Hà Nội vừa trải qua đợt rét kỷ lục trong 50 năm
Sáng 24/4, nhiệt độ tại Hà Nội xuống 16,5 độ, là nhiệt độ thấp nhất sau ngày 20/4 ghi nhận được trong chuỗi số liệu quan trắc 50 năm qua tại Hà Nội, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.
Đợt rét vừa qua là kỷ lục 50 năm qua tại Hà Nội. Ảnh minh họa.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, trung bình nhiệt độ tháng 4 năm nay không ở mức quá thấp so với trung bình cùng thời kỳ các năm trước. Tuy nhiên, nếu chỉ tính giai đoạn cuối tháng 4 nhiệt độ ghi nhận vào sáng 24/4 là mức thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc 50 năm qua tại Hà Nội, tính từ năm 1971.
Trước đó, từ ngày 22-26/4, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió lên đến 5000 mét nên tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có mưa lớn, kéo dài kèm theo đó nền nhiệt giảm sâu với nhiệt độ thấp nhất 15-18 độ, vùng núi dưới 14 độ. Tại Thủ đô Hà Nội nhiệt độ xuống thấp nhất 16,5 độ vào sáng 24/4.
Video đang HOT
Đây được nhận định là đợt rét hiếm khi xảy ra bởi vào thời điểm cuối tháng 4, các đợt không khí lạnh thường gây mưa rào và dông kèm các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc, tố, sét, mưa đá. Tuy nhiên, thời điểm này ít khi xảy ra không khí lạnh có cường độ mạnh và gây rét sâu như đợt không khí lạnh vừa qua.
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, nguyên nhân của các hiện tượng thời tiết như mưa đá, tố lốc và đợt rét lịch sử kể trên có một phần do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan có nguy cơ xuất hiện ngày một nhiều hơn. Ngoài ra, đợt rét vừa qua còn do có tác động của nhiều tổ hợp thời tiết xấu ảnh hưởng, cùng lúc đó là khối không khí lạnh, hội tụ gió trên mực 5000m kết hợp với nhau gây ra.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, từ nay đến hết tháng 5 còn khoảng 2-3 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến nước ta, nhưng cường độ của các đợt này không mạnh như đợt ngày 22-23/4 vừa rồi. Vì thế, ít khả năng gây rét sâu ở Bắc Bộ.
Cơ quan dự báo khí tượng cũng lưu ý, các đợt không khí lạnh trong giai đoạn giao mùa, khi di chuyển xuống nước ta thường tranh chấp với khối không khí nóng ẩm, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như tố, lốc, mưa đá và gió giật mạnh.
NGUYỄN HOÀI
Miền Bắc sắp đón đợt rét băng giá đầu tiên
Dự báo, liên tiếp các đợt không khí lạnh (KKL) tăng cường tràn xuống nước ta từ ngày 4/12, có thể khiến nhiệt độ vùng núi cao xuống 0 độ C, gây băng giá, sương muối.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết, từ 1/12, một đợt gió mùa Đông Bắc mạnh đã tràn xuống, gây rét cho các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ, gây mưa cho các tỉnh Bắc và Trung Trung bộ. Dự báo, khoảng ngày 4/12 có thêm một đợt KKL tăng cường và những ngày sau đó, KKL liên tục được bổ sung.
Các đợt KKL liên tục cùng với trường gió Đông Bắc thổi mạnh khiến Bắc bộ và Bắc Trung bộ từ đêm 2/12 chuyển sang trạng thái ít mây, sau đó quang mây. Hình thái thời tiết điển hình là trời ít mây, ngày nắng khô, đêm rét sâu, ở miền Trung - khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi sẽ có mưa rào và dông.
Đặc biệt, sau 4/12, khi có KKL bổ sung, nền nhiệt đêm các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ giảm rất sâu. Ở khu vực đồng bằng, nhiệt độ có thể xuống dưới 13 độ C, vùng núi xuống dưới 10 độ C, những nơi núi cao có thể xuống dưới 3 độ C, thậm chí xấp xỉ 0 độ C. Các tỉnh vùng núi cần đề phòng hiện tượng băng giá, sương muối có thể xảy ra vào đêm và sáng sớm.
"Băng giá, sương muối là một trong những loại hình thời tiết cực đoan ảnh hưởng tới cây trồng và vật nuôi. Ngoài ra, gió mạnh trên biển kéo dài cũng là hình thế thời tiết cực đoan ảnh hưởng tới hoạt động của tàu thuyền trên các khu vực biển", ông Hưởng nói.
Theo ông, không giống các đợt KKL đầu mùa thường mang theo mưa, KKL đầu tháng 12 thường ít có khả năng gây mưa cho Bắc bộ. Vì thế, trong những ngày tới, cả Bắc bộ và Bắc Trung bộ đều ở tình trạng không mưa, thậm chí rất khô hanh do độ ẩm không khí thấp.
Trái ngược thời tiết miền Bắc, Bắc Trung bộ, KKL mang theo gió Đông Bắc, gây ra hiệu ứng phơn, khi kết hợp với địa hình dãy Trường Sơn sẽ gây mưa cho các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung bộ.
Theo TPO
Vì sao TP.HCM mưa đá giữa ngày nắng nóng? Chiều 25/4, giữa oi nóng, người dân quận 12, TP.HCM, bất ngờ phát hiện có mưa đá. Chuyên gia thời tiết Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, lý giải đây là hiện tượng thời tiết bất thường. Tuy nhiên, việc này từng xảy ra nhiều lần tại Nam Bộ và sẽ còn...