Hà Nội xác định 4 trọng điểm, 12 điểm xung yếu công trình đê điều trước mùa mưa, lũ
Ngày 6/5, tại Hội nghị giao ban trực tuyến công tác tháng 4/2020 của UBND thành phố Hà Nội, liên quan đến phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm năm 2020, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chu Phú Mỹ cho biết, trên cơ sở báo cáo hiện trạng công trình đê điều trước lũ năm 2020, đã xác định 4 trọng điểm, 12 điểm xung yếu trên toàn địa bàn thành phố.
Trạm bơm Phù Sa ( thị xã Sơn Tây). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Cụ thể, 4 trọng điểm bao gồm: Đê, kè, cống Xuân Canh – Long Tửu, thuộc khu vực đê tả Đuống, huyện Đông Anh; công trình cống Liên Mạc, thuộc khu vực đê hữu Hồng, quận Bắc Từ Liêm; công trình cống Cẩm Đình, thuộc khu vực đê Vân Cốc, huyện Phúc Thọ; khu vực đê, kè, cống nằm trên địa bàn xã Tân Hưng, xã Bắc Phú thuộc khu vực đê hữu Cầu, huyện Sóc Sơn.
Các vị trí xung yếu như: Khu vực kè Khê Thượng, huyện Ba Vì; khu vực đê Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ; khu vực kè Liên Trì, huyện Đan Phượng; cụm công trình cống qua đê Yên Sở, quận Hoàng Mai; khu vực kè An Cảnh, huyện Thường Tín; cống trạm bơm Thụy Phú, huyện Phú Xuyên; khu vực đê kè Gia Thượng, Thanh Am, Tình Quang, đê hữu Đuống, quận Long Biên; khu vực thượng, hạ lưu cầu Đuống thuộc thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm…
Trước tình hình đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương liên quan tiếp tục kiểm tra chặt chẽ hiện trạng các khu vực xung yếu; khẩn trương rà soát các vật tư, trang thiết bị, nguồn lực… để chủ động phòng, chống thiên tai, lũ lụt trong mọi tình huống; đồng thời quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả Luật phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, thành phố.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản, nhất là các công trình trọng điểm phòng, chống thiên tai năm 2020; tiếp tục triển khai Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2020.
Các sở, ngành và chính quyền địa phương tăng cường truyền thông, phổ biến pháp luật về đê điều, thủy lợi, phòng, chống thiên tai; nội dung, chương trình, kế hoạch, đặc biệt là kỹ năng ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa, tình huống cháy nổ; tăng cường phổ biến kiến thức về các loại hình thiên tai, kinh nghiệm phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; vận động nhân dân chủ động chuẩn bị, sẵn sàng phòng, chống cho gia đình mình và tích cực tham gia cùng cộng đồng phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai.
Ngoài ra, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai; nâng cao năng lực ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai. Chế độ trực ban 24/24 giờ ở các cấp được duy trì nghiêm túc để theo dõi, tổng hợp và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Ấm tình quân dân giữa tâm dịch Covid-19: Những bữa ăn nặng tình
Tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô (xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, TP.Hà Nội), hơn 1.600 công dân đã và đang được cách ly tập trung.
"Nội bất xuất, ngoại bất nhập" là những gì mà hàng trăm công dân cùng 40 cán bộ, nhân viên y tế phục vụ đang phải thực hiện nghiêm ngặt ngay lúc này.
LTS: Trong cuộc chiến với "giặc Covid-19", sự đóng góp to lớn của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam là không thể phủ nhận: Từ nơi cửa khẩu, đường biên giữa rừng núi trùng điệp cho tới giữa thành thị phồn hoa, đều có thể thấy sự góp mặt của những người chiến sỹ quân đội nhân dân Việt Nam. Không quản ngại khó khăn gian khổ luôn ở trên tuyến đầu chống dịch, giúp đỡ người dân, đặc biệt phát huy hiệu quả trong việc thực hiện hỗ trợ cách ly với hàng vạn người...
Video đang HOT
Loạt bài "Ấm tình quân - dân giữa tâm dịch Covid-19" của NTNN/Dân Việt sẽ làm sáng rõ thêm hình ảnh tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ, những người luôn sát cánh cùng nhân dân cả nước vượt qua những thời điểm nguy nan, gian khó nhất...
"Vòng cách ly đặc biệt"
Trong sân của khu vực cách ly, vài nhóm thanh niên đeo khẩu trang đang thoải mái đá bóng, một số cô gái đá cầu, người lớn tuổi thư thái uống trà bên chiếc bàn ở mép sân. Ở phía xa, các em nhỏ ngồi ngắm những cây hoa trong khuôn viên... Khung cảnh bình yên như ở trong một khu nghỉ dưỡng...
Bộ đội đưa cơm vào "vòng cách cách ly" cho các công dân đang thực hiện cách ly tại Trường Quân sự, Bộ Tư lệnh Thủ đô. (Ảnh: Nhóm PV)
Theo chia sẻ của nữ đại úy Võ Thị Minh Tâm, được nhìn thấy mỗi công dân trong khu cách ly khỏe mạnh trở về với gia đình sau thời gian quy định, chị cũng như các chiến sĩ đồng đội khác có thêm động lực để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Một quả bóng bất chợt lăn đến, một chiến sĩ đá trở lại cho nhóm thanh niên. "Người cách ly được hướng dẫn tuyệt đối không ra khỏi ranh giới khu vực nên khi bóng họ đá ra khỏi khu vực đó, chúng tôi sẽ giúp đưa bóng trở lại" - Hoàng Duy Hào, chiến sĩ gác cổng khu cách ly giải thích.
Nơi cách ly tập trung ở Trường Quân sự được chia làm 3 vòng. Ngoài cùng là "vòng bảo vệ" gồm các chốt canh gác, ngăn cách với bên trong bằng hàng rào barie. Ở giữa là "vòng cách ly an toàn" - nơi làm việc của tổ hậu cần 40 người, nấu nướng chuẩn bị cơm nước. Cuối cùng, là "vòng đặc biệt - khu cách ly nguy hiểm" (vòng cách ly nguy hiểm).
"Vòng cách ly nguy hiểm" gồm 2 dãy nhà 5 tầng với 90 phòng ngủ và sinh hoạt chung. Tất cả người phục vụ trong này gồm bộ đội, y tế, nhân viên khử trùng... cùng hàng trăm công dân không được ra khỏi khu vực này - nơi được giới hạn bằng cổng sắt và một hàng rào dây thép gai.
Ở đây, mọi hoạt động ăn, nghỉ, vui chơi thể thao hoàn toàn diễn ra bình thường. Nếu không có những hàng rào và tấm biển nhỏ có dòng chữ "khu vực cách ly", chắc chẳng ai nhận ra hàng trăm con người trong đó đang thực hiện cách ly 14 ngày.
Theo quy định, những người này phải tuyệt đối ở trong khu vực cách ly nên việc ăn uống khi tới bữa đều được lực lượng quân đội nấu, chia suất sẵn đưa vào.
"Chúng tôi bắt đầu công việc chuẩn bị nấu ăn cho người cách ly và nhân viên phục vụ trong khu cách ly từ 3 giờ sáng. Nấu nướng xong, sau bữa ăn sáng, khoảng 6 giờ 30 chúng tôi lại tiếp tục chuẩn bị thực phẩm cho bữa trưa. Thực phẩm cho bữa tối cũng được chuẩn bị sau bữa trưa không lâu" - chị Huyền, một trong các đầu bếp chính chia sẻ.
Đại úy Võ Thị Minh Tâm kiểm tra các suất ăn trước khi chuyển đến người cách ly. (Ảnh: Nhóm PV)
Hoàng Duy Hào bày tỏ sự tự hào khi được thực hiện nhiệm vụ này. Cứ đến cuối tuần cậu lại được tạo điều kiện gọi điện về cho gia đình. "Bố mẹ lúc nào cũng động viên em, bố bảo "dịch cũng như giặc, phải tỉnh táo góp sức cùng đồng đội đánh thắng trận này. Vì sức khỏe của nhân dân không được lơ là..." - Hào chia sẻ.
Chị Huyền năm nay 32 tuổi, đã có 2 đứa con. Ngày chị bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, chồng chị dặn dò kỹ càng. Mỗi tối, sau khi xong việc, chị thường liên lạc với chồng qua Facebook để được nhìn thấy anh và các con. Họ thường trao đổi nhanh về công việc của chị, về việc học tập vui chơi của các con ở nhà, và những lời dặn dò yêu thương cho nhau...
"Cũng có lúc mệt mỏi, nhưng xác định đây là nhiệm vụ, vì nhân dân, vì đất nước nên chúng tôi đều cố hết sức" - chị Huyền tâm sự.
Là quản lý bếp ăn phục vụ cho hơn 700 người cách ly, đại úy Võ Thị Minh Tâm cũng đã nhiều ngày chưa về nhà. Chị ở lại trong "vòng cách ly an toàn" để sát cánh cùng các đồng đội, chiến sĩ nhà bếp.
Hàng ngày, chị lên thực đơn và kiểm tra các suất thức ăn của từng phòng, xem nhu cầu của từng người trước khi đồ ăn được đưa vào "khu cách ly đặc biệt".
Nói về những nhân viên trong tổ hậu cần của mình, nữ cán bộ Trường Quân sự bày tỏ sự cảm kích. "Con người mà, ai cũng có lúc này lúc kia. Nhưng như các anh thấy, vì nhân dân, vì nhiệm vụ quan trọng được giao phó, chúng tôi luôn luôn đảm bảo và chăm chút nhất từng suất ăn cho các công dân. Được đóng góp một phần nhỏ công sức vào việc phòng chống Covid - 19, chúng tôi ai cũng thấy tự hào" - chị Tâm vui vẻ.
Nữ đại úy đã có 2 con trai, cháu thứ 2 năm nay học lớp 4. Từ ngày chị nhận nhiệm vụ "đặc biệt", chồng và 2 con trai ở nhà vắng người phụ nữ trong gia đình. Vừa chia sẻ với chúng tôi, chị Tâm vừa mở điện thoại và khoe những tin nhắn đáng yêu mà cậu con trai thứ 2 gửi cho chị: "Con yêu mẹ... Mẹ nhanh về với con... con yêu mẹ".
Chị bảo, những lúc nhận được tin nhắn như thế, khóe mắt lại cay cay, và chị nhắn động viên con: "Mấy hôm nữa hết dịch mẹ về với cu nhé... Bảo bố mua thuốc nhỏ mắt đấy nhé!".
Hạnh phúc đơn giản của những "anh nuôi"
Tay thoăn thoắt buộc túi nước mắm, thiếu úy Nguyễn Đại Phú cùng 6 đồng đội đứng quanh hai chiếc bàn lớn, người rót nước mắm ra các túi nhỏ, người đứng buộc lại. Phú là 1 trong 30 chiến sĩ Tiểu đoàn Thông tin 610 lên tăng cường cho Trường Quân sự từ ngày 26/2.
Những suất cơm đảm bảo đủ dinh dưỡng, được chuẩn bị kỹ càng để đưa đến tay người dân đang bị cách ly. (Ảnh: Nhóm PV)
Ở đơn vị quen với việc lắp màn hình LED và đảm bảo thông tin trong toàn bộ hệ thống quân đội của TP.Hà Nội, nay những chàng trai tuổi mới 19 - 20 làm "anh nuôi" nên ban đầu khá lúng túng. Họ thức dậy từ 3-4 giờ sáng hàng ngày để chuẩn bị cơm nước, đồ ăn sáng cho công dân cách ly, 20 giờ mới được nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ trưa chỉ gần 2 giờ.
Tổ "anh nuôi" của Phú có 30 người, mỗi người một nhiệm vụ: Người nấu ăn, người nhặt rau, người phân chia thức ăn... và cả những người pha và chia nước mắm như Phú. Trung bình mỗi ngày Phú và đồng đội phải chuẩn bị khoảng 2.400 suất ăn cho các công dân.
Hơn 1 tháng phục vụ các công dân cách ly, chiến sĩ thông tin của Bộ Tư lệnh Thủ đô cho rằng đây là "nhiệm vụ bất đắc dĩ nhưng là sứ mệnh của người lính Cụ Hồ". Phú kể, những ngày đầu tiên, cậu cùng đồng đội leo hết hai tòa nhà 5 tầng và hơn 90 phòng để quét dọn, lau chùi... chuẩn bị đón hơn 700 người về cách ly (đợt 1). Những ngày tiếp theo, Phú có mặt cùng 39 thành viên khác trong tổ làm việc ở "vòng cách ly nguy hiểm".
Mỗi ngày, trong bộ đồ bảo hộ màu xanh, Phú cùng đồng đội quét dọn hàng lang, dọn rác, lấy cơm ngày 3 lần rồi gõ cửa từng phòng đưa cho các công dân. Đợi người dân cơm nước xong, "tổ anh nuôi" lại đi thu dọn và đem tiêu hủy đồ thừa, rác thải. Công việc kết thúc. Phú cùng đồng đội trở về phòng tập thể tháo mũ bảo hộ chùm đầu, gỡ khẩu trang... để ăn bữa cơm, ai nấy mồ hôi ướt đẫm chiếc áo quân nhân.
Hơn 14 ngày đầu tiên của chiến sĩ người Đan Phượng (Hà Nội) trôi qua đều như vậy, với chàng trai 22 tuổi, hình ảnh đọng lại mãi không là "những công dân thực hiện cách ly sống rất tình cảm".
Phú kể, nhiều khi thấy bộ đội quét dọn ở hành lang vất vả, có chị bảo "các chú bộ đội để chị em làm giúp nhé" - nghe xong Phú và đồng đội cảm thấy rất vui nhưng cũng chỉ mỉm cười đáp: "Các chị cứ ở trong phòng, yên tâm cách ly... Việc phục vụ, lau dọn, cơm nước cứ để bọn em lo".
Đối với những người lính thực hiện nhiệm vụ tại khu vực cách ly, mỗi ngày làm nhiệm vụ tại nơi đây là một ngày các anh có thêm nhiều kỷ niệm. Hoàng Duy Hào đang là chiến sĩ năm 2, nhiệm vụ hàng ngày là gác cổng khu cách ly, chuyển đồ ăn từ nhà bếp đến trước hàng rào của khu cách ly, sau đó sẽ có những người mặc đồ bảo hộ từ khu cách ly ra lấy các suất ăn.
Chiến sĩ 24 tuổi bày tỏ, mọi người thường nghĩ làm việc tại đây sẽ có phần nào nguy hiểm, tuy nhiên Hào khẳng định, mọi khâu, mọi hoạt động trong khu vực đều được đơn vị anh thực hiện các biện pháp bảo hộ, việc này nhằm đảo bảo sự an toàn tuyệt đối cho các công dân đang được cách ly cũng như giúp họ có được sự thoải mái nhất trong những ngày thực hiện cách ly.
Giáo viên hợp đồng Hà Nội vẫn mòn mỏi chờ đặc cách Thời hạn mà lãnh đạo TP Hà Nội đưa ra để hoàn thành việc xét đặc cách đối với giáo viên hợp đồng đủ điều kiện theo quy định của Bộ Nội vụ là quý I/2020. Chỉ còn vài ngày nữa là hết hạn, nhưng hàng ngàn giáo viên hợp đồng của Hà Nội vẫn chưa nhận được tín hiệu gì từ thành...