Hà Nội vào cuộc xử lý hàng rong chặt chém du khách
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội vừa đề nghị công an, UBND quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa vào cuộc xử lý nghiêm người bán hàng rong chèo kéo, chặt chém khách tại các điểm du lịch.
Ngay sau khi VnExpress.net phản ánh tình trạng khách du lịch quốc tế bị những người bán hàng rong chèo kéo, đeo bám, chụp giật, lừa đảo, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội Mai Tiến Dũng đã đề nghị công an thành phố, lãnh đạo các quận có điểm du lịch như Hồ Gươm, Văn Miếu, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm những người vi phạm trật tự công cộng, nhất là đội ngũ bán hàng rong tại các điểm du lịch.
Người bán hàng rong cố đặt đôi quang gánh lên vai vị du khách để vòi tiền. Ảnh: PV.
Đồng thời, các ngành có hướng đề xuất các cấp có thẩm quyền ban hành quy định nâng mức xử phạt với các hành vi bán hàng rong, đeo bám, hán hàng lừa đảo đối với khách du lịch.
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, những người bán hàng rong lừa đảo du khách ngay giữa trung tâm thành phố đã làm xấu đi hình ảnh văn hóa thanh lịch của người Hà Nội và ảnh hưởng môi trường du lịch của thủ đô trong con mắt của bạn bè quốc tế.
Năm 2008, Hà Nội đã quy định cấm bán hàng rong trên 62 tuyến phố và thực thi khá hiệu quả trên nhiều tuyến phố trung tâm. Tuy nhiên, sau nhiều năm buông lỏng quản lý, nạn hàng rong chặt chém du khách hiện đã bùng phát trở lại, đang gây nhiều bức xúc trong người dân thủ đô và du khách quốc tế.
Theo VNExpress
Video đang HOT
"Tập đoàn lừa đảo" công khai "móc túi" NTD trên cầu Thăng Long
"Cầu Thăng Long thì nổi tiếng rồi, 1 kg hoa quả "ăn đứt" tới 3 lạng", chị Thu Hà (Cầu Diễn, Hà Nội), một dân buôn thứ thiệt tại thủ đô Hà Nội nhận xét.
Hàng ngày, ngay trên cầu Thăng Long (phía Đông Anh, Hà Nội), đầy rẫy các gánh hàng rong "tập kích" tại đây, bất chấp lệnh cấm của Ban quản lý cầu. Điều đáng nói là những người bán hàng trên cây cầu này nổi tiếng với kiểu "cân điêu", "mua gian, bán lận".
Bắt mắt với tấm biển quảng cáo, 15.000 đồng/kg mận tím, anh Nguyễn Văn Trường (Đê La Thành, Hà Nội) vội tấp xe vào bên đường, háo hức mua cân hoa quả. Nhanh tay chọn 3kg và rút tiền trả tổng cộng mất 45.000 đồng.
Chiếc biển rao bán "mận: 15.000 đ" gây ấn tượng với nhiều khách qua đường.
Tuy nhiên, khi về nhà, bỏ lên cân xem lại, anh Trường mới ngỡ ngàng thấy kim chỉ gần 2kg, tức là "mất tiêu" xấp xỉ 1kg. Đồng nghĩa với việc mỗi kg mận anh mua bị người bán "ăn gian" mất 2,5 - 3 lạng.
"Mận to ngoài chợ có giá hơn 30.000 đồng/kg, mận này nhỏ xíu, lại bị cân thiếu, tính ra cũng hơn 20.000 đồng/kg. Tôi cứ ngỡ mình mua được hoa quả rẻ. Ai ngờ...", anh Trường ấm ức.
Theo lời kể của anh Trường thì lần nào đi qua đoạn đường này, anh cũng thấy cả một dãy dài lần lượt đứng bán ngay trên cầu, phía sân bay Nội Bài đi vào thủ đô Hà Nội. Cứ cách khoảng 1m lại có một xe đẩy bán hàng rong.
Dưới chân cầu Thăng Long và ngay trên mặt cầu đi từ phía Đông Anh vào Hà Nội, cứ cách khoảng 1m lại có một xe đẩy bán hàng rong.
Đồ nghề của họ thô sơ, chỉ bao gồm vài tấm xốp, chiếc xe đạp cà tàng hoặc sang lắm là một chiếc xe máy dễ dàng di động đi khắp nơi.
"Tôi nghĩ họ ngang nhiên cân điêu bán thiếu như thế trên cầu Thăng Long vì phần lớn hành khách đều đi đường dài, khu vực gần nhất đó cũng cách khoảng 5 - 6 km. Mấy ai nghĩ sẽ quay lại hàng chục km để đòi công bằng cho mấy cân mận cả!', anh Trường nhận xét.
Rất nhiều người đồng cảnh ngộ như anh Trường. Theo quan sát của phóng viên, vào lúc chập choạng tối, nhiều người bao gồm cả trai, cả gái đã đổ xô đến các xe hàng này "mua lấy, mua để".
Giá bán hoa quả tại đây có rẻ hơn so với ngoài thị trường, mận tím tầm 10.000 - 15.000 đồng/kg, cóc 8.000 đồng/kg,.... Tuy nhiên, cân nặng thực tế 1kg hoa quả chỉ được trên dưới 7 lạng.
Nhiều người tiêu dùng ham rẻ dừng xe mua hoa quả tại đường dẫn lên cầu Thăng Long.
Chị Thu Hà, một người bán buôn ở Cầu Diễn, Hà Nội cho biết: Cầu Thăng Long nổi tiếng về bán "điêu" đã nhiều năm nay. Các xe tải hoa quả đứng cố định một chỗ còn đỡ chứ xe hàng rong "di động" hay các mẹt bên lề đường thì thả sức chặt chém.
"Bình thường, dân kinh doanh ở chợ đầu mối cầu Diễn chỉ dám "ăn bớt" chút ít, 1kg bán 9 lạng là chuyện không hiếm nhưng 1kg hoa quả "ăn đứt" tới 3 lạng" thì thật là dã man", chị Thu Hà thừa nhận.
Chưa kể tới việc các gánh hàng rong có mặt trên cầu Thăng Long gây mất mỹ quan đường phố, cản trở giao thông đi lại. Cùng với việc mặt đường gồ ghề, xấu xí, đang dần xuống cấp, cộng thêm những "vật cản" bon chen của các gánh hàng rong, dễ hiểu là tại sao các vụ tai nạn tại cây cầu này ngày càng gia tăng.
1kg mận mua tại cầu Thăng Long về, khi cân lại, người tiêu dùng mới ngỡ ngàng: thực tế chỉ có 7 lạng.
Thiết nghĩ các cơ quan chức năng quản lý nên vào cuộc để xử lý triệt để những vi phạm này, để người tiêu dùng không còn bị "lừa đảo" một cách nặng nề và uất ức như vậy!
Theo GDVN
Sau 2 năm bị cấm, xe ba gác vẫn bon trên đường TP.HCM Nghị quyết 32 của Chính phủ cấm xe 3-4 bánh thô sơ, tự chế lưu thông trên toàn quốc từ ngày 1/1/2010. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai, việc lưu hành xe tự chế vẫn là điều nhức nhối. Chỉ biết sống bằng nghề "ba gác" Một số tuyến đường thuộc quận nội thành như quận 1, 3, 5... thường xuất...