Hà Nội xây dựng đường rộng 60m chạy qua 3 quận, huyện
UBND TP.Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ xác định chỉ giới đường đỏ tuyến đường Hà Đông – Xuân Mai (đoạn ngoài đường Vành đai 4), tỷ lệ 1/500 trên địa bàn quận Hà Đông, huyện Thanh Oai và Chương Mỹ.
Theo quyết định trên, quy mô nghiên cứu tuyến đường có điểm đầu giao với đường Vành đai 4, điểm cuối giao với đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch, chiều dài tuyến khoảng 23km.
Đoạn nằm trong đô thị vệ tinh Xuân Mai, mặt cắt ngang 60m. Đoạn nằm ngoài đô thị vệ tinh Xuân Mai mặt cắt ngang 40m. Đoạn trong đô thị vệ tinh Xuân Mai là tuyến đường chính đô thị, đoạn nằm ngoài đô thị vệ tinh Xuân Mai là đường cấp 1 đồng bằng. Đây là trục có vai trò quan trọng trong kết nối giao thông đô thị Xuân Mai với đô thị trung tâm.
Việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch nhằm xác định chỉ giới đường đỏ và thiết kế cắm mốc giới tuyến đường làm cơ sở tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa phục vụ công tác quản lý đô thị theo quy hoạch được duyệt, làm cơ sở để triển khai tổ chức nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết (hoặc thiết kế đô thị) hai bên trục đường, lập dự án đầu tư xây dựng tuyến đường đảm bảo sự đồng bộ về giao thông, hạ tầng kỹ thuật và kiến trúc cảnh quan.
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội có trách nhiệm lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ, tổ chức lựa chọn đơn vị có tư cách pháp nhân theo quy định để lập hồ sơ thiết kế cắm mốc giới tuyến đường theo đúng nhiệm vụ được UBND thành phố phê duyệt và các quy định pháp luật; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương có tuyến đường đi qua, các sở ngành, cơ quan liên quan thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố về quy hoạch xây dựng; lập dự toán kinh phí thực hiện công tác xác định chỉ giới và thiết kế cắm mốc tuyến đường trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định hiện hành.
Các sở, ngành, UBND quận, huyện Hà Đông, Thanh Oai, Chương Mỹ có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu liên quan để Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội làm cơ sở nghiên cứu, xác định chỉ giới đường đỏ tuyến đường đảm bảo khớp nối thống nhất với quy hoạch, dự án đầu tư có liên quan trong phạm vi nghiên cứu…
Theo Danviet
Về thủ phủ lá dong lớn nhất Hà Nội xem người dân "hái tiền" cận Tết
Thôn Tràng Cát (xã Kim An, huyện Thanh Oai, Hà Nội) có một đặc sản mà không phải nơi nào cũng có, đó là lá dong dùng gói bánh chưng. Lá dong ở đây đã trở thành một phần không thể thiếu đối với những chiếc bánh chưng truyền thống trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.
Video đang HOT
Theo thần tích địa phương, vị tổ khai sáng làng trồng lá dong là cụ Đàn Sú đã lập làng cách đây 6 thế kỷ. Lá dong Tràng Cát xưa kia thường được tuyển chọn để gói bánh chưng dâng vua. Ban đầu người dân trồng lá dong trong vườn nhà, đến năm 1992, khi nhà nước áp dụng chính sách đất đai mới, bà con bắt đầu chuyển diện tích trồng lúa, rau màu kém hiệu quả sang trồng cây lá dong, do đó diện tích trồng lá dong tăng đáng kể.
Từ lâu làng lá dong thôn Tràng Cát nổi tiếng khắp nơi. Năm nay thời tiết thuận lợi cho cây dong. Lá dong Tràng Cát được mùa, bạt ngàn một màu xanh đậm.
Lá dong ở Tràng Cát khác với các loại lá dong rừng và vùng khác. Lá thường to tròn và dai, mặt dưới của lá có màu xanh non, cuống lá dài và đồng màu với gân lá. Nếu dùng lá để gói bánh chưng sẽ cho bánh màu xanh tự nhiên rất đẹp mắt và có vị thơm hấp dẫn sau khi luộc chín.
Nhiều người dân trong thôn Tràng Cát cho biết, lá dong ở Tràng Cát có vị thơm đặc trưng do được trồng trên vùng đất bãi bồi của sông Đáy.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, trồng lá dong không mất nhiều công sức, chỉ cần lấy gốc cây trồng một lần nhưng thu hoạch nhiều năm và được thu hoạch quanh năm, bà con có thêm thu nhập những lúc nông nhàn.
Là một người trồng lá dong lâu năm, bà Phạm Thị Loan cho biết: "Trồng lá dong dễ, chăm dễ và không lo mất mùa hay được mùa. Những năm vừa qua, những nương cam cho hiệu quả kinh tế hơn hàng chục lần. Tuy nhiên, người Tràng Cát nói riêng và toàn xã Kim An nói chung vẫn không bỏ hẳn cây dong. Có chăng, chỉ thu nhỏ diện tích. Nhưng những ngày này, những đoàn xe tấp nập vào làng, không chỉ chở cam mà còn chở cả lá dong. Lá dong chúng tôi đi khắp Hà Nội và các tỉnh lân cận".
Sau khi cắt, lá dong được phân loại để buộc cẩn thận.
Cụ Nguyễn Thị Đấy tâm sự: "Đã có thời điểm toàn bộ các hộ trong thôn Tràng Cát đều trồng cây lá dong, mỗi hộ từ 1 đến 2 sào, có hộ trồng tới 6-7 sào, nhưng bây giờ nhiều người chuyển sang trồng cam nên cũng còn ít. Nhà tôi chỉ còn có 3 sào, cũng bán được 50-60 triệu".
Thời điểm trước Tết Nguyên đán, một bó lá dong (100 lá) có giá khoảng từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng, đến cận Tết khi nhu cầu cao hơn lá dong tăng lên đến 80.000 đồng/bó.
Nhưng năm nay, một bó lá dong (100 lá) đang có giá từ 90.000 đồng đến 100.000 đồng. Nhiều hộ ở trong làng đang đợi đến những ngày giáp Tết để bán cho được giá. Những lá to đẹp nhất gọi là "lá lọc" có thể bán trên 120.000 đồng/100 lá.
Là niềm tự hào của thôn, lá dong Tràng Cát không những nổi tiếng ở miền Bắc mà còn xuất vào miền Nam và đi một số nước trên thế giới để phục vụ bà con Việt kiều gói bánh chưng trong ngày lễ tết truyền thống của người Việt.
Những bó lá dong đã được xếp cẩn thận chờ thương lái xuất đi mọi miền đất nước.
Lá dong dẫu không phải cho thu nhập lớn nhưng nó là một phần không thể thiếu của những chiếc bánh chưng ngày Tết của dân tộc và là một thứ đặc sản của Tràng Cát. Bởi, từ bao lâu nay, người xứ Bắc vẫn coi Tràng Cát là "thủ phủ lá dong".
Theo Danviet
Nông dân Thanh Oai được vay 42 tỷ từ quỹ khuyến nông Vừa qua, tại xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã tổ chức giải ngân Quỹ Khuyến nông năm 2017 cho 11 hộ thuộc vùng sản xuất tập trung trên địa bàn huyện. Được biết, tổng số tiền giải ngân đợt này là 4,1 tỷ đồng cho 11 phương án về nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi...