí điểm ứng dụng tìm kiếm và trả tiền đậu ôtô qua điện thoại (Iparking) và sẽ triển khai trên tất cả các quận trong thời gian tới.
Dự kiến 31.12, hệ thống bản đồ giao thông Hà Nội cung cấp thông tin về tình trạng giao thông và vận tải hành khách công cộng cho người dân và du khách sẽ hoàn thành.
TP.Hà Nội sẽ xây dựng bản đồ giao thông số để đáp ứng việc điều hành thành phố thông minh. Ảnh minh hoạ: Bá Đô.
Cơ sở dữ liệu 7,5 triệu dân thủ đô đã được xây dựng để triển khai các ứng dụng, dịch vụ phục vụ công dân, doanh nghiệp và công tác điều hành của thành phố.
Hệ thống tuyển sinh đầu cấp trực tuyến đã có hơn 2.700 trường học tham gia. Tỷ lệ đăng ký hồ sơ trực tuyến của cả 3 cấp học đều đạt trên 70%. Cũng trong năm 2017, thành phố đã triển khai hệ thống sổ điểm, sổ liên lạc điện tử ở khoảng 700 trường.
Video đang HOT
Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên triển khai diện rộng hệ thống quản lý hồ sơ sức khoẻ điện tử, hiện số hồ sơ được lập đã lên tới gần 900.000 hồ sơ.
Cổng giao tiếp điện tử thành phốc cũng cung cấp thông tin về quan trắc không khí, môi trường nước hồ Tây, lượng mưa, bản đồ úng ngập.
Hệ thống điều hành thông minh
Trong năm 2017, TP.Hà Nội đã bắt đầu xây dựng một số hệ thống điều hành thông minh.
Trung tâm giám sát điều hành tập trung của thành phố, gồm 6 chức năng chính: giám sát – điều hành giao thông và an ninh công cộng; điều hành thông tin ứng cứu khẩn cấp; giám sát bảo đảm an toàn thông tin và hỗ trợ kỹ thuật; tổng hợp phân tích dữ liệu; thông tin hỗ trợ công dân và dịch vụ công ích; thông tin báo chí truyền thông.
Hệ thống wifi công cộng miễn phí là một trong những nội dung của hệ thống du lịch thông minh. Ảnh: Võ Hải.
Hệ thống giao thông thông minh dự kiến được xây dựng với 8 chức năng: bản đồ giao thông; vận tải hành khách công cộng; an ninh, điều hành phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn; hệ thống thu phí không dừng, điều tiết giao thông, hạn chế giao thông tại một số khu vực có nguy cơ ùn tắc và ô nhiễm môi trường…
Hệ thống du lịch thông minh gồm 7 chức năng: Hình thành kho dữ liệu tích hợp cho ngành du lịch; Bản đồ số du lịch; cổng thông tin du lịch và ứng dụng trên di động; Hệ thống phân tích dữ liệu lớn (Big Data) cho dự báo du lịch thông minh; hệ thống wifi công cộng; hệ thống Booth tra cứu thông tin du lịch và hỗ trợ khẩn cấp; thiết bị đầu cuối tại khách sạn 5 sao.
Ngoài ra thành phố tiếp tục hình thành các hệ thống thông minh trong các lĩnh vực khác như Y tế, giáo dục, năng lượng, môi trường…
Thành lập tổng đài hỏi đápSở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho hay, thành phố đang chuẩn bị quy hoạch các đầu số viễn thông để cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp theo hình thức tập trung qua mạng viễn thông và mạng xã hội, gắn với việc hình thành trung tâm giám sát, điều hành tập trung gồm:Đầu số tiếp nhận, xử lý, cung cấp thông tin liên quan đến dịch vụ hành chính công và các vấn đề dân sinh bức xúc (dự kiến 1024);Đầu số cung cấp dịch vụ công ích có thu phí, lệ phí và thực hiện thanh toán qua mạng viễn thông (dự kiến 9556);Đầu số tích hợp các cuộc gọi khẩn cấp (112).
Theo Võ Hải (VnExpress)
Cơ chế đặc thù và đô thị thông minh giúp TPHCM "chạy" nhanh hơn
Lãnh đạo TPHCM cho rằng cơ chế đặc thù phát triển TPHCM được xem là động lực trực tiếp thì việc xây dựng thành phố thông minh được xem là đòn bẩy để thành phố phát triển vượt bậc so với phương pháp tăng trưởng truyền thống. Đây được kỳ vọng là làn gió mới để thu hút đầu tư, tạo ra những giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Chiều 26/11, UBND TPHCM chính thức công bố đề án "Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025". Trước mắt, thành phố thông minh sẽ được thí điểm xây dựng ở quận 1 và quận 12.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, đô thị thông minh là liên quan đến tư duy. "Đô thị thông minh thì chính quyền phải thông minh, doanh nghiệp thông minh, người dân thông minh", ông Nhân nói.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các chuyên gia bên lề hội nghị
Theo người đứng đầu Đảng bộ TPHCM, thông minh thì phải gắn liền với dự báo và phải lường thấy trước những vấn đề xã hội, có tầm nhìn dài hạn. Do đó, từ chính quyền, doanh nghiệp cho đến người dân phải có tầm nhìn về sứ mạng của mình một cách dài hạn hơn.
"Mặt khác, nói đến thông minh là hiệu quả cao, làm thế nào kết hợp các nguồn lực, tích hợp các nguồn lực, liên kết lại để đạt hiệu quả cao hơn trong khi từng nguồn lực vẫn không thay đổi. Ngoài ra, phải dùng được các công nghệ tiên tiến nhất như internet gắn với trí tuệ nhân tạo. Quản lý phải có dự báo và làm cho mình bớt giật mình", ông Nhân nhấn mạnh.
Theo Bí thư Nhân, bản thân mỗi người dân, tổ chức phải phát huy tối đa năng lực của mình và trở thành chủ thể sáng tạo. Đồng thời phát triển phải có người giám sát, kiểm soát, người dân giám sát chính quyền, doanh nghiệp và ngay với cả chính bản thân mình.
Bí thư Thành ủy TPHCM yêu cầu trong năm 2018 phải triển khai một số công cụ dùng chung gồm xây dựng trung tâm dữ liệu tích hợp, trung tâm mô phỏng dự báo; trung tâm về an toàn mạng và điều hành; quy hoạch hạ tầng chung... Đồng thời, TP triển khai một số nhánh như giao thông thông minh, giáo dục thông minh, y tế thông minh, giám sát môi trường thông minh.
Theo Bí thư Nhân, cùng với đô thị thông minh, cơ chế đặc thù cho TPHCM sẽ giúp cho thành phố "chạy" nhanh hơn.
Trong khi đó, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết trong dài hạn, TP xác định phát triển kinh tế chủ yếu dựa trên dịch vụ và đổi mới sáng tạo, trong đó TP đặt mục tiêu nằm trong nhóm 10 thành phố toàn cầu.
Theo ông Phong, nếu như Nghị quyết 54 về cơ chế chính sách đặc thù phát triển TPHCM được xem như động lực trực tiếp thì việc xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông được xem như một đòn bẩy để TP tăng trưởng vượt bậc so với phương pháp tăng trưởng truyền thống - chủ yếu dựa vào vốn và lao động.
"Đây còn được kỳ vọng như một làn gió mới để thu hút đầu tư, tạo ra những giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Chính vì vậy, việc TP sớm trở thành đô thị thông minh và gia nhập các TP thông minh trên thế giới, sẽ góp phần rất lớn trong việc thực hiện mục tiêu của nhân loại; kéo tầng lớp dân cư thu nhập thấp tiến lên hội tụ với nhóm thu nhập trung bình và khá", ông Phong nói.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng người dân cần chủ động tương tác trên thiết bị di động để sử dụng các tiện ích
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng: "Việc xây dựng thành phố thông minh gắn liền với công nghệ. Nếu không có giải pháp công nghệ thì không thể giải quyết những vấn đề bức xúc của thành phố. Trong đó, sự tương tác của người dân, doanh nghiệp với chính quyền là quyết định".
Theo ông Tuyến, giải pháp thông minh để giải quyết những vấn đề bức xúc, cần đột phá của thành phố là hoàn toàn khả thi như giao thông, chống ngập, xử lý rác, giáo dục, y tế, an ninh trật tự.
Ông Tuyến cho rằng, bên cạnh xây dựng chiến lược lâu dài, căn cơ, mở rộng cầu đường để giải quyết các vấn đề cấp bách kẹt xe, ngập nước thì người dân tự điều tiết giao thông cũng là một giải pháp.
"Người dân nên làm quen, tương tác thông tin do chính quyền cung cấp qua điện thoại thông minh để biết được những khu vực nào kẹt xe, ngập nước để phòng tránh và có sự lựa chọn phù hợp", ông Tuyến nói.
Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM, hiện 82% người dân thành phố sử dụng điện thoại thông minh và thành phố sẽ hướng đến việc ít nhất mỗi người dân sử dụng một tiện ích, phần mềm thông minh qua điện thoại.
Quốc Anh
Theo Dantri
TP.HCM: Hàng chục năm xây dựng giao thông thông minh, vẫn ì ạch Từ nhiều năm qua, TP.HCM đã hướng đến xây dựng hệ thống giao thông thông minh (GTTM) để quản lý giao thông, cải thiện tình hình đi lại cho người dân. Tuy nhiên đến nay hệ thống GTTM thành phố vẫn ì ạch. Thí điểm rời rạc Ngay từ những năm 2000, TP.HCM đã thực hiện nhiều dự án làm tiền đề để...