Hà Nội xác minh vụ hàng trăm ngàn căn nhà, đất không sổ đỏ
Liên quan đến thông tin hàng trăm ngàn căn hộ và thửa đất tại Hà Nội chưa được cấp sổ đỏ (đứng đầu cả nước), Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Hồng Khanh vừa yêu cầu kiểm tra tính xác thực của các số liệu này.
Theo ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, vừa qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin địa bàn Thành phố Hà Nội hiện có 168.000 thửa đất và 500.000 căn hộ tại các dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở còn tồn đọng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất, đứng đầu cả nước về các trường hợp còn tồn đọng chưa được cấp Giấy chứng nhận. “Tuy nhiên, những số liệu trên chưa được báo cáo Ủy ban Nhân dân Thành phố” – ông Vũ Hồng Khanh bất ngờ cho biết.
Trước thực tế này, Phó Chủ tịch Thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra về việc cung cấp thông tin và tính xác thực của các số liệu trên.
Ông Vũ Hồng Khanh cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra về việc cung cấp thông tin và tính xác thực của các số liệu nêu trên, đồng thời rà soát, xác định lại số liệu chính xác, đảm bảo nguyên tắc các thửa đất và các căn hộ phải có trên thực tế (căn hộ đã xây dựng xong, đã thanh lý hợp đồng và chủ đầu tư bàn giao cho người dân sử dụng), đã đủ điều kiện được xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; các trường hợp còn vướng mắc về thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước, vi phạm quy hoạch, tranh chấp khiếu kiện.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Hồng Khanh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thành phố trước ngày 31/7/2003.
Video đang HOT
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong số các địa phương còn tồn đọng nhiều, đứng đầu là Hà Nội với 168.000 thửa đất và hơn 500.000 căn hộ
Trước đó, như VnMedia đã đưa tin, tại Hội nghị bàn giải pháp hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận lần đầu trong năm 2013 tại 22 tỉnh, thành phố trọng điểm do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức chiều 25/3, ông Lê Văn Lịch, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đất đai cho biết, số lượng các trường hợp tồn đọng cần cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong năm 2013 ở 22 địa phương là 3,7 triệu giấy, với diện tích hơn 2 triệu ha, chiếm tới trên 70% khối lượng thực hiện của cả nước.
Cũng theo thông tin từ Hội nghị, trong số các địa phương còn tồn đọng nhiều, đứng đầu là Hà Nội với 168.000 thửa đất và hơn 500.000 căn hộ, tiếp đó là Nghệ An 335.000 thửa, TP HCM hơn 300.000 thửa và căn hộ, Gia Lai 218.000 thửa, Khánh Hòa 141.000 thửa, Quảng Ngãi 140.000 thửa, Đắck Nông 119.000 thửa, Hải Phòng hơn 104.000 thửa, Quảng Ninh 80.800 thửa.
Như vậy, kể từ khi thông tin đưa ra tại Hội nghị kể trên đến nay là gần 4 tháng, lãnh đạo Hà Nội mới có ý kiến và yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo và như vậy, chắc chắn các số liệu sẽ có sự thay đổi
Theo VnMedia
"Món quà" của Chủ tịch Thành phố Hà Nội tặng báo chí
Hà Nội đang xây dựng cơ chế người phát ngôn, không phải để quy định ai là người được phát ngôn và phát ngôn điều gì mà đây là cơ chế quy định bắt buộc đối với các cơ quan các cấp, các ngành của Thành phố phải kịp thời cung cấp các thông tin công khai, minh bạch cho báo chí....
Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo tại buổi gặp mặt
Ngày 18/6, nhân kỷ niệm 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt đại diện các cơ quan báo, đài Trung ương và Hà Nội.
Thay mặt lãnh đạo Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo đã gửi đến đại diện các cơ quan báo, đài và toàn thể những người làm báo trong cả nước lời chúc mừng tốt đẹp. Đánh giá cao vai trò vị trí của báo chí trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, Chủ tịch UBND Thành phố khẳng định, Thành phố luôn quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để báo chí phát triển, để các nhà báo phát huy khả năng sáng tạo.
Chủ tịch Thành phố cũng ghi nhận, với tinh thần xây dựng và vì sự phát triển của Thủ đô, các cơ quan báo chí đã kịp thời phát hiện, đóng góp nhiều ý kiến để Hà Nội khắc phục và giải quyết những tồn tại, hạn chế. Đó là những chiến dịch tuyên truyền để nâng cao chất lượng công tác quản lý đô thị, giải quyết nhà "siêu mỏng, siêu méo", những vướng mắc về cấp "sổ đỏ", hiệu quả của bộ phận "một cửa", chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố... và gần đây là những vấn đề bức xúc như quản lý rừng phòng hộ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...
"Thành phố luôn lắng nghe báo chí và chỉ đạo xử lý kịp thời những vấn đề báo chí nêu, nhanh chóng giải quyết bức xúc của nhân dân nhằm giảm dần bức xúc, tạo sự đồng thuận" - Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo nói.
Đặc biệt, tại buổi gặp mặt, đại diện một số cơ quan báo chí đã nói lên mong muốn về một "món quà" của Thành phố, đó sự cởi mở, sự chủ động cung cấp thông tin của các cấp lãnh đạo sở, ban, ngành của Thành phố đối với các cơ quan báo chí. Đáp lại, Chủ tịch Thành phố cho biết, Thành phố đang khẩn trương xây dựng cơ chế người phát ngôn.
" Cơ chế này xây dựng nên không phải là để quy định ai là người được phát ngôn và nội dung được phát ngôn là gì mà đây chính là cơ chế để ngoài những buổi giao ban hàng tuần ở Thành ủy, phải có những quy định bắt buộc đối với các cơ quan, các cấp, các ngành cung cấp kịp thời các thông tin công khai, minh bạch cho báo chí." - chủ tịch Nguyễn Thế Thảo giải thích rõ.
Chủ tịch Thành phố cũng cho biết, trước một sự việc, bao giờ Lãnh đạo Thành phố cũng yêu cầu các cơ quan liên quan của Thành phố cung cấp kịp thời, khách quan, rõ ràng sự việc để báo chí thông tin đến độc giả.
Con số chính thức (theo hộ khẩu) thì Hà Nội hiện có 7,3 triệu dân. Đây cũng là địa phương có sự góp mặt đông đủ nhất của các cơ quan báo chí. Thông tin về Thủ đô cũng luôn luôn được người dân cả nước đặc biệt quan tâm, theo dõi. Vì vậy, việc xây dựng quy chế người phát ngôn theo hướng mở như Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo nói thực sự là một thông tin đáng mừng, một "món quà" mà Chủ tịch Thành phố dành cho báo chí nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày cách mạng báo chí Việt Nam.
Theo vietbao
Hà Nội "gom" cây sưa đỏ về trồng tập trung Đối với những cây sưa có đường kính nhỏ trồng đơn lẻ sẽ được dịch chuyển về trồng tập trung tại các công viên. Những cây sưa có đường kính lớn trên 40cm sẽ phải có phương án bảo vệ... Những cây sưa đỏ có đường kính lớn hơn 40cm phải có phương án bảo vệ Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng...